NGHIỆP
Ý nghĩa của nghiệp.
Đức Phật giảng dạy về luật nhân quả như thế nào?
Đại cương về nghiệp
Bốn tính chất của nghiệp:
- Nghiệp chắc chắn hiện hữu.
- Sự tăng trưởng của nghiệp.
- Hành động (nhân) chưa hoàn tất thì không mang đến hậu quả.
- Những hạt giống của nghiệp không bao giờ mất đi hiệu lực.
Kết quả của sự suy nghiệm về bốn tính chất của nghiệp:
- Nên hành thiện và tránh làm điều xấu ác.
- Những việc thiện nhỏ cũng nên làm và những điều xấu dù nhỏ cũng nên tránh.
- Khi người ta ao ước một niềm hạnh phúc nào, thì sẽ có động lực làm việc thiện gì có thể là nhân đưa đến hạnh phúc đó.
- Khi người ta không muốn sự đau khổ nào, thì sẽ cố gắng tránh làm điều ác nào có thể là nhân đưa đến sự đau khổ đó.
Mười nghiệp bất thiện của Thân, Ngữ, Ý:
Ba nghiệp về Thân:
1) Giết hại; 2) Trộm cắp; 3) Tà dâm
Bốn nghiệp về Ngữ:
1) Nói dối; 2) Nói lời vu khống; 3) Nói nặng lời; 4) Nói chuyện phù phiếm
Ba nghiệp của Ý:
1) Lòng tham; 2) Ác tâm; 3) Tà kiến
Tầm quan trọng của mười ác nghiệp được quyết định bởi sáu điều kiện sau:
- Tính chất của hành động (nhân)
- Đối tượng của nghiệp
- Tâm ý lúc tạo nghiệp
- Chủ ý lúc tạo nghiệp
- Có thường tạo nghiệp hay không
- Những lực đối kháng của nghiệp
Ba hậu quả của ác nghiệp:
- Nghiệp đã chín
- Quả tương đương với nhân
- Tạo thói quen tương đương với nhân
Nghiệp đẩy và nghiệp hoàn tất.
Ghi chú: Xin hồi hướng công đức đến sự toàn giác của tất cả chúng sinh. Mọi sai sót là lỗi của người dịch.
Quan Âm Thiền Phật Học Viện,
Lozang Ngodrub, Lozang Pema dịch và hiệu đính tại Brisbane, Queensland.
Tài liệu phân phát nhân dịp Geshe Ngawang Gedun thuyết pháp về đề tài trên tại Chùa Linh Sơn, 89 Rowe Terrace, Darra Queensland, vào ngày 5 tháng 5 năm 2007.