Trò phô diễn của tự tánh năm Dakini Trí Huệ – Hai cực đoan và vượt khỏi hai cực đoan |

Trò phô diễn của tự tánh năm Dakini Trí Huệ – Hai cực đoan và vượt khỏi hai cực đoan

Tham khảo

Khổ đau trong hi vọng là người theo chủ thuyết thường Tồn.

Khổ đau trong vô vọng là người theo chủ thuyết đoạn Diệt.

Vượt khỏi hy vọng và vô hy vọng là người Phật giáo.

Do những thói quen, chúng ta không nhận biết được tiềm năng trí huệ thanh tịnh bí mật của năm giác quan. Không thể tách lìa với tiềm thể trí huệ thanh tịnh bí mật của năm nguyên tố.  Thay vì thế, chúng ta lại dùng những giác quan thô bên trong, trong khi chúng chỉ tri giác những nguyên tố thô bên ngoài. Trong thực tế chúng ta chỉ có thể hiểu tinh túy bí mật của những hiện tượng vốn không phân chia như là phân chia. Như là tách biệt và có bản chất.

Nếu cho bản chất là lâu dài và bất động sau khi những hiện tượng thô đã tan biến. Chúng ta sẽ kết luận những nguyên tố vi tế còn lại chính là phương diện tinh tế và thanh tịnh nhất. Đây là nguồn gốc của quan điểm thường tồn. Nếu chúng ta cho không có gì vượt khỏi bản chất thấy được. Vì khi những hiện tượng thô tan biến. Chúng ta sẽ kết luận không có gì khác hiện hữu vượt khỏi bản chất. Đây là nguyên nhân của quan điểm đoạn diệt hay hư vô chủ nghĩa. Cả hai trường hợp, chúng ta không bao giờ tin tinh túy bí mật trải khắp ; để có thê vượt khỏi cả hai loại nguyên tố thô và tế.

Chủ thuyết thường tồn. Có thể được diễn tả khác nhau bằng nhiều cách khác.  Nhưng căn bản đều chia sẻ chung quan điểm : Có một hình thái vi tế hơn hiện diện vượt khỏi những nguyên tố thấy được hay trong hữu hình. Những người chấp thường, tin vào có một thượng đế đầy quyền năng và tồn tại miên viễn. Với những phẩm tính vô biên vi tế là nguồn của những nguyên tố chất thể thô.

Họ tin rằng những ai tin và cầu nguyện đấng sáng tạo nguyên sơ ra trời và đất, sẽ được lợi lạc tạm thời trong đời này. Cuối cùng sẽ có một đời sống bất tử sau khi thân thể thô đã chết. Họ tin : Khi những nguyên tố thô tan biến, linh hồn có nguyên tố vi tế sẽ được tái sinh làm một vị thần hay trong đoàn tùy tùng của một vị thần linh trong thiên đàng vĩnh cửu hay tại cõi tịnh vượt khỏi những nguyên tố thô. 

Những người chấp thường hay chấp vĩnh cửu. Thường thờ phụng những thần linh xuất hiện trên trái đất vào thời huyền sử. Và lịch sử của các ngài được phát lộ bằng lịch-sử nguyên tố vi tế. Họ thờ phụng vô số hình ảnh các vị thần khác nhau bằng nhiều hình thức khác nhau như những truyền thống làm lợi ích cho chúng sinh.

Chủ thuyết đoạn diệt hay hư vô chủ nghĩa. Nhiều người đã diễn tả bằng nhiều cách khác nhau. Nhưng căn bản, họ đều chia sẻ quan điểm : “ Không có gì  vượt khỏi những phẩm tính chất thể của những nguyên tố thô ”. Họ không tin vào cội nguồn không có chất thể của những nguyên tố thô. Một số người tin rằng : “ Chất thể xuất hiện từ cái không có gì cả ”. Những người khác tin vào : “ Vòng bất tận của vật chất và năng lượng và những hiện tượng sanh khởi khi những điều kiện tụ hội thì do tình cờ ngẫu nhiên ”. 

Theo quan điểm hư vô chủ nghĩa : “ Những nguyên tố hòa hợp thì hình tướng thân thể nguyên tố thô được tự phát sinh ra, phối hợp không tách rời với tâm thức ”. Họ tin : “ Khi những nguyên tố thô đã lìa nhau sẽ tiêu tan và chỉ còn lại là tro tàn. Chẳng còn tâm thức ”. Thế nên, những người chấp đoạn không cần có quan niệm về đời tương lai hay sự nối kết tiếp tục của nghiệp.

Những người chấp đoạn hay tôn sùng những phẩm tính quyền lực, danh vọng, sắc đẹp, tiến bộ và thành công. Họ bám luyến vào những nguyên tố thô trong vô số hình thức khác nhau bằng vô số phương cách thế gian. Dựa vào lịch sử nguyên tố thô của văn hóa. để làm lợi cho họ trong cuộc đời này ; theo nhiều cách cũng như cho nhiều bản ngã của thế gian.

Đối với người chấp thường, sự kiện nương dựa vào chất thể thô của người chấp đoạn là sự đe dọa cho việc tìm hiểu hay giải thích nguồn gốc chất thể vi tế của mọi hiện tượng.  đối với người chấp đoạn. Nương dựa vào vi tế và không vật chất là sự đe dọa cho tiến bộ vật chất như sản xuất mọi phẩm tính chất thể có thể thấy được.

Những người chấp thường chỉ tin tinh túy thanh tịnh của những nguyên tố. Dù họ không diễn tả theo hình thức những nguyên tố. Họ hiểu : “ Không thể có sự nối kết thường trực giữa những nguyên tố thô vô thường. Thế nên, khi cầu nguyện họ cần nương dựa vào ân phước của những nguyên tố thanh tịnh ”.  Do mong muốn biết được thượng đế thần linh, để được thần lực, sự ban phước hay ân sủng của ngài. Cuối cùng bất tử trong cõi tịnh hay thiên đường. 

Những người chấp thường, cố gắng đạt đến tinh túy thanh tịnh của những nguyên tố. Họ nói rằng : “ Hình tướng nguyên tố bất tịnh của vật thờ phụng. Có thể nối kết với hình tướng thanh nhẹ thanh tịnh thờ phụng trong cõi đời. Sau khi những nguyên tố thô trở nên vô hồn và chết đi. Tinh túy thanh tịnh vẫn tươi trẻ và bất tử ”. 

Niềm tin không được xác nhận vào những nguyên tố thanh tịnh,  biểu hiện với vô số hình thức cầu nguyện. Có khi với những đồ cúng máu me kinh khiếp, ca ngợi thiết tha và hy vọng hay kêu than một mình. Niềm tin diễn tả qua những cầu nguyện với vị thần có hình tướng thú vật với móng vuốt, sừng hay cánh. Hoặc có hình tướng người hay siêu nhân. Hoặc hình dáng dữ dằn hay tốt lành, phẫn nộ hay hòa bình, bạo lực hay an ủi. Hoặc vị thần cưỡi một con thú hay nhảy múa trên trời.  Hoặc bị đóng đinh hay ngồi trên hoa sen không dơ nhiễm. Hoặc trên mặt trăng, mặt trời hay ngai nạm ngọc. Tinh túy của mọi sùng mộ luôn là cội nguồn thanh tịnh của những nguyên tố.

Sắc tướng thanh tịnh thanh nhẹ xuất hiện không ngăn ngại và không tách lìa khỏi tánh không. Sắc tướng không thể sinh khởi từ cái chết lặng không có gì. Hình tướng vị thần không thể xuất hiện. Lời nói vị thần không thể âm vang. Tâm vị thần không thể tỏa khắp trong những nguyên tố thô nếu không có căn bản nguyên tố thanh tịnh. Ấn sủng và ban phước của hình tướng vị thần chủ yếu đến từ những nguyên tố đất và nước thanh tịnh. Ấn sủng và ban phước của lời nói của vị thần chủ yếu đến từ nguyên tố lửa và không khí thanh tịnh.  Ấn sủng và ban phước của tâm vị thần chủ yếu đến từ nguyên tố không gian thanh tịnh.

Người chấp đoạn cũng liên hệ với cội nguồn không chất thể của mọi chất thể. Dù họ bác bỏ nó.  Như Phật nói : “ Phật tánh tỏa khắp tất cả chúng sinh ”. Nên dù những người chấp đoạn nói những nguyên tố vi tế không hiện hữu. Họ vẫn diễn tả tính khí con người theo ý niệm về đất, nước, lửa, không khí và không gian.  Và dùng những thuật ngữ gắn liền với những ý niệm đó như : Sát mặt đất ( thực tế ), thản nhiên như băng,  máu nóng, tâm hồn khoáng đạt…

Nếu hỏi những nhà lãnh đạo chính phủ nếu chấp đoạn rằng : Họ tin vào những phẩm tính vi tế vô hình của những hiện tượng hay không ?. Họ sẽ nói là : Không.  Những người cảnh sát và những người lính luôn tính toán từ hiện tại thấy được cho những sự kiện tương lai không thấy được. Từ đó vạch ra những kế hoạch căn cứ từ sự vi tế không thấy được sẽ trở thành thô và thấy được trong tương lai.

Có nghĩa họ thực sự tin : Cái không thấy được và vi tế thì hiện hữu. Dù những người chấp đoạn hay hư vô chủ nghĩa cho rằng : “ Họ không tin vào nghiệp báo ”. Nhưng khi đặt kế hoạch. Họ cho thấy niềm tin của họ lại đặt vào sự liên tục vô hình giữa quá khứ và tương lai. Từ đó cho thấy niềm tin của họ đặt vào việc tạo nhân cho những kết quả ở tương lai. Niềm tin vào nhân và quả này nghĩa họ mặc nhiên tin vào nghiệp báo.

Ý định của những người chấp đoạn tương tự với quan kiến của một số thiền giả.  Nếu hỏi một hành giả thiền định về vô số sắc tướng họ đang thiền định về cái gì. Họ sẽ trả lời : “ Không có gì có sắc tướng. Vì không có gì có thể thấy ”. Nhưng thực sự họ muốn bắt được cái không thể thấy. Họ muốn thấy cái gì đặc biệt.  Nếu không thì họ chờ đợi cái gì ? .

Nếu nắm được cái gì. Có nghĩa họ xử sự như cảnh sát công quyền. Trước hết, họ làm cho cái không thể thấy được thành ra cái thấy được. Sau đó cố gắng chuyển đổi hay tiêu diệt nó. Khi hỏi người hư vô chủ nghĩa và thiền giả ý định của họ như nhau hay không. Tất cả sẽ chối bỏ điều đó.  Nhưng quả thực đều như nhau.

Nếu hỏi người hư vô chủ nghĩa bây giờ là mấy giờ. Anh ta lập tức trả lời : “ Một giờ ”. Sau đó hỏi : “ Anh sẽ làm gì vào chiều tối nay ? ”. Anh ta sẽ nói : “ Tôi có một cuộc hẹn vào lúc năm giờ ”. Điều này hàm ý rằng : Anh ta tin vào những nguyên tố vi tế không thể thấy đang tiềm ẩn trong thời gian sẽ hiển lộ trong tương lai. Thế nên, sự trả lời của anh đặt nền tảng đặt niềm tin vào đời sống tương lai. Cho dù chối bỏ khi được hỏi  trực tiếp.

Những người hư vô chủ nghĩa nghĩ họ tách biệt với những nguyên tố bên ngoài thân thể vật chất. Thật ra, tinh túy bí mật của mọi nguyên tố tỏa khắp tất cả những hiện tượng không thê phân chia. Dù một người ở Paris điện thoại cho người khác ở New York cũng không có tách biệt. Cho dù chúng ta nghĩ rằng tâm thức ở trong thân. Nhưng thực sự nó không ở trong hay ở ngoài. Không ở trong não bộ cũng không ở trong tim.

Nếu khảo sát cẩn thận cái “ trong và ngoài ”. Chúng ta không thể tìm thấy những biên giới của trong và ngoài. Giới hạn của chúng ta đến từ thói quen nghiệp quen sử dụng những nguyên tố thô. Chúng tạo ra những phân chia giữa New York và Paris, giữa một tiếng nói này với tiếng nói giữa trong và ngoài. Mọi phân chia đều đến từ những thói quen nghiệp nguyên tố thô này.

Hai người có thể liên lạc với nhau ở khoảng cách xa và trao đổi những tư tưởng vi tế của tâm với giọng vi tế, không sờ chạm được, nhờ dụng cụ điện thoại. Cho dù được nối kết với nhau từ vô thủy qua tâm tỏa khắp không cần nối kết của họ. Những nguyên tố vi tế đang ngủ được đánh thức nhờ những điều kiện thô là sự gọi điện thoại.

Mối nối kết nguyên sơ được lập lại. Nhưng tốt hơn không nên nói với những kỹ sư điện thoại hư vô chủ nghĩa về sự nối kết tỏa về bí mật không dây.  Không thì họ sẽ loại trừ tất cả dây điện thoại thô bằng kim loại. Tâm thức đích thật thì không có giới hạn. Nhưng chúng ta không hề biết. Vì chỉ sử dụng tâm thức bình thường giới hạn của chính mình.

Khi nghĩ đến việc gọi điện thoại. Tâm thức chúng ta đã dừng lại ở Paris, New York và giữa Paris và New York. Qua những nguyên tố vi tế, chúng ta dễ dàng nhớ lại một xứ sở chúng ta đã thấy trước kia, do mối nối kết với những nguyên tố thô của xứ sở đó. Nhưng vì chúng ta vẫn ở trong những nguyên tố thô phân cách. Nên không thể đi qua giới hạn này.

Nếu qua những nguyên tố vi tế của mình. Chúng ta tưởng ra một xứ sở chưa hề viếng thăm hay mơ thấy một xứ sở chưa hề đến. Có thể là chúng ta đã ở đó trong đời trước hay sẽ ở đó trong tương lai. Dù vậy, quan niệm về xứ sở chưa biết chính là giới hạn vi tế của tâm thức bình thường. Vì khi ở trong cực đoan chấp đoạn hay trong cực đoan chấp thường. Tất nhiên cũng phân cách những hiện tượng khỏi tánh không. Do thói quen phân chia đó, chúng ta không thể vượt lên, đi vào tinh túy thanh tịnh bí mật trong nhẹ của những nguyên tố.

Phật vượt khỏi chấp thường và không bao giờ lưu lại trong bất cứ nguyên tố nào.  Phật vượt khỏi chấp đoạn và không bao giờ tách lìa khỏi bất cứ nguyên tố nào.  Chúng sinh không thể nhận biết điều này.  Thế nên, chúng ta luôn luôn tin chấp thường hoặc chấp đoạn. Vì thế luôn luôn khổ đau và tự trừng phạt mình trong vòng sinh tử.

Thế nên, Phật biểu lộ như một số vị thần, với những phẩm tính và hình dáng vĩnh cửu, thường còn và thanh tịnh.để giải thoát cho những chúng sinh bị che ám bởi hiểu lầm theo lối hư vô chủ nghĩa. Vì thế bản tánh của những biểu lộ của Phật được nói là tánh không, để giải thoát chúng sinh khỏi bị che ám bởi hiểu lầm theo lối vĩnh cửu thường còn.

Thật ra Phật tỏa khắp mọi nơi không tách lìa trong cả hai cực đoan. Vì thế ngài vượt khỏi cả hai và không bao giờ ở trong cực đoan như vị thần hoặc tánh không, bởi vì chúng không thể tách lìa. Phân cách vị thần khỏi tánh không hay tánh không khỏi vị thần là tạo ra sự chia hai và xoay vòng từ cực đoan này qua cực đoan khác.  Cho nên nói : Phật giáo thì vượt khỏi hai cực đoan.

Phật giáo là quan kiến phát xuất từ những lời Phật dạy. Khi nào chúng ta có một quan điểm. Có nghĩa bắt đầu có chủ thể và đối tượng, và cái gọi là giữa chủ thể và đối tượng. Nếu ở trong một căn nhà nhỏ, chúng ta chỉ có thể thấy quang cảnh ở phía trước không thể thấy phía trên.

Nếu ở trên đỉnh của một nhà cao tầng, chúng ta chỉ có thể thấy phía trước chung quanh kể cả phía dưới bao gồm cả căn nhà nhỏ. Nếu ở trên một đỉnh núi, chúng ta có thể thấy quang cảnh phía trước, chung quanh, phía dưới và mọi cái ở giữa kể cả căn nhà nhỏ và căn nhà cao tầng.

Vì thế, dựa vào những khả năng đến từ những hiện tượng nghiệp trước kia. Chúng ta có thể thấy một quan điểm hay nhiều quan điểm khác nhau. Cho dù nghe về điều gì chúng ta cũng không thể thấy, không thể chấp nhận. Vì những khả năng cá nhân và thói quen của quan điểm giới hạn.

Trong vô số đời chúng ta cố gắng tìm ra tâm thức của mình. Nhưng không thể tìm thấy trong bất kỳ hiện tượng chất thể nào. Vì nó là tánh không vĩ đại. Quan kiến này vượt khỏi quan điểm chấp thường mà không chối bỏ.  Tâm như tấm gương của chúng ta luôn luôn phản chiếu vô số hiện tượng không hề bị chướng ngại và không cố gắng. Quan điểm này vượt khỏi quan điểm chấp đoạn mà không chối bỏ. Điều này không có nghĩa tánh không vĩ đại và những hiện tượng không chướng ngại hiện hữu tách biệt và hợp như hai sợi dây xoắn lại thành một. Vì từ sơ thủy, tánh không và hiện tượng thì không thể chia tách.  Đây là quan kiến chung của Phật-giáo.

Bất cứ chỗ nào có tánh không ở đó có hiện tượng. Bất cứ chỗ nào có hiện tượng chỗ đó có tánh không. Chúng ta không thấy điều này, vì thói quen phân chia của tâm thức nhị nguyên. Cho nên chỉ thấy một cái trong một thời gian nhất định và cho rằng tánh không khác với những hiện tượng thay vì nhận biết tâm thức tánh không, vốn sẵn tỏa khắp.

Vì thế, khi thực hành, chúng ta lại cố gắng tạo ra một tánh không khác. Cho nên,  khi không thể tìm thấy và không thể nhận ra nó từ những hiện tượng. Chúng ta rơi vào tuyệt vọng và nản chí.

Từ người bình thường cho đến người cao cả . Quan kiến đều hiện diện cho đến khi đạt được giác ngộ. Theo quan kiến của Phật giáo. Tùy theo khả năng cá nhân khác nhau sẽ có những quan điểm khác nhau. Theo hệ thống Tiểu thừa.

Quan kiến là vô ngã và sự không có chất thể của những hiện tượng và thoát khỏi mọi hoạt động của tâm thức. Theo hệ thống của Mahamudra ( Đại ấn ). Quan kiến Tâm Trí Huệ tỏa thấm khắp trong những hiện tượng hiện hữu và không hiện hữu. Theo hệ thống Mahasaandhi ( Đại Toàn Thiện). Quan kiến là sự giải thoát từ vô thủy của Tâm Trí Huệ Phổ Hiền.

Riêng với Tâm Trí Huệ giác ngộ. Không có chủ thể, không có đối tượng, không có giữa chủ thể và đối tượng. Không có bắt đầu, không có chấm dứt, không có thời gian và không có chiều hướng nên không có quan kiến.

Đức Phật nói : “ Dù không xuất hiện ở đâu ; Ta vẫn xuất hiện khắp nơi với những người thích hình tướng.  Với những người không thích hình tướng ; Ta lại là tánh không ”. “ Dù không bao giờ nói ; Ta lại nói với những người thích âm thanh.  Với những người không thích âm thanh, Lúc nào ta cũng im lặng ”. “ Dù tâm ta không bao giờ nghĩ điều gì, Nhưng với những người nghĩ tâm ta là toàn khắp ; Nó sẽ toàn khắp.  Với những người nghĩ tâm ta không hiện hữu, Nó sẽ không hiện hữu ”.

“ Bất cứ ai muốn thấy ta dần dần ; Đều có thể thấy ta theo thứ lớp.  Bất cứ ai muốn thấy ta tức thời ; Đều có thể thấy ta tức thời.  Bất cứ cái gì mong muốn đều sẽ đạt được ; Đây là phẩm tính của thân ta ”. “ Bất cứ ai muốn nghe ta dần dần ; Đều có thể nghe ta theo cách thứ lớp.  Bất cứ ai muốn nghe ta tức thời ; Đều có thể nghe ta tức thời.  Bất cứ cái gì mong muốn đều sẽ đạt được.  Đây là phẩm tính của lời ta ”. “ Bất cứ ai muốn biết tâm ta dần dần ; Đều có thể biết tâm ta theo cách thứ lớp.  Bất cứ ai muốn biết tâm ta tức thời ; Đều có thể biết tâm ta tức thời.  Bất cứ cái gì mong muốn đều sẽ đạt được ; Đây là phẩm tính của tâm ta ”.

Đức Thinley Norbu Rinpoche

Trích: Trò phô diễn của tự tánh năm Dakini Trí Huệ

Comments are closed.

MẠNH MẼ ĐỂ GIÁC NGỘ - BE POWERFUL TO ENLIGHTEN
Thông tin liên quan đến dòng Truyền Thừa Ripa Vinh Quang đã được Đức Pháp Vương - Đại Khai Mật Tạng Terchen Namkha Drimed Rabjam Rinpoche ban phước. Cầu mong kho tàng giáo lý Terma thâm diệu của dòng Truyền thừa Ripa Vinh Quang sẽ làm an dịu mọi nổi thống khổ của chúng sinh mẹ tại đất nước Việt nam thân yêu.

Om Ah Hung Maha Sengha Mani Radzaa Sarwa Siddhi Phala Hung