Tính Không của Tâm – bản chất Niết Bàn của Tâm |

Tính Không của Tâm – bản chất Niết Bàn của Tâm

Tánh không

Trong ngữ cảnh Phật Pháp, Pháp quy chỉ Pháp tối hậu, đó là niết bàn. Do thế sự lí hội thông hiểu Phật giáo cần sự lí hội thông hiểu chính xác về pháp diệt tận và niết bàn hoặc giải thoát. Nếu các tu tập của bạn trở thành một thuốc giải đối với các ngu si – delusions – hoặc các phiền não – afflictions –  thì những tu tập này là pháp hoặc thuộc về pháp. Nếu các tu tập này không trở thành các thuốc giải đối với các ngu si của bạn thì chúng không là pháp hoặc không thuộc về pháp.

Đặc điểm để nhận ra Phật Pháp là gì? Phật Pháp là pháp mà sự tu tập căn cứ trên sự lí hội thông hiểu căn bản hoặc sự công nhận rằng các ngu si hoặc các phiền não của tâm đều là kẻ thù thực sự. Toàn thể tu tập tâm linh của bạn đều có mục đích chiến đấu với các phiền não này của tâm. Dĩ nhiên tái sinh thuận duyên và các phương diện đáng ao ước trong đời sống luân hồi cùng với các nguyên nhân giúp cho các thành tựu tích cực của chúng đều có tính phúc đức thiện hảo, nhưng những điều này không nên là những nguyện vọng tối hậu của chúng ta khi chúng ta tu tập Pháp. Nguyện vọng tối hậu của chúng ta là giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Căn cứ trên sự thành thật công nhận tính bất khả mãn nguyện trong luân hồi và cũng căn cứ trên sự hoàn toàn tán thành nguyện vọng giải thoát sự bất khả mãn nguyện này, bạn nên tăng trưởng một nguyện vọng tha thiết tìm kiếm sự tự do như thế. Điều này được gọi là sự từ bỏ thật sự.

Để tăng trưởng nguyện vọng thật sự muốn thành tựu giải thoát hoàn toàn hoặc tự do không còn luân hồi, bạn cần tăng trưởng một sự lí hội thông hiểu nhất định về niết bàn hoặc giải thoát thật sự có nghĩa gì. Trong ngữ cảnh này bạn cũng cần có vài ý niệm về thành tựu giải thoát nghĩa là gì. Sự lí hội thông hiểu này sinh khởi từ sự công nhận rằng các ngu si của tâm có thể được làm biến mất. Trong ngữ cảnh này, sự lí hội thông hiểu tính không là vô cùng quan trọng. Nói tổng quát khái niệm về giải thoát tâm linh có trong nhiều tôn giáo. Điều độc đáo đến từ Phật giáo là sự lí hội thông hiểu thật sự về giải thoát — moksa – chỉ có thể đến khi bạn có một sự lí hội thông hiểu sâu sắc về tính không.

Có một đoạn trong Trung Luận ngài Long Thọ miêu tả rất đúc kết sự lí hội thông hiểu của ngài về giải thoát. Ngài tuyên bố rằng giải thoát xảy ra khi tương tục của nghiệp và các ngu si chấm dứt. Ở đây sự chấm dứt của tương tục nghiệp và các ngu si không quy chỉ một giòng chảy đi đến một chấm dứt bởi vì nó chỉ là một hiện tượng sát na biến dịch. Nói chính xác hơn, sự chấm dứt này quy chỉ sự chấm dứt tạo nên do phương pháp hữu hiệu chủ ý do áp dụng đạo lộ. Hành nghiệp mà nó làm sinh khởi chu kì cho hiện hữu bất giác có tính toàn thể lâu dài, hành nghiệp này được tạo lập do các yếu tố động cơ tỉ dụ các ngu si của tâm, tham, sân và vô minh, v,v… Những ngu si hoặc các phiền não của tâm được tạo lập trên căn bản của tri nhận sai lạc về thế giới, đặc biệt là các loại phóng đại chúng ta thường đặt thêm vào các tri nhận của chúng ta. Các tiên niệm này – this preconception — về thế giới được tạo lập do bởi tri nhận thế giới theo căn bản vô minh, do lí do đó chúng ta có khuynh hướng phóng chiếu một loại bản chất vĩnh cửu, trường tồn vào các sự vật hoặc các biến cố. Điều này được gọi theo thuật ngữ — cấu trúc suy tưởng — conceptual elaborations – theo nghĩa rằng chúng ta đang suy tưởng thế giới. Sự suy tưởng này hoặc cách thức tri nhận sai lầm nhìn thế giới là một sự vật gì đó – something – mà điều này chỉ có thể bị xóa bỏ hoặc bứng luôn gốc rễ bằng cách tăng trưởng trí tuệ về tính không, nhìn thấu suốt sự dối gạt này và lí hội thông hiểu thế giới thật tướng – the world as it is. Sự lí hội thông hiểu chính xác về tính không là giải pháp chính yếu để cắt đứt toàn thể tiến trình này.

Có một cách đọc khác về giòng cuối của phát biểu của ngài Long Thọ, đó là tất cả các cấu trúc suy tưởng này đều được tịch tĩnh bằng các phương pháp hữu hiệu để tăng trưởng trí tuệ về tính không. Cách đọc này là ở điểm ngài Long Thọ nói rằng tất cả các cấu trúc suy tưởng này đều được tịch tĩnh trong tính không. Khái niệm về tịch tĩnh trong tính không này có ý nghĩa rằng trí tuệ về bản chất thực và tối hậu của tâm thì thực sự trục xuất các ngu si của tâm. Tâm trong một phương cách trở thành cùng một công cụ của tiến trình tịnh hoá tâm. Nếu bạn suy nghĩ một cách cẩn thận, giải thoát không là một cái chi hết ngoại trừ là trạng thái của tâm, bản chất tối hậu của tâm. Bản chất tối hậu của tâm là tính không của tâm, và điều này đôi khi được quy chỉ là bản chất niết bàn của tâm – natural nirvana. Tính không của tâm, một tâm vươn tới một điểm mà ở đó nó được làm sạch tất cả các ngu si của nó hoặc các chất làm nhơ nhuốm, là niết bàn hoặc giải thoát. Do thế trong các kinh văn có nói tối thiểu đến bốn loại chính yếu của niết bàn hoặc giải thoát. Thứ nhất là bản chất niết bàn, nó quy chỉ tính không của tâm. Trong thực tế, đây là căn bản hoặc nền tảng mà nó tạo phương tiện, cơ hội, khả hữu cho các tâm của chúng ta trở thành tự do. Ba loại còn lại là: niết bàn hữu dư, niết bàn vô dư, và niết bàn vô trụ.

Đức Dalai Lama XIV

Lược trích từ: In the Spirit of Manjusri

Comments are closed.

MẠNH MẼ ĐỂ GIÁC NGỘ - BE POWERFUL TO ENLIGHTEN
Thông tin liên quan đến dòng Truyền Thừa Ripa Vinh Quang đã được Đức Pháp Vương - Đại Khai Mật Tạng Terchen Namkha Drimed Rabjam Rinpoche ban phước. Cầu mong kho tàng giáo lý Terma thâm diệu của dòng Truyền thừa Ripa Vinh Quang sẽ làm an dịu mọi nổi thống khổ của chúng sinh mẹ tại đất nước Việt nam thân yêu.

Om Ah Hung Maha Sengha Mani Radzaa Sarwa Siddhi Phala Hung