1. Phật pháp
Hãy không làm bất cứ cái tác hại
Hãy hoàn thành tuyệt hảo cái lợi ích
Hãy giữ gìn trọn vẹn tâm của bạn
Đó là giáo pháp Phật đã giảng dạy.
— Phật Sakyamuni. (*)
Hai mươi lăm thế kỉ trước đây, xuyên qua kinh nghiệm của thiền định, Phật Sakyamuni đã thâm nhập bản chất căn bản của tâm. Bằng thiền quán trực tiếp, Ngài đã thật chứng bản chất thâm sâu của tâm và bằng vào phương tiện đó ngài đạt giác ngộ. Đây là kinh nghiệm tối thắng của Ngài. Khám phá ra thực tại của cái chúng ta là, Ngài đã diễn tả giáo pháp của Ngài và đã đề nghị một con đường cho những người khác có được lối đi tới kinh nghiệm Ngài đã thật chứng. Giáo pháp này được gọi là Phật pháp, giáo pháp của Đức Phật.
Phật pháp là trí tuệ thực nghiệm dạy chúng ta nhận định được bản chất căn bản của chúng ta và giải thoát chúng ta khỏi sự sa đọa thành nạn nhân đối với những huyễn tượng, những đam mê, và những tâm niệm. Sự nhận biết sáng tỏ này ban tặng hạnh phúc chân thật trong suốt cuộc sống này, vào thời điểm chết, và trong những đời sống tương lai cho tới khi giác ngộ tâm linh tối hậu – đó là trạng thái của Phật quả. Trí tuệ này phát triển trí tuệ bát nhã và đại bi phổ quát (= mọi thời , mọi nơi).
Phật pháp quan tâm đến bản chất tự nội sâu thẳm nhất của chúng ta, được gọi là khoa học nội minh. Đây là tên truyền thống của cái mà ở phương Tây người ta gọi là Phật giáo. Từ ngữ Tây tạng được chuyển ngữ trong những ngôn ngữ Tây phương thành ‘Phật giáo’ là nangpa sangyepai cho. Hai thuật ngữ cuối đi chung với nhau có nghĩa là Phật pháp, hoặc Pháp của sự tỉnh giác. ‘Pháp’ trong ngữ cảnh này ý nói đến ‘giáo pháp’, và chữ ‘Phật’ nói đến nguồn gốc của những giáo pháp này – Đức Phật lịch sử – và cũng là sự thật chứng tâm linh ngài chứng đạt, hoặc là Phật quả – trạng thái Phật. Nangpa ý nói ‘nội tâm’ và nhấn mạnh cái dữ kiện rằng là những giáo pháp này quan tâm không quá nhiều đến cái thân vật lí và thế giới bên ngoài như bằng quan tâm với cái tâm đang an trú ở đó, bởi vì mục đích chính của giáo pháp là cung cấp tịch lạc tâm ý, trạng thái an vui mạnh giỏi, và giải thoát. Thế nên Phật pháp là khoa học hướng nội, hoặc khoa học của cái bên trong, được hiểu là khoa học của tâm.
Sự Truyền Thừa của Ngữ và Tâm
Tất cả những lời của Phật đã được ghi lại trong chữ viết và đã được giữ gìn trong truyền thống Tây tạng trong một bộ sưu tập gồm 108 đại tập được gọi là KANGYUR, nó có nghĩa là “bản dịch của những lời của Phật”. Kangyur có chứa những văn bản được gọi là kinh (sutras) chúng là nền tảng của hai mức độ đầu của giáo pháp, Tiểu Thừa (Hinayana) và Đại Thừa (Mahayana). Kangyur cũng chứa các văn bản được gọi là tantras (Mật điển), chúng là căn bản của mức độ thứ ba của giáo pháp, Kim cương thừa (Vajrayana).
Cộng thêm vào Kangyur vốn tạo thành kinh tạng căn bản (basic canon) của truyền thống, là [Tengyur] tất cả những luận giải kinh điển (commentaries) và những luận giải chuyên đề (treatises) mà những trí giả tiên phong về tuệ và giáo (leading sages), những học giả (scholars), những thành tựu giả (adept; Skt. siddha) một cách kế tiếp đã biên tập kết hợp để làm sáng tỏ những giáo pháp của Phật. Bộ sưu tập này được gọi là TENGYUR, nó có nghĩa là ‘bản dịch của tất cả những luận giải’. Bộ sưu tập toàn bộ này lúc khởi đầu có chứa 240 bộ sách (volumes), nhưng ngày nay chúng chỉ còn lại 215. Cộng thêm vào Kangyur và Tengyur, có hàng ngàn bộ sách của các luận giải viết bởi những học giả và thành tựu giả Tây Tạng. Bộ sưu tập này được biết đến trong cái tên là SUNGBUM.
Tất cả những giáo pháp của Phật dâng hiến một con đường của tỉnh thức, của giải thoát xa lìa những huyễn tượng của vô minh và những phiền não (phiền động não loạn) mà những huyễn tượng này tạo ra do dẫn dắt khuyến dụ. Những giáo pháp này là những thuốc giải cho ba chất độc tâm ý căn bản của tham đắm, sân hận và vô minh, và tất cả những cảm xúc đang tạo ái luyến [=yêu thương vướng mắc: resulting afflictive emotions|| affliations || nó khác với đại bi –yêu thương tự nhiên không vướng mắc: compassion]. Trong nhiều những nhóm phụ và và những kết hợp của chúng, ba chất độc căn bản này có thể tạo thành tới 84000 loại của những phiền não tâm ý.
Giáo pháp của các bản kinh được thành lập bởi ba bộ sưu tập: luật (vinaya), hoặc là bộ sưu tập về giới luật; kinh (sutra), hoặc là bộ sưu tập về những ngữ giáo; và luận về thắng pháp (abhidharma), hoặc là bộ sưu tập về thật tại. Ba bộ sưu tập này được xem xét như những thuốc giải được áp dụng cho từng mỗi chất độc của ba chất độc tâm ý căn bản.
Luật, nó làm cho hiểu được một cách trong sáng tinh thần của giới luật(= khuôn phép) và những quy định của giới luật, là thuốc giải cho 21000 loại của tham đắm (desire). Bộ sưu tập về kinh là một tường thuật ghi chép của những giáo pháp đã được Phật Sakyamuni giảng ở những nơi và những hoàn cảnh khác nhau. Nó là thuốc giải 21000 loại của căm giận, thù ghét (hatred). Luận về thắng pháp (A tì đạt ma; Abhidharma) là một sự giải thích của bản chất của thật tại (reality), hiện hữu (existence; tồn tại), thế giới và những cá thể (individuals); nó hoá giải được 21000 loại của vô minh (ignorance). Những giáo pháp Tantra (tantra= ‘tương tục’) lập thành Kim cương thừa (Vajrayana) và được xem xét như thuốc giải cho 21000 loại của những kết hợp của ba chất độc tâm ý.
Thật sẽ là khó khăn để học tất cả những giáo pháp này một cách đầy đủ, nhưng những vị lạt ma có truyền thừa đã truyền giao chúng ta bản chất căn bản của những giáo pháp trong một hình tướng có thể hiểu được một cách dễ dàng của những chỉ dạy bằng lời trực tiếp. Tất cả những giáo pháp của Phật đã được truyền giao trong chữ viết xuyên qua những bản văn này, nhưng cũng trong tâm xuyên qua sự thật chứng của những lạt ma có truyền thừa cho tới ngày nay bởi một sự truyền thừa không gián đoạn từ đạo sư tới đệ tử. Trong dòng truyền thừa Kagyu (truyền thống thực hành thiền quán – ‘the tradition of practice’) một mình thôi (alone), đã có một đại hải của những thành tựu giả trải nhiều thế kỉ, một số lượng rất lớn của những hữu tình đã đi đến sự tỉnh giác tối thượng (tối thượng giác). Ngay cả ngày hôm nay, có những vị đạo sư đã đạt được thật chứng toàn hảo của những giáo pháp này. Những phương diện muôn vàn khác nhau của sự truyền thừa và thành tựu của họ vẫn còn được giữ gìn nguyên vẹn cho đến hiện nay; những giáo pháp của họ bằng cách đó có thể đi đến chúng ta trong sự toàn thể của chúng, trong lí thuyết cũng như trong thực hành. Điều đó còn tuỳ thuộc vào chúng ta có trí tuệ (intelligence), can đảm, và năng lực để thực hành những chỉ dạy của những đạo sư này.
2. Tâm là gì?
Chỉ thật chứng nghĩa lí của tâm
Bao gồm tất cả nhận biết sáng tỏ;
Trong khi đó nhận biết sáng tỏ mỗi sự sự vật vật
Mà không thật chứng nghĩa lí của tâm
Đó là cái tệ hại đệ nhất (vô minh).
Jamgon Kongtrul Lodro Thaye.
Bản tóm tắt của những điểm bản chất căn bản.
(The Outline of Essential Points)
Mặc dầu chúng ta tất cả đều có cảm thức có một cái tâm và có sự đang hiện hữu, những nhận biết sáng tỏ của chúng ta về tâm của chúng ta và chúng ta hiện hữu như thế nào thì nói chung đều mơ hồ và bị nhầm lẫn. Chúng ta đúng khi nói, ‘Tôi có một tâm hoặc tâm thức’, ‘Tôi là’, ‘Tôi hiện hữu’; Chúng ta đồng nhất chúng ta với một ‘tôi’ (a ‘me’, khách thể), một ‘Tôi’ (an ‘I’ chủ thể) mà chúng ta gán cho chúng những tính đức (=phẩm tính). Nhưng chúng ta chẳng nhận biết sáng tỏ bản chất của tâm này, cũng chẳng bản chất của ‘tôi’ này (this ‘me’ | ‘tôi’ khách thể). Chúng ta không nhận biết sáng tỏ chúng gồm có những gì, chúng vận hành như thế nào, hoặc chúng ta thật sự là ai hoặc là gì.
Sự nghịch thường căn bản (The fundamental paradox)
Trong tiến trình tìm kiếm để thấy tâm của chúng ta, một cách khởi đầu điều quan trọng nhất là sẽ thật chứng bản chất của tâm bằng tra vấn, ở mức sâu thẳm nhất, chúng ta thật sự là gì. Những người đó thật sự khảo sát tâm của họ và xem xét nó là gì, nói một cách cực đoan là những người hiếm có, và đối với những người đó, công cuộc tìm kiếm chứng tỏ khó khăn. Trong khi chúng ta tìm kiếm và quan sát cái mà tâm của chúng ta là, chúng ta vẫn thường không thật sự càng lúc càng gần tâm hơn (we do not actually close in on it); chúng ta không thật sự đi tới được một sự hiểu biết sáng tỏ của tâm.
Một toàn cảnh khách quan khoa học, không nghi ngờ, có thể dâng hiến nhiều trả lời hướng tới một định nghĩa của tâm. Nhưng đó không là loại trí tuệ chúng ta đang nói đến ở đây. Vấn đề căn bản đưa ra là rằng đó là tâm chẳng có thể nhận biết sáng tỏ chính nó, bởi vì kẻ tìm kiếm, chủ thể, là tâm chính nó, và đối tượng (khách thể) nó muốn khảo sát cũng là tâm. Có một điều nghịch thường ở đây: tôi có thể đi tìm chính tôi mỗi nơi, tìm kiếm trên khắp thế giới, mà chẳng bao giờ tìm thấy được chính tôi, bởi vì tôi là cái mà tôi tìm kiếm.
Vấn đề thì giống như khi cố gắng nhìn thấy mặt của chính chúng ta: hai mắt của chúng ta đều rất gần gũi với mặt, nhưng hai mắt không thể nhìn thấy mặt nhiều hơn một chút nào so với hai mắt khi nhìn chính hai mắt. Chúng ta chẵng chợt nhiên nhận biết sáng tỏ chính tâm của chúng ta một cách dễ thấy bởi vì nó quá gần gũi. Một tục ngữ về Pháp nói, ‘Con mắt không thể nhìn thấy chính con ngươi của nó’. Cũng giống thế, chính tâm của chúng ta không có khả năng để thấy chính nó; nó thì gần gũi như thế, thân mật như thế, rằng chúng ta chẳng thể phân biệt nhận biết sáng tỏ nó.
Chúng ta cần biết thay đổi nhanh chóng toàn cảnh khách quan như thế nào. Để thấy mặt của chúng ta, chúng ta sử dụng một gương. Để nghiên cứu chính tâm của chúng ta, chúng ta cần một phương pháp nó có chức năng giống như một gương, để làm chúng ta có thể thật chứng thật tại tâm.( In order to study our own mind, we need a method that functions like a mirror, to allow us to recognize mind) (recognize: realize or accept the reality of). Phương pháp này là Pháp được truyền thừa tới chúng ta bởi một vị thầy tâm linh.
Chính là trong sự quan liên đến giáo pháp và thiện tri thức này hoặc vị thầy tâm linh mà tâm sẽ có khả năng thức tỉnh tiến dần tới bản chất thật của nó và cuối cùng vượt trên cái nghịch lí khởi đầu bằng thật chứng một cách thế khác của trí tuệ. Sự khám phá này được thành tựu bằng vài loại thực tập khác nhau được nhận biết sáng tỏ trong trạng thái thiền định (This discovery is effected by various practices known as meditation || as meditation=in the state of meditation)
Trong Cuộc Tìm Kiếm Của Tâm
Tâm là một sự vật lạ lùng. Những người Á châu có truyền thống đặt vị trí nó ở trung tâm của thân thể, ở mức ngang với trái tim. Những người Tây phương đều hiểu tâm được định vị ở trong đầu hoặc não. Mặc dầu những quan điểm khác biệt được biện giải, những phác họa chỉ định này thì không thích hợp (Although different viewpoints are justified, these designations are inadequate). Nói một cách căn bản, tâm ở trong tim không còn thật hơn là nó ở trong não (Basically, mind is no more in the heart than it is in the brain). Tâm có mặt trong thân thể, nhưng đó chỉ là một huyễn tượng rằng tâm có thể được định vị trí ở trong nơi này hoặc nơi kia. Một cách bản chất căn bản, chúng ta không thể nói rằng tâm được tìm thấy trong trạng thái một nơi chốn đặc biệt nào trong người hoặc bất cứ nơi nào cả.
Sự tìm kiếm tâm thì không dễ bởi vì, có thêm cái nghịch thường bởi nó chủ thể nhận biết không thể nhận biết chính nó, bản chất căn bản của tâm là không thể miêu tả được. Nó không có hình tướng, không màu sắc, cũng chẳng có bất cứ một đặc hữu khác có thể đưa chúng ta kết luận được: Đó là cái tâm là. (That’s what it is)
Thêm vào đó chúng ta có thể phát triển một trải nghiệm của bản chất của tâm của chúng ta bằng cách hỏi chính chúng ta về cái gì đang làm công cuộc quan sát: người quan sát, người nhận biết, chủ thể đang trải nghiệm những tâm niệm và những cảm thọ khác nhau. Ở nơi nào một cách chính xác nó có thể được tìm thấy? Nó là gì? Nó là một vấn đề của sự quan sát chính tâm của chúng ta: Nó ở đâu? Tôi là ai? Tôi là gì? Thân và tâm giống nhau hay khác nhau? Những trải nghiệm của tôi diễn ra bên trong hoặc bên ngoài tâm của tôi? Tâm và những tâm niệm của nó thì khác biệt hoặc chúng là một và như nhau? Nếu đúng thế, như thế nào? Nếu không, như thế nào? Sự tìm kiếm này được thực hiện trong thiền định, trong sự liên kết chặt chẽ với một người hướng dẫn có đủ tiêu chuẩn, người có thể nói cho chúng ta biết cái gì thì đúng và cái gì là nhầm lẫn. Tiến trình có thể cần vài tháng hoặc ngay cả đến vài năm.
Khi mà công cuộc tìm kiếm này đi sâu thêm, vị thầy tâm linh chỉ dạy chúng ta cách tiến nhanh và vững đối với trải nghiệm của bản chất hiện hoạt của tâm. Để hiểu được và thật chứng thì thật là khó vì tâm chẳng có thể được tóm bắt xuyên qua các ý niệm hoặc các biểu tượng miêu tả. Nghiên cứu chính yếu của tâm chẳng thể được làm xuyên qua lí thuyết; chúng ta cần trải nghiệm thực tế của thiền định, quan sát tâm thêm nữa và thêm nữa, để thâm nhập bản chất thực của tâm.
Trong thực hành thiền định, có một tiếp cận hai lần: chúng ta có thể nói một tiếp cận là phân tích (quán tuệ) và một tiếp cận khác là trầm tư (quán chỉ). Cái thứ nhất thì được lập bởi những câu hỏi giống như những câu chúng ta hỏi trước đây. Nếu chúng ta thực hiện loại tìm kiếm này một cách cương quyết, trong khi được hướng dẫn một cách thành thạo, một sự hiểu biết sáng tỏ chắc chắn sẽ phát triển.
Trong cách tiếp cận thứ nhì, tâm thường trú một cách dễ thấy trong chính tính viên minh quang chiếu của nó, không có cưỡng bách hoặc loay hoay xoay sở. Thực hành này vượt trên những hình tướng trước đây của phân tích, bằng cách làm chúng ta rời khỏi lĩnh vực của khái niệm và khai mở chúng ta tới một trải nghiệm tức thời. Vào lúc kết thúc của những thiền định này, chúng ta khám phá tâm có bản chất căn bản là tính không. Đó là, tâm thì hoàn toàn rỗng thông thiếu vắng tất cả những tính quyết định và những đặc hữu tỉ dụ như hình tượng, màu sắc hoặc phương diện, và bản chất của nó thì vượt ngoài những biểu tượng miêu tả, những khái niệm, những tên gọi, và những hình tượng. Để cố gắng gợi hình ảnh cho tâm về sự thật chứng của tính không, chúng ta có thể so sánh tính không với trạng thái phi quyết định tính của hư không: tâm thì rỗng thông như hư không [tâm thì chân không diệu viên như hư không]. Nhưng đây chỉ là một khái niệm tâm ý (image=mental concept), và, như chúng ta sẽ thấy, tâm không chỉ chân không mà còn diệu viên.
Một cách tạm thời, tôi muốn nhấn mạnh trí tuệ của tâm, cũng như những thành quả của những trí tuệ như thế, quan trọng như thế nào. Tâm là cái chúng ta là. Tâm là cái đang trải nghiệm hạnh phúc và đau thương. Tâm là cái đang trải nghiệm những tâm niệm và những cảm thọ khác nhau; tâm là cái là chủ thể tới những cảm xúc vui thích, thú vị hoặc không vui thích, không thú vị, cái đang trải nghiệm tham, sân, và các thứ.
Một sự nhận biết sáng tỏ của bản chất của tâm là tiến trình giải thoát bởi vì nó làm chúng ta chẳng còn can dự vào những huyễn tượng và hiệu quả là thoát khỏi những nguồn gốc của đau thương, sợ hãi, và những khó khăn trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
Hãy lấy một tỉ dụ. Nếu chúng ta có một huyễn tượng rằng một kẻ hay gây tổn hại là một kẻ trợ giúp, thì kẻ này có thể lường gạt chúng ta, lợi dụng chúng ta, và gây ra tổn hại cho chúng ta. Nhưng ngay khi chúng ta nhận định ra kẻ này tác hại, chúng ta sẽ không bị lừa dối; trong tiến trình lột mặt nạ kẻ này, chúng ta có thể tránh sa xuống thành nạn nhân do những hành động độc ác bất lương của kẻ này. Kẻ tạo tác hại ở đây là cái biết sai (= vô minh) của cái chúng ta thật sự là, hoặc, một cách chính xác hơn, huyễn tượng của một bản ngã kiêu ngạo, của một bản ngã. Trí tuệ lột mặt nạ bản ngã này là sự nhận biết sáng tỏ của bản chất của tâm; nó giải thoát chúng ta thoát khỏi những huyễn tượng và tiến trình lệ thuộc nhân duyên đầy đau đớn (= tiến trình xấp ngửa theo đời). Sự hiểu biết sáng tỏ này của tâm là nền tảng của Phật pháp và tất cả những giáo pháp của Phật pháp.
3. Viên giác và Huyễn tượng là hai trạng thái của một tâm.
Chừng nào tâm chưa được thật chứng, bánh xe của hữu – của sinh tử – vẫn quay.
Khi tâm được nhận biết sáng tỏ, trạng thái của Phật chẳng là gì khác hơn tâm đó.
Chẳng có cái gì có thể được miêu tả ở trong trạng thái hoặc hiện hữu hoặc không hiện hữu .
Nguyện bản chất của thật tại, bản chất thật của Phật tâm, được thật chứng.
–[The Third Karmapa, Đại Thủ Ấn: Đại Lạc và Tự Do.]
Viên Giác và Huyễn Tượng
Tâm có hai dung mạo, hai vấn đề dung mạo, chúng là hai phương diện của một thật tại. Hai phương diện này là viên giác (=giác ngộ) và huyễn tượng.
Viên giác là trạng thái của tâm thanh tịnh. Nó là sự nhận biết sáng tỏ không có tính nhị nguyên đối đãi và được gọi là trí tuệ bản nguyên, bản trí. Những trải nghiệm của nó là có thật; đó là chúng không có huyễn tượng. Tâm thanh tịnh thì tự do và có nhiều tính đức từ vô thủy.
Huyễn tượng là trạng thái của tâm không thanh tịnh. Cách thế trí tuệ của nó là có tính lưỡng biệt quan trọng hoặc là nhị nguyên đối đãi, tính phân hai; nó là ‘tâm thức bị điều kiện hoá’, tâm thức bị lệ thuộc nhân duyên. Những trải nghiệm của nó đều bị nhơ nhuốm bởi những huyễn tượng. Tâm không thanh tịnh thì bị lệ thuộc nhân duyên và từ vô thủy đem đến quá nhiều đau thương.
Những hữu tình loại bình thường đều trải nghiệm trạng thái này của cái tâm bị huyễn tượng, không thanh tịnh, trong trạng thái tập quán của chúng.Tâm viên giác, thanh tịnh là một trạng thái trong đó tâm thật chứng bản chất của chính nó trong trạng thái tự do chẳng còn vướng mắc những nhân duyên do tập quán và sự đau thương đồng hành trong tâm với chúng. Đây là trạng thái viên giác của một vị phật.
Khi tâm của chúng ta ở trong trạng thái bị huyễn tượng, không thanh tịnh, chúng ta là những hữu tình loại bình thường những kẻ du hành xuyên qua những cõi khác nhau của tâm thức bị lệ thuộc nhân duyên. Sự chuyển cư xuyên qua các cõi của tâm trong những cõi này tạo nên những vòng quay không có giới hạn trong cái hiện hữu quay vòng, lệ thuộc nhân duyên, hoặc vòng quay của những thân thế cuộc đời—samsara trong tiếng Phạn, quen gọi bánh xe luân hồi.
Khi tâm được tịnh hoá tất cả những huyễn tượng của luân hồi sinh tử, tâm không còn chuyển cư xuyên qua các cõi nữa. Đây là trạng thái viên giác của một vị Phật, nó là trải nghiệm của sự tịnh hoá có tính bản chất căn bản của chính tâm của chúng ta, của tính Phật của chúng ta. Tất cả hữu tình, chúng hiện hữu duyên hội là bất cứ gì, chúng đều có tính Phật. Đây là lí do chúng ta có thể tất cả đều thật chứng tính Phật. Đó là bởi vì mỗi chúng ta sở hữu tính Phật thế nên có thể chứng đạt viên giác. Nếu chúng ta không có sẵn tính Phật, chúng ta sẽ không bao giờ có thể thật chứng tính Phật.
Như thế, trạng thái bình thường và trạng thái viên giác được phân biệt rõ ràng chỉ bởi sự không thanh tịnh hoặc sự thanh tịnh của tâm, bằng vào sự hiện diện hoặc sự vắng mặt của những huyễn tượng. Tâm hiện tại của chúng ta đã có sẵn những tính đức của Phật quả (buddhahood); những tính đức này an trụ trong tâm. Chúng là tính thanh tịnh của tâm. Kém may mắn thay, những tính đức viên giác này không thể thấy được đối với chúng ta bởi vì chúng bị che giấu bởi những bao phủ, những ngăn che và những nhơ nhuốm thuộc nhiều loại khác nhau.
Phật Sakyamuni đã dạy:
Tính Phật hiện diện trong tất cả hữu tình,
Nhưng bị bao phủ bởi những huyễn tượng chợt đến, chợt đi.
Được tịnh hoá, tất cả hữu tình đúng thật là Phật.
Khoảng cách giữa trạng thái bình thường và trạng thái ‘viên giác’ là khoảng cách biệt lập vô minh đối với trí tuệ của tính thanh tịnh này của tâm. Trong trạng thái bình thường, nó không được nhận biết sáng tỏ. Trong trạng thái viên giác, nó được thật chứng trọn vẹn. Tình huống trong đó tâm thì biết sai, vô minh, về tính đức hiện hoạt thật của tâm là cái chúng ta gọi là căn bản vô minh. Trong thật chứng tính thâm sâu của nó, tâm được giải thoát xa lìa vô minh này, xa lìa những huyễn tượng và sự lệ thuộc nhân duyên mà vô minh đó tạo lập, và như thế trực nhập trạng thái viên giác vô duyên được gọi là giải thoát.
Tất cả Phật pháp và sự thực hành Phật pháp đều tham dự vào tiến trình tịnh hoá, ‘tiến trình giải trừ huyễn tượng’ cái tâm này, và tiến hành tiến trình từ một trạng thái bị nhơ nhuốm tới một trạng thái không bị nhơ nhuốm, từ huyễn tượng tới viên giác.
Phụ lục
Bồ tát Long Thọ —
Ca Tụng Pháp Giới
Tán Pháp Giới Tụng
Tôi kính lễ pháp giới
Trú trong mỗi hữu tình
Nhưng họ không nhận biết
Nên nhân duyên ba cõi
[cõi dục, cõi sắc, cõi vô sắc] [Tụng 1]
Do tịnh hóa vô minh
Nguyên nhân tâm ba cõi [tâm=a-lại-da thức] Tịnh hóa là niết bàn
Và hơn nữa: pháp thân [Tụng 2]
‘Vô thường’, ‘khổ’, ‘không’
Cả ba tịnh hóa tâm
Pháp tốt nhất tịnh tâm
Là pháp vô tự-tính [Tụng 26] Giác chẳng xa , chẳng gần ,
Và chẳng đến , chẳng đi
Trú: hoặc thấy, không thấy ,
Trong mù sương phiền-não [Tụng 49]
Thật-chứng trí bát-nhã
Đạt vô-thượng tịch-tĩnh
Thế nên kinh tạng nói:
Trú: tuệ-tri chính mình . [Tụng 50] [pháp giới = phật tính =…]
Đức Kalu Rinpoche
Việt dịch: Đặng Hữu Phúc
Nguồn: Viên giác và Huyễn tượng là hai trạng thái của một tâm