Tổng quan về Tâm yếu bốn phần (Nyingtik Yabzhi) và Tâm yếu cõi giới bao la (Longchen Nyingtik) |

Tổng quan về Tâm yếu bốn phần (Nyingtik Yabzhi) và Tâm yếu cõi giới bao la (Longchen Nyingtik)

Kim cương thừa Thực hành

Nhìn chung, điều được gọi là Tâm Yếu Bốn Phần chủ yếu bao gồm những giáo lý của Tôn giả Vimalamitra [Vô Cấu Hữu], Padmasambhava [Liên Hoa Sinh] và Vairotsana, các vị tiên phong của giáo lý Đại Viên Mãn [Dzogchen] ở xứ Tây Tạng. Những giáo lý mà Tôn giả Vô Cấu Hữu trao cho vua Pháp Trisong Detsen và Nyang Tingdzin Zangpo được nhắc đến là truyền thống truyền miệng (Nyengyu). Những giáo lý được trao cho Be Lodro Wangchuk và Drom Rinchen Bar được nhắc đến là truyền thống kinh văn. Những giáo lý chôn giấu trong Chùa Mũ ở U được Ngài Dangma Lhundrup rút ra. Ngài cũng thọ nhận truyền thống truyền miệng và như thế, Kama và Terma được kết hợp thành một dòng chảy duy nhất. Ngài đã dạy Chetsun Senge Wangchuk, vị cũng phát lộ bốn quyển kho tàng sâu xa tại Chimphu và được đích thân Tôn giả Vô Cấu Hữu dẫn dắt trong những linh kiến. Dòng truyền thừa xuất hiện theo cách này là (1) Tâm Yếu Vô Cấu Hữu (Vima Nyingtik), mà tinh túy của chúng là (2) Cực Tinh Túy Của Đạo Sư (Lama Yangtik). Hai [giáo lý] này được nhắc đến là các bản văn mẹ và con của Tâm Yếu Vô Cấu Hữu.

Guru Rinpoche dạy (3) Tâm Yếu Không Hành Nữ (Khandro Nyingtik) cho hàng trăm nghìn Không Hành Nữđứng đầu là Yeshe Tsogyal, tại Zhoto Tidro[2]. Hơn thế nữa, Ngài Pema Ledreltsal thọ nhận giáo lý này như một kho tàng. Điều này được nhắc đến như là [bản văn] mẹ. Những điểm sâu xa và trọng yếu của nó nằm trong (4) Cực Tinh Túy Của Không Hành Nữ (Khandro Yangtik), một kho tàng tâm của Tôn giả Longchenpa[3], điều được nhắc đến như là con.

Cực Tinh Túy Sâu Xa (Zabmo Yangtik) của Tôn giả Longchenpa được xem là bản toát yếu của cả hai Tâm Yếu. Với môn đồ Nyingma nói chung, những phần này cùng nhau được biết đến chung là Tâm Yếu Bốn Phần (Nyingtik Yabzhi).

Sau đây là một cách tính khác, được Ngài Katok Rigdzin Tsewang Norbu và những vị khác ủng hộ: mẹ và con của Tâm Yếu Vô Cấu Hữu được tính riêng biệt; tiếp theo, mẹ và con của Tâm Yếu Không Hành Nữ được tính là một và như thế, người ta thêm vào Tâm Yếu Kim Cương Tát Đỏa của Kunkyong Lingpa, tổng cộng tạo thành bốn [phần]. Truyền thừa chính yếu của Tâm Yếu Kim Cương Tát Đỏa đến từ Tôn giả Vairotsana.

Hơn thế nữa, Ngài Karmapa Rangjung Dorje cũng có linh kiến về Tôn giả Vô Cấu Hữu; trên nền tảng đó, Ngài sắp xếp Tâm Yếu Karma[pa] (Karma Nyingtik). Với hầu hết môn đồ Kagyu, phần này sau đó đã thay thế Tâm Yếu Kim Cương Tát Đỏa để tạo thành Tâm Yếu Bốn Phần.

Lịch Sử Vĩ Đại Của Tâm Yếu Vô Cấu Hữu nói rằng:

Sinh lực và tinh túy của ý định trí tuệ của các bản văn mẹ và con trong Tâm Yếu Vô Cấu Hữu là Tâm Yếu Chetsun (Chetsun Nyingtik).

Cực Tinh Túy Của Đạo Sư bao gồm Thành Tựu Đạo Sư Vô Cấu Hữu (Vima Ladrub), một thực hành trường thọ dựa trên vị Tôn thiền định Vô Lượng Thọ và một nghi quỹ ngắn gọn về Không Hành Nữ Krodhakali, nhưng ngoài ra, không có những pho tỉ mỉ về các thực hành giai đoạn sinh khởi. Cũng có một thực hành sơ khởi phổ thông do Đức Khyentse Wangpo soạn, điều tuân theo truyền thống Mindrolling.

Về cả bản văn mẹ và con của Tâm Yếu Vô Cấu Hữu, có bốn quán đỉnh: tỉ mỉ, không tỉ mỉ, rất không tỉ mỉ và cực kỳ không tỉ mỉ. Có truyền thống ban các quán đỉnh cho pho mẹ và con riêng biệt. Truyền thống quán đỉnh cho Cực Tinh Túy Của Đạo Sư và truyền thống giải thích theo truyền thừa xa cho sự bình giảng thêm về cả cắt đứt hoàn toàn (Trekchod) và trực tiếp nhảy qua (Togal), Cõi Giới Vĩ Đại Của Hư Không[4], thứ tồn tại ở Kham, và truyền thừa gần sau này của Khyentse [Wangpo] Rinpoche[5] được kết hợp thành một dòng chảy duy nhất trong những luận giải của Khenpo Ngaga[6].

Theo Minling Terchen[7], bốn quán đỉnh của Cực Tinh Túy Của Đạo Sư có thể thay thế cho [các quán đỉnh] khác. Ngài kết hợp những chỉ dẫn của các bản văn mẹ và con, như trong luận giải Con Đường Xuất Sắc Của Đại Lạc do Jetsun Mingyur Paldron, con gái Ngài, soạn. Các luận giải căn bản này về Cực Tinh Túy Của Đạo Sư được nhắc đến như là ba chỉ dẫn về ý nghĩa[8].

Sau đấy, Đức Khyentse [Wangpo] và [Tôn giả Jamgon] Kongtrul cùng nhau khởi xướng truyền thừa luận giải về các bản văn mẹ và con của Tâm Yếu Vô Cấu Hữu được gọi là Những Từ Vô Cấu Nhiễm, điều do chính Kongtrul Rinpoche soạn[9].

Về các quán đỉnh cho Tâm Yếu Không Hành Nữ, người ta được chín muồi nhờ quán đỉnh biểu tượng của Không Hành Nữquán đỉnh bình, quán đỉnh bí mậtquán đỉnh trí tuệquán đỉnh ngữ, quán đỉnh đạo sưquán đỉnh về sự hiển bày mãnh liệt của giác tínhquán đỉnh Không Hành Nữ, sự chấp nhận để hành động vì lợi lạc của chúng sinh khác, sự giao phó các giáo lý và quán đỉnh liên quan đến chư Hộ Pháp. Có một thực hành giai đoạn sinh khởi tỉ mỉ về chư Tôn an bình và phẫn nộ và một thực hành đạo sư tỉ mỉ cùng với các nghi quỹ riêng cho Tám Hóa HiệnLuận giải chính yếu được Minling Terchen viết. Ngài Khyentse Wangpo cũng phát lộ một nghi quỹ đạo sưThực Hành Tâm Đạo Sư Được Gia Trì, thứ giống như một kho tàng được khám phá lại.

Về Tâm Yếu Vô Cấu Hữu, Đức Vô Cấu Hữu được cho là hóa hiện không gián đoạn và có bảy hóa hiện tuần tự. Minling Terchen và Ngài Jigme Lingpa đều có những linh kiến về Tôn giả Longchenpa. Khyentse Wangpo Rinpoche cũng sở hữu truyền thừa gần về Tâm Yếu Vô Cấu Hữu và Tâm Yếu Không Hành NữKim Cương Trì Jamgon Khyentse Tulku Chokyi Lodro cũng kết hợp các trao truyền cho truyền thống quán đỉnh và chỉ dẫn của cả Minling Terchen và Ngài Jigme Lingpa.

Chư vị bảo vệ cho Tâm Yếu Vô Cấu Hữu là Ekajati, Za Rahula và Vajrasadhu[10]. Về Tâm Yếu Không Hành Nữ và Cực Tinh Túy Sâu Xa, đó là Sokdrup Nakpo và Dorje Yudronma.

Cuốn Giáo Khoa Chỉ Dẫn Yeshe Lama của Ngài Jigme Lingpa kết hợp ý định trí tuệ của cả Tâm Yếu Vô Cấu Hữu và Tâm Yếu Không Hành Nữ. Khi chúng ta nói về các truyền thừa Tâm Yếu trước và sau, [truyền thừa] trước liên quan đến Tôn giả Longchenpa và sau là Jigme Lingpa.

Từ quan điểm của Kama, các bộ tâm và hư không chủ yếu được Ngài Vairotsana giảng dạy trong khi bộ chỉ dẫn cốt tủy được Tôn giả Vô Cấu Hữu và Đức Liên Hoa Sinh dạy. Thế nhưng trong các kho tàng, cũng có nhiều bản văn của bộ chỉ dẫn cốt tủy được Ngài Vairotsana dạy. Ba bộ của Đại Viên Mãn theo Kama vẫn được tìm thấy hiện nay trong Kho Tàng Chỉ Dẫn Quý Báu[11]. Cũng có một kho tàng của Terton Chokgyur Dechen Lingpa được biết đến là Ba Bộ Đại Viên Mãn.

Một số bản thảo cổ cực kỳ quan trọng, chẳng hạn năm quyển dài bằng mũi tên được tìm thấy trong thư viện của Khyentse Rinpoche ở Dzongsar, Derge.

Chúng ta tìm thấy những trao truyền tỉ mỉ nhất về Đại Viên Mãn trong các kho tàng của Guru Chowang, Rigdzin Godem, Sangye Lingpa, Dorje Lingpa, Pema Lingpa, Karma Lingpa, Kunkyong Lingpa, Jatson Nyingpo, Duddul Dorje, Longsal Nyingpo, Terdak Lingpa, Taksham, Choling, Lhatsun Namkha Jigme, Namcho Mingyur Dorje, Khyentse Wangpo, Chokling và Do Khyentse Yeshe Dorje. Drugu Tokden Shakya Shri cũng có nhiều kho tàng tâm về Đại Viên Mãn; Adzom Drukpa Pawo Dorje cũng vậy; chư vị thuộc về truyền thừa của Đức Khyentse Wangpo và Tôn giả Jamgon Kongtrul. Trong truyền thừa gia đình của Dudjom Lingpa và các con trai của Ngài, cũng có nhiều kho tàng với những phần đặc biệt của giáo lý Đại Viên Mãn. Sau đấy, cũng có truyền thống luận giải của Khyentse Rinpoche về truyền thừa gần của Tâm Yếu Không Hành Nữ và bản văn gốc của kho tàng kết hợp với luận giải Tràng Vàng[12].

Cực Tinh Túy Sâu Xa cũng có bốn quán đỉnh – quán đỉnh tỉ mỉ và v.v.

Tâm Yếu Không Hành Nữ và Tâm Yếu Vô Cấu Hữu có thể được xem là kho tàng đất trong khi các pho Cực Tinh Túy là kho tàng tâm[13].

TÂM YẾU CÕI GIỚI BAO LA (LONGCHEN NYINGTIK)

Trong các bộ tâm, hư không và chỉ dẫn cốt tủy, Tâm Yếu Cõi Giới Bao La thuộc về bộ chỉ dẫn cốt tủy. Bộ chỉ dẫn cốt tủy lại có thể được chia thành các phần bên ngoài, bên trong và bí mật; trong số đó, Tâm Yếu Cõi Giới Bao La thuộc về phần bí mật, như máu tim. Trong Kama, kho tàng và linh kiến thanh tịnh, Tâm Yếu Cõi Giới Bao La là kho tàng tâm. Bởi sự chứng ngộ của Ngài Jigme Lingpa sánh ngang với bầu trời, người ta nói rằng, không có một kho tàng nào có thể sánh với kho tàng của Ngài. Rigdzin Jigme Lingpa đạt được sự chứng ngộ tự nhiên bởi lòng sùng mộ. Ngài hiểu mọi hiện tượng mà không cần nghiên cứu và đã có thể hoàn thiện các du già bên trong. Nhờ duyên khởi đó, các giáo lý này có thể được thực hành như chính đạo sư Trì Minh, như là Bổn tôn an bình hay phẫn nộ, như là Không Hành Nữ hay như một vị bảo vệ.

Có những phần sau đây. Thực hành bên ngoài là Đạo Sư Du Già mà phiên bản tỉ mỉ là một thực hành để cúng dường đạo sư[14]Thực hành bên trong là Tập Hội Trì Minh (Rigdzin Dupa). Về thực hành đạo sư này, có cả quán đỉnh tỉ mỉ và cô đọng, thực hành trường thọ và quán đỉnh trường thọ. Khía cạnh phẫn nộ, xanh dương là thực hành Tập Hội Chư Đại Vinh (Palchen Dupa) về Tám Mandala Vĩ Đại (Kagye). Bởi ở đây, người ta thực hành Guru Drakpo và Mahottara Heruka (Chemchok – Cực Thanh Tịnh) bất khả phân, đó là Tám Mandala Vĩ Đại Của Đạo Sư. Có cả quán đỉnh chính yếu và phần chuẩn bị (Tagon) và bốn thực hành riêng biệt về Yamantaka, Hayagriva, Visuddha và Vajrakilaya – mỗi thực hành đều có quán đỉnh riêng. Khía cạnh phẫn nộ màu đỏ là Hayagriva Và Garuda (Takyung), vị lại có ba quán đỉnh, cả tỉ mỉ lẫn cô đọng. Thực hành bí mật là Đấng Đại Bi – Tự Nhiên Giải Thoát Khổ Đau (Dukngal Rangdrol), điều cũng có một quán đỉnh; khía cạnh phẫn nộ của thực hành này là một thực hành về Mã Đầu, vị không có quán đỉnhThực hành bí mật nhất là Tinh Túy Niêm Phong (Tikle Gyachen), trong đó, Tôn giả Vô Cấu Hữu và Ngài Longchenpa bất khả phân. Quán đỉnh cho thực hành này được Ngài Jamyang Khyentse Wangpo phát lộ như một kho tàng tâm[15].

Về Thực Hành [Phật] Mẫu Nữ Hoàng Đại Lạc (Yumka Dechen Gyalmo), cả thực hành bên ngoài về Yeshe Tsogyal và thực hành bên trong về Độ Mẫu Tara đều nằm trong một nghi quỹ. Mặc dù chỉ có một quán đỉnh từ Ngài Jigme Lingpa, cũng có những sự gia trì cho phép chung và riêng cho thực hành bên trong về Hai Mươi Mốt Độ Mẫu Tara, điều khởi lên từ cõi giới trí tuệ của Đức Khyentse Wangpo[16]. Khía cạnh phẫn nộ của thực hành bí mật là Không Hành Nữ Sư Tử Diện[17], điều bao gồm một quán đỉnhnghi thức Torma đẩy lùi và nghi thức đẩy lùi lời nguyền[18]Nghi Thức Chư Tôn An – Nộ Làm Trống Rỗng Cõi Thấp (Zhitro Ngensong Jongwabao gồm một quán đỉnh thực sự và phần chuẩn bị, một thực hành hướng dẫn[19] và nghi thức thiêu xương. Có một sự giao phó về Magon Chamdral và về Tseringma. Người ta nói rằng bởi tất cả những thực hành Bổn tôn và Không Hành Nữ này được phát lộ nhờ duyên khởi là lòng sùng mộ chân thành của Ngài Jigme Lingpa, chúng có thể được thực hành như là thực hành đạo sưthực hành Bổn tôn hay thực hành Không Hành Nữ. Mỗi thực hành trong các thực hành này đều có giáo khoa trì tụng riêng.

Về các chỉ dẫn của giai đoạn sinh khởi, có Chiếc Thang Lên Akanistha, cũng như luận giải về những điểm khó của Patrul Rinpoche[20].

Sau này, Khenpo Ngaga soạn một luận giải về các thực hành giai đoạn hoàn thiện[21] của nội hỏa (tummo), thực hành liên quan đến thân của mình và liên quan đến thân người khác, và hai mươi mốt bài tập du già (trulkhor).

Về Đại Viên Mãn, có Mật điển [tantra] Cõi Giới Trí Tuệ Nguyên Sơ Của Phổ Hiềnāgama[22] Kinh Nghiệm Tâm Trí Tuệ Của Phổ Hiền và upadesa Mật Điển Tiếp Theo Của Đại Viên Mãn. Cuốn giáo khoa chỉ dẫn vĩ đại Yeshe Lama là một hướng dẫn thực hành, điều bao gồm bí quyết mang tính kinh nghiệm. Cũng có nhiều chỉ dẫn nhỏ, được xem là những giáo lý bối cảnh hỗ trợ.

Bản văn mở rộng về thực hành sơ khởi là Lời Vàng Của Thầy Tôi[23], điều mà Khenpo Ngaga lại biên soạn một Hướng Dẫn; phiên bản trung bình là bản văn của chính Ngài Jigme Lingpa[24] và phiên bản súc tích là bản văn của Đức Khyentse Wangpo[25].

Về thực hành cắt đứt (Chod) Tiếng Cười Vang Của Không Hành Nữ (Khandro Gegyang), có các luận giải của Ngài Dodrupchen và Patrul Rinpoche, điều được cho là chứa đựng mọi điểm sâu xa của Kinh, Huyễn và Tâm từ truyền thống Kama[26].

Phổ Ba Hệ Thống Mật Điển (Gyuluk Phurba) là một thực hành rất tỉ mỉ, điều bao gồm nghi thức cao hơn dẫn đến giác ngộ và nghi thức thấp hơn để giải thoát kẻ thù và lực gây chướng. Thực hành này, với Sakya Dakchen Drogon Wangdu Nyingpo[27] là vị trông giữ nổi tiếng, được cho là hòa quyện giáo lý Kama và Terma.

Thực hành [Phật] Mẫu bên trong – Nữ Hoàng Đại Lạc có nét nổi bật là một tuyển tập các hoạt động liên quan đến hai mươi mốt Độ Mẫu Tara, bao gồm một thực hành trường thọ, một thực hành chuộc lại linh hồn[28], một thực hành hướng dẫn người đã khuất, một thực hành tài bảo, cúng dường lửa và v.v. Thực hành Vô Lượng Quang, vị chủ gia đình của thực hành [Phật] Mẫu (Yumka), bao gồm quán đỉnhthực hành trường thọ và hướng dẫn cho người đã khuất. Tập Hội Chư Đại Vinh bao gồm một thực hành để thánh hóa cam lồ () thuốc. Về thực hành [Phật] Mẫu Không Hành Nữ Sư Tử Diện, có nghi thức đẩy lùi lời nguyền và về thực hành phẫn nộ Mã Đầu Và Kim Sí Điểu (Takyung), có nghi thức Torma đẩy lùi. Có các cúng dường lửa liên quan đến bốn hoạt động giác ngộ, một thực hành hướng dẫn về Chư Tôn An – Nộ, nghi thức thiêu xương, bản văn để thánh hóa viên [thuốc] về Đấng Đại Binghi thức dây-đan cho Magon, nghi thức áp dụng các hoạt động giác ngộ phẫn nộ và dựa trên Magon, nghi thức dây-đan để đẩy lùi chiến tranh.

[1] David Jackson viết rằng bản văn này “được viết ở Seattle vào đầu những năm 1960 để trả lời câu hỏi của Gene Smith. Để làm sáng tỏ những điểm còn nghi ngờ, Ngài trước tiên viết gửi Đức Dilgo Khyentse, vị sau đó cũng kiểm tra và thêm vào những chú thích bổ sung”.

[2] Zhoto Tidro là một tổ hợp hang động tọa lạc ở Drikung, trung tâm Tây Tạng.

[4] Ánh Sáng Mặt Trời – Những Giải Thích Cõi Giới Vĩ Đại Của Hư Không: Một Luận Giải Thêm Về Cả Hai Từ Đại Viên Mãn Cực Tinh Túy Của Đạo Sư (rdzogs pa chen po bla ma yang tig las gnyis ka’i yang yig nam mkha’ klong chen gyi rnam par bshad pa nyi ma’i snang ba).

[5] Điều này muốn nói đến việc Đức Jamyang Khyentse Wangpo đón nhận nghi quỹ đạo sư Tikle Gyachen như một linh kiến thanh tịnh.

[6] Tức Khenpo Ngawang Palzang (1879-1941). Tham khảo https://thuvienhoasen.org/a36220/tieu-su-van-tat-khenchen-ngawang-palzangpo.

[8] Theo Khenpo Yeshe Gyaltsen, chúng là Chỉ Dẫn Về Ý Nghĩa Thực Hành Sơ Khởi Bảy Điểm Luyện Tâm (sngon ‘gro sems sbyong bdun gyi don khrid), Chỉ Dẫn Về Ý Nghĩa Thực Hành Chính Yếu – Tinh Túy Tịnh Quang (dngos gzhi ‘od gsal snying po’i don khrid) và Chỉ Dẫn Về Ý Nghĩa An Trú Nguyên Sơ Và Ổn Định Trong Cắt Đứt (khregs chod ye babs sor bzhag gi don khrid).

[9] Những Từ Vô Cấu – Một Giáo Khoa Chỉ Dẫn Cho Các Bản Văn Mẹ Và Con Của Đại Viên Mãn Tâm Yếu (rdzogs chen snying thig ma bu’i khrid yig dri med zhal lung).

[10] Tạng: Damchen Dorje Lekpa (dam can rdo rje legs pa).

[11] Tức Damngak Dzod (gdams ngag mdzod).

[12] Có lẽ là zhus len bdud rtsi gser phreng.

[13] Ở đây tuân theo ấn bản Dezhung.

[14] Đại Dương Thành TựuThực Hành Cúng Dường Chư Đạo Sư – Hiện Thân Của Mọi Đàn Tràng (dkyil ‘khor thams cad kyi ngo bo bla ma mchod pa’i chog dngos grub rgya mtsho).

[15] Đấng Ban Tặng Trí Tuệ Thù Thắng – Quán Đỉnh Chín Muồi Cho Thực Hành Đạo Sư Bí Mật Nhất Tinh Túy Niêm Phong (yang gsang bla ma’i sgrub pa thig le’i rgya can gyi smin byed ye shes mchog sbyin).

[16] Bản văn này có lẽ đã bị mất. Tuy nhiên, có giáo khoa quán đỉnh gọi là Bình Như Ý Xuất Sắc – Quán Đỉnh Hai Mươi Mốt Độ Mẫu Kết Nối Với Quán Đỉnh Bình Của Thực Hành [Phật] Mẫu Nữ Hoàng Đại Lạc (yum ka bde chen rgyal mo’i bum dbang gi rjes ‘brel sgrol ma nyer gcig gi lha dbang dgos ‘dod bum bzang) do Drodul Pawo Dorje (có lẽ là Ngài Adzom Drukpa) soạn vào năm Thủy Mão (1903).

[17] Thực Hành [Phật] Mẫu Bí Mật Sư Tử Diện Không Hành Nữ.

[18] Tạng: Chedrol (chad grol).

[19] Tạng: Nelung (gnas lung).

[20] Cả hai bản văn này đã được dịch sang Anh ngữ và xuất bản trong cuốn sách Deity, Mantra and Wisdom: Development Stage Meditation in Tibetan Buddhist Tantra, Jikme Lingpa và Getse Mahapandita Tsewang Chokdrub, Snow Lion, 2007.

[21] Đây chắc hẳn là Gương Pha Lê Vô Cấu Nhiễm: Hướng Dẫn Thực Hành Từ Truyền Thừa Trì Minh Về Các Bài Tập Du Già (Trulkhor) Xua Tan Chướng Cản Từ Giai Đoạn Hoàn Thiện Dựa Trên Prana Lạc – Không Trong Tâm Yếu Cõi Giới Bao La (klong chen snying gi thig le’i bde stong rlung gi rdzogs rim gyi gegs sel gyi ‘khrul ‘khor rig ‘dzin brgyud pa’i phyag bzhes dri med shel gyi me long).

[22] Theo Rigpawikigiáo lý Kim Cương thừa được chia thành ba kiểu: TantraAgama hay trích yếu và Upadesha hay chỉ dẫn cốt tủy. Tantra, những giáo lý mở rộng, luôn được đồng hành bởi Agama, thứ trình bày cùng giáo lý nhưng theo cách thức ngắn hơn, dễ tiếp cận hơn so với Tantra. Chỉ dẫn cốt tủy là những chỉ dẫn thực tiễn đơn giản, trực tiếp.

[23] Luận giải nổi tiếng về các thực hành sơ khởi của Tâm Yếu Cõi Giới Bao La do Patrul Rinpoche soạn. Tham khảo https://thuvienhoasen.org/a6376/loi-vang-cua-thay-toi.

[24] Áp Dụng Chính Niệm – Chỉ Dẫn Về Các Thực Hành Sơ Khởi Đại Viên Mãn Độc Đáo Của Tâm Yếu Cõi Giới Bao La.

[26] Tức Kinh Tập Hợp Ý Định (), Guhyagarbha-Māyājāla [Tinh Túy Bí Mật – Diệu Huyễn Võng] (sgyu ‘phrul drwa ba), và Đại Viên Mãn Phần Tâm (rdzogs chen sems phyogs), các kinh văn đại diện cho Mahayoga, Anuyoga và Atiyoga.

[27] Tức Ngài Wangdu Nyingpo (1763-1809), vị trì giữ ngai tòa thứ 32 của Sakya.

[28] Tạng: Lalu (bla bslu).

Ở đây, tôi đã tuân theo bản danh mục được Đấng Toàn Tri Khyentse Wangpo viết.

Nguồn Anh ngữ: https://www.lotsawahouse.org/tibetan-masters/dezhung-rinpoche/nyingtik-yabzhi-longchen-nyingtik-survey.

Han Kop chuyển dịch Tạng-Anh cho Dự Án Longchen Nyingtik, 2023. Vô cùng biết ơn Khenpo Yeshe Gyaltsen và Sean Price vì sự hỗ trợ từ ái.

Dezhung Rinpoche và Dilgo Khyentse Rinpoche

Việt dịch: Pema Jyana

Nguồn: Tổng Quan Về Tâm Yếu Bốn Phần (Nyingtik Yabzhi) Và Tâm Yếu Cõi Giới Bao La (Longchen Nyingtik)

Comments are closed.

MẠNH MẼ ĐỂ GIÁC NGỘ - BE POWERFUL TO ENLIGHTEN
Thông tin liên quan đến dòng Truyền Thừa Ripa Vinh Quang đã được Đức Pháp Vương - Đại Khai Mật Tạng Terchen Namkha Drimed Rabjam Rinpoche ban phước. Cầu mong kho tàng giáo lý Terma thâm diệu của dòng Truyền thừa Ripa Vinh Quang sẽ làm an dịu mọi nổi thống khổ của chúng sinh mẹ tại đất nước Việt nam thân yêu.

Om Ah Hung Maha Sengha Mani Radzaa Sarwa Siddhi Phala Hung