“Hình tướng của ta xuất hiện như một giấc mộng,
Những chúng sinh họ cũng giống như một giấc mộng.
Ta dạy giáo lý như giấc mộng để họ đạt đến Giác ngộ như mộng”.
Từ vô thủy không có những thói quen (tập khí). Vì trong tâm tự nhiên không bị quy định. Thế rồi chúng ta tạo ra thói quen bằng cách phân chia những hiện tượng khỏi không gian trong sáng. Một tấm gương vốn không hề có bụi bặm. Thế rồi nó thu hút và gom góp bụi bặm làm che ám sự trong sáng tự nhiên. Theo cách ấy, Tâm Trí Huệ thanh tịnh trở nên bị che ám bởi bản ngã. Khi chúng ta bám chấp vào sự phô diễn vô ngại của những hiện tượng thanh tịnh.
Nếu chúng ta có thể nhận biết lại tâm vô nhiễm tự nhiên. Chúng ta sẽ không bị che ám bởi bám chấp. Nhưng nếu không nhận biết lại tự tâm tự nhiên thanh tịnh. Bấy giờ những hiện tượng của những nguyên tố vi tế gom tụ như bụi trên tấm gương trong sáng của chúng ta. Nếu lau sạch bụi mỏng nhẹ tức thì. Rất dễ dàng làm sạch một tấm gương. Nếu thói quen đang trong giai đoạn hạt giống. Chúng ta có thể dễ dàng làm nó biến mất.
Nhưng khi để mặc một tấm gương không lau chùi. Những hạt nhỏ tụ họp lại và thu hút thêm những hạt nặng hơn. Chúng dính chặt vào nhau và tấm gương hoàn toàn bị che ám rất khó lau sạch. Nếu chúng ta không chú ý và lơ là với những thói quen chứa đựng những nguyên tố vi tế khó thấy. Chúng sẽ là nguyên nhân của những thói quen thô nặng dễ thấy.
Những thói quen dễ thấy dễ nhận biết giống như mốc meo xuất hiện trên thức ăn thiu. Những thói quen vi tế khó thấy lại giống như lửa dưới tro nóng. Khi tịnh hóa tâm thức. Chúng ta phải loại bỏ mọi thói quen cặn bã, bất kể chúng vi tế như thế nào. Nếu để lại chỉ đốm nhỏ bụi trên gương tâm vẫn chính là thói quen cặn bã. Nếu còn lại một quan niệm. Một hiện tượng cho dù tốt hay xấu vẫn là thói quen cặn bã che ám. Mây dù đen hay trắng vẫn là sự che ám.
Những thói quen có nguyên tố nặng của người bình thường giống như mùi xạ hương nồng nặc trong hạch của một con hươu xạ. Những thói quen có nguyên tố nhẹ của những người cao cả trước khi giác ngộ giống như mùi thơm còn lại sau khi hạch xạ hương đã được lấy đi. Nhưng nó vẫn còn tồn tại một thời gian trước khi biến mất hoàn toàn.
Những người bình thường có nhiều nỗi đớn đau và hạnh phúc cho dù nhiều hay ít đều sinh ra từ những thói quen nguyên tố thô Một số Bồ tát còn đớn đau và hạnh phúc đến từ những thói quen nguyên tố nhẹ. Giống như lóng cặn mỏng so với đớn đau và hạnh phúc từ thói quen gốc rễ sâu dầy của người bình thường. Một số Bồ tát lại biểu lộ đớn đau để làm hiển lộ chân lý nghiệp và để tịnh hóa nghiệp cho chúng sinh khổ đau nhận thấy khi biểu thị sự lao nhọc của sinh tử.
Đất căn bản thanh tịnh vốn không sinh trưởng. Qua những điều kiện của những nguyên tố sinh trưởng xuất hiện làm che ám đất. Những thói quen giống như sự sinh trưởng. Nước căn bản thanh tịnh vốn không có bùn lầy. Qua những điều kiện của những nguyên tố, bùn lầy xuất hiện làm che ám nước. Những thói quen giống như bùn lầy. Lửa căn bản thanh tịnh vốn không có khói. Qua những điều kiện của những nguyên tố, khói xuất hiện và che ám lửa. Những thói quen giống như khói.
Không khí căn bản thanh tịnh vốn không có bụi. Qua những điều kiện của những nguyên tố bụi xuất hiện và che ám không khí. Những thói quen giống như bụi. Bầu trời căn bản thanh tịnh vốn không có mây. Qua những điều kiện của những nguyên tố, mây xuất hiện và che ám bầu trời. Những thói quen giống như mây.
Tâm giống như nền đất thanh tịnh vô biên. Nếu không bị hấp dẫn và không bám níu những hiện tượng hữu hạn. Bấy giờ chúng ta có thể ở lại trong tâm vô biên tươi mới.
Tâm giống như nước thanh tịnh trong sáng. Nếu không bị hấp dẫn và không bám níu những hiện tượng vẩn đục. Bấy giờ chúng ta có thể ở lại trong tâm tinh khôi tự nhiên.
Tâm giống như lửa thanh tịnh chói sáng. Nếu không bị hấp dẫn và không bám níu những hiện tượng mù khói. Bấy giờ chúng ta có thể ở lại trong tâm tịnh quang.
Tâm giống như không khí thanh tịnh không trọng lượng. Nếu không bị hấp dẫn và không bám níu những hiện tượng bụi bặm. Bấy giờ chúng ta có thể ở lại trong tâm trong sáng vô ngại.
Tâm giống như bầu trời thanh tịnh không vết nhơ. Nếu không bị hấp dẫn và không bám níu những hiện tượng mây mù. Bấy giờ chúng ta có thể ở lại trong tâm rỗng rang như hư không.
Những thói quen biểu lộ vào mọi lúc thức và ngủ. Trong tâm bình thường những hiện tượng thói quen ban ngày thấy được thì thô và những hiện tượng thói quen lúc mộng không thấy được thì vi tế. Nhưng nguyên tố vi tế luôn có mặt trong nguyên tố thô. Thế nên, trong tâm của hành giả đích thực, những hiện tượng thói quen ban ngày không khác với những hiện tượng thói quen lúc mộng.
Những hiện tượng thói quen lúc mộng không thấy được giống như những ngôi sao không thể thấy khi bầu trời đầy nắng mặt trời. Nhưng chúng vẫn có đó. Những hiện tượng thô ban ngày không làm những hiện tượng vi tế trong mộng biến mất. Những thói quen bất tịnh không thấy được khi mộng của tâm bình thường không tan biến. Trừ phi chúng ta làm những thói quen bất tịnh thấy được khi thức.
Cho dù từ vô thủy không từng có cái thấy được, vậy mà chúng ta luôn luôn tạo ra và tin vào cái thấy không đáng tin. Giữa cái thấy được và cái không thấy được làm chúng ta luôn luôn khổ đau.
Shantideva nói : “Một người đàn bà không thể sinh nở không thể có đứa con trai. Nhưng trong mộng bà thấy con trai chết và bà khổ đau”.
Nhưng với hành giả chân thật đã hiểu tinh túy thanh tịnh của những nguyên tố sẽ không còn thói quen thô của ban ngày cũng không còn thói quen tế của giấc mộng.
Theo hệ thống Mật thừa.
Không cần khảo sát những giấc mộng vào đầu hôm trước giữa đêm. Vì giấc mộng chỉ là những diễn tả của những thói quen có từ trước. Không cần khảo sát những giấc mộng vào lúc nửa đêm. Khi quan niệm của những nguyên tố thô bất tịnh ban ngày nối kết với nhau. Vì chúng tạo ra những quấy nhiễu biểu lộ như là ma quỷ. Chỉ cần khảo sát những giấc mộng vào lúc bình minh, nếu muốn biết tương lai
Nếu đó là giấc mộng xấu, chúng ta có thể xua tan những hiện tượng tiêu cực bằng cầu nguyện và thiền định. Nếu đó là giấc mộng tốt, chúng ta có thể giữ những hiện tượng tích cực bằng cầu nguyện và thiền định. Nó có thể thành sự thật. Nếu chúng ta thực hành thiền định không hình tướng và ở lại trong Tâm Trí Huệ Bình Thản. Cần nhận biết: Những giấc mộng có thành sự thật hay không. Không quan trọng. Vì vào lúc ban ngày và mộng cả hai đều là mộng. Chúng ta không nên có cảm giác xấu và sợ hãi về những giấc mộng xấu. Hoặc có những cảm giác tốt và hy vọng về những giấc mộng tốt. Hãy cố gắng làm tan biến những quan niệm, những vọng tưởng vào không gian quang minh.
Nếu sử dụng hình tướng trong thiền định và muốn tạo ra những hiện tượng thanh tịnh của những nguyên tố vi tế. Nên sử dụng thực hành giấc mộng mà tinh túy là quán tưởng vị thần bổn tôn có liên hệ về nghiệp theo Sadhana hợp với khả năng.
Nếu thói quen ban ngày là những hiện tượng của vị thần bổn tôn. Thói quen lúc mộng của chúng ta sẽ trở thành những hiện tượng mộng thanh tịnh. Cuối cùng, lúc ban ngày và lúc mộng trở thành một cảnh giới vô lượng thanh tịnh của những hiện tượng của Bổn Tôn Trí Huệ.
Những thói quen lúc ban ngày như mộng và lúc mộng không lìa ngoài những điều kiện, hoàn cảnh. Trong những vùng cao nguyên lạnh giá. Người ta có thói quen mặc len nỉ và lông thú. Ở vùng thấp ấm áp cỏ non. Người ta có thói quen mặc đồ lụa và vải. Khi người ở miền cao xuống miền thấp, thói quen mặc áo len dầy vẫn còn. Khi người miền thấp lên miền cao, thói quen mặc áo vải mỏng vẫn còn.
Vì thế khi nghĩ đến vị bổn tôn cao cả. Thậm chí đã rất cố gắng. Chúng ta vẫn không thể thấy mặt ngài. Nhưng nếu không cố gắng, khuôn mặt người tình bình thường của chúng ta tự nhiên xuất hiện. Những thói quen vẫn đi theo bất cứ nơi nào chúng ta đến. Và nếu muốn thay đổi những thói quen quả thật quá khó.
Luôn luôn khó khăn và đau đớn khi chuyển từ nơi chốn quen thuộc đến chỗ mới nhiều xa lạ. Rất khó thay đổi. Bất cứ khi nào nói đến “thay đổi ” Có nghĩa muốn nói thay đổi những thói quenMọi nền tảng văn hóa, truyền thống, tôn giáo… đều dạy thay đổi những thói quen tiêu cực thành những thói quen tích cực.
Nếu không muốn tạo những thói quen xấu. Chúng ta nên cố gắng tiêu diệt từ ban đầu. Nếu thấy con rắn lốm đốm làm chúng ta sợ. Cần phải diệt tức khắc sự sợ hãi này. Nếu không sẽ sợ khi thấy một sợi dây lốm đốm vì mê lầm bởi thói quen sợ hãi con rắn lốm đốm.
Thói quen tích cực của một người lại là thói quen tiêu cực của người khác. Thói quen tiêu cực của một người cũng là thói quen tích cực của người khác. ý hay không đồng ý giữa cha mẹ và con cái. Đàn ông và đàn bà. Học trò và thầy giáo hay chính phủ và dân chúng luôn khởi sinh. Bởi vì họ cố gắng thay đổi những thói quen tiêu cực thành tích cực theo quan điểm của mình.
Theo quan điểm của Pháp. Mục tiêu của tất cả thực hành và giáo lý là tịnh hóa những thói quen của cái ta, để thay đổi những hiện tượng tiêu cực thành những hiện tượng tích cực.
Những hiện tượng của chúng ta luôn thay đổi theo thời gian và nguồn thói quen về thời gian của chúng ta là chất thể. Khi những nguyên tố càng ngày càng trở nên thô và có chất thể hơn. Phương hướng bắt đầu hiện diện. Càng có phương hướng thì càng có thời gian. Chúng ta không thể thấy tất cả thời gian trong một lần. Vì tâm thuộc thời hiện tại bị giam nhốt trong những nguyên tố chất thể thô.
Chúng ta không thể thấy chất thể thời quá khứ. Vì bị phân chia giữa chất thể mới mà tâm thức chúng ta luôn tạo ra và chất thể thời quá khứ đã trở nên trơ lì im chết. Chúng ta không thể thấy chất thể thời tương lai. Vì nó chưa trưởng thành hay chưa hiện rõ. Nghiệp là quá khứ đang ngủ yên và thời tương lai sẽ trở thành hiện tại.
Tâm bình thường luôn luôn bị thời gian phân chia. Không gian của người bình thường thường bị những biên giới của chất thể thô phân chia. Vì vậy, chúng ta không thể vượt khỏi hiện tại bằng những nguyên tố thô. Cũng giống như ở bên trong một bức tường cứng đặc và dày. Không thể thấy hay xuyên qua. Vì chúng ta bị ngăn chướng bởi thời gian chất thể.
Những vị Bồ tát, có khả năng xuyên qua nghiệp nhờ những phẩm tính cao cả. Do đó thấy được mọi thời gian như xuyên qua tấm kính trong. Bởi vì họ ít có những che chướng của nguyên tố thô. Nên có thể vượt khỏi chất thể mà thấy tương la. Phật trụ ở khắp nơi mà không trụ ở nơi nào cả. Các ngài thấy hoàn toàn vô ngại và tự nhiên không có chủ định. Vì những nguyên tố của ngài vượt khỏi chất thể và tâm của ngài không bị thời gian phân chia.
Thí dụ một bức tường bằng thủy tinh, thậm chí cũng không thể dùng. Những người ở trong Tâm Hư Không Trong Sáng bình đẳng với mọi nguyên tố. Có thể thấy tất cả thời gian và không gian. Vì tâm ấy rỗng rang và vô ngại không có phương hướng hay thời gian. Vì họ không ở trong cũng không ở ngoài chất thể. Trong bầu trời không có núi non. Không có những ngăn ngại. Không có những che chướng của chất thể và phương hướng.
Phật thấy mọi sự. Vì trong Tâm Trí Huệ không có thời gian và phương hướng. Không có thời gian và phương hướng tì không có cái gì để thấy. Nhưng nếu không có cái gì để thấy làm thế nào Phật có thể là người hướng dẫn và làm lợi lạc cho chúng sinh?. Nếu chúng ta nghĩ không có thời gian làm sao Phật có thể tiên tri thời gian?. Nếu chúng ta nghĩ không có phương hướng làm sao Phật có thể chỉ bày phương hướng?.
Phật là toàn tri. Tâm ngài như bầu trời. Ngài không bày tỏ gì cả. Cái gì xuất hiện đều là sự phản chiếu. Nếu chúng sinh có phương hướng nó sẽ được phản chiếu. Nếu chúng sinh có thời gian nó sẽ được phản chiếu. Thế nên, thực sự thời gian không phải là sự phản chiếu của Phậ mà là sự phản chiếu của chúng ta.
Nếu chúng ta mở một cái dù trong bầu trời. Cái bóng sẽ xuất hiện trở lại trên mặt đất. Những nguyên tố chất thể xuất hiện theo cách đó. Thời gian trở lại như một cái bóng từ thân thể chúng ta. Thế nên thời gian là hiện tượng của riêng chúng ta.
Để có sự đồng thuận bên ngoài, thời gian thật phát xuất từ thời gian của những hiện tượng chung qua những quan sát và phán đoán dựa trên những nguyên tố và những điều kiện bên ngoà i, thô, dễ thấy. Khi những yếu tố phụ trợ chung. Chúng ta tạo ra đồng hồ để chỉ thời giờ. Làm ra bản đồ để chỉ cphương hướng trong không gian và lịch sử để chỉ phương hướng trong thời gian.
Những nhà chiêm tinh làm ra lịch thời gian nhờ những ngôi sao. Những nhà khoa học nhờ máy vi tính và những con gà trống nhờ những giác quan bên trong của chúng. Thời gian có vẻ càng lúc càng thật nhờ sự đồng thuận của nhà khoa học và đàn gà trống. Nhưng đôi khi những máy tính của những nhà khoa học hư hỏng tạo ra sai lầm. Đôi khi gà trống gáy trong giấc ngủ. Vì mộng thấy bình minh do thói quen.
Chúng ta phải biết: “ Không có sự đồng thuận với chỉ một thời gian của những hiện tượng chung. Khi mặt trăng tròn chìm sau những dãy núi phía tây. Với một tia sáng chào đón trên đỉnh núi phía đông. Đồng thời, mặt trời mọc đằng sau những trái núi phía đông với một tia sáng giả từ trên đỉnh núi phía tây ”.
Ở phương đông. Một trong những truyền thống chiêm tinh. Hơi thở của người trưởng thành mạnh khỏe gồm có ba bước : Hít vào, giữ lại và thở ra. Sáu hơi thở được gọi là một Chusang. Có sáu Chusang trong một giờ và sáu mươi giờ trong một ngày và một đêm. Mọi tính toán đều dựa trên quan niệm Chusang đặc biệt ngày và đêm này. Ở miền bắc, những người Alaska đồng thuận về thời gian theo kiểu Alaska, về sự không bằng nhau của giờ ban ngày và giờ ban đêm. Trong khi ở miền nam, những cư dân các xứ nhiệt đới thì quen với giờ bằng nhau của ngày cũng như của đêm.
Mọi nơi, thời gian thì rất bất định. Vì nó ở trong chất thể, luôn luôn thay đổi và trở nên trơ lì cố hữu. Nếu cố gắng làm cho chính xác khi dựa vào chất thể vô thường. Chúng ta sẽ thất vọng và rơi vào sự điên cuồng. Không thể dựa vào thời gian và phương hướng bên ngoài. Vì theo nghiệp lực những nguyên tố của từng cá nhân hoàn toàn khác nhau. Do đó, tính chất thời gian trong họ khác nhau.
Vì thế, chúng ta bày tỏ thời gian qua những nguyên tố chất thể theo những cách khác nhau. Một số trong chúng ta thì lờ đờ và luôn luôn buồn ngủ. Một số thì không thể ngủ nhanh như những người khác. Một số khác lại dậy sớm hơn những người khác.
Khi những nguyên tố nhẹ và vi tế. Tính chất thời gian trong chúng điều hòa, êm ả và bằng phẳng. Khi những nguyên tố nặng và thô. Tính chất thời gian trong chúng thô ráp và gồ ghề, khi nhanh khi chậm. Những người có những nguyên tố khác nhau gặp gỡ. Sự tương tác giữa họ có thể hỗn loạn hoặc hài hòa. Một phần tùy vào những tính chất thời gian trong những nguyên tố bổ sung cho nhau hay không.
Nếu hai người gặp gỡ và tính chất thời gian trong những nguyên tố của họ bằng phẳng và điều hòa. Họ luôn hài hòa với nhau. Nếu những nguyên tố của họ gồ ghề. Họ chỉ có thể hài hòa khi những tính chất thời gian trong những nguyên tố của họ đồng bộ. Khi những phẩm tính thời gian của họ không tương đồng. Họ phản ứng với tính cách hỗn loạn.
Mọi người dựa vào thời gian trong những hoạt động hàng ngày để liên lạc với nhau. Nhưng dù dựa vào thời gian. Nhưng chúng ta thường không thể nối kết với nhau. Chẳng hạn, đôi khi những thói quen thời gian khác nhau trong những nguyên tố. Chúng ta không thể gặp gỡ. Cho dù chúng ta nghĩ mình đã sắp xếp giờ hẹn.
Khi đã lỡ thời gian. Chúng ta không hề nghĩ do năng lượng của những thói quen cá nhân khác nhau trong nguyên tố không tương thích. Chúng ta chỉ nói: “Xin lỗi, tôi đến trễ ”. Khi ai đó nhanh chóng, chúng ta sẽ nói: “Tuyệt quá, anh đến đúng giờ”. Những câu: “Xin lỗi, tôi đến trễ ” và “Tuyệt quá, anh đến đúng giờ ”. Chúng ta có thể tiêu xài hết tất cả thời gian của đời mình.
Tạm thời, những hành giả phải dựa vào thời gian bình thường nào đó. Vì chúng ta có những thói quen thời gian nguyên tố bình thường. Nhưng sau cùng, qua thiền định. Mọi nguyên tố thô chung bên ngoài và những hiện tượng thời gian thật trở thành thời gian của chân lý tương đối đảo nghịch. Đấy là vì nhờ vào thực hành, chúng ta khai triển một số kinh nghiệm với hiện tượng thời gian không thật.
Chan hòa và thẩm thấu hơn. Vì “Dòng thời gian không có thời gian”. Bấy giờ, hiện tượng thời gian không thật trở thành chân lý tương đối. Khi hành giả tiếp tục thực hành với hiện tượng thời gian không thật này. Hiện tượng thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai là hiện tượng thời gian chân lý tương đối đảo nghịch.
Hiện tượng thời gian chân lý tương đối thực sự. Hiện tượng thời gian khi thức và mộng. Mọi hiện tượng thói quen thời gian rốt cùng trở thành thời gian trong không gian không có không gian. Bấy giờ, chúng ta lúc nào chúng ta cũng có thể ở trong thời gian không có thời gian bình thản một vị.
Đức Thinley Norbu Rinpoche
Trích: Trò phô diễn của tự tánh năm Dakini Trí Huệ