Giới thiệu
Đấng Bí mật chiến thắng ma quỷ, một vị Bồ Tát, vị Bồ Tát có bề ngoài của Đức Phật Shakyamuni (Thích Ca Mâu Ni), bên trong là đức Vajrapani (Kim Cương Thủ), và bí mật là đức Vajradhara (Kim Cương Trì). Người mang những kho báu là những bài giảng bí mật của Đức Phật trong cả ba thời. Người là hiện thân của tất cả các vị thần trong mật điển mà hoạt động trong những hình tướng khác nhau để rèn luyện cho chúng sinh. Chakrasamvara là xuất phát thân, Mahamaya là xuất phát khẩu và Hevajra là xuất phát ý. Guhyasamaja là xuất phát phẩm tính và Kalachaka là xuất phát hành động. Chính vì vậy vị Bổn tôn này là hiện thân của tất cả các Bổn tôn. Trong các bản văn của Mật thừa có nói “bất cứ ai nhìn thấy thân ta sẽ đạt được Phật quả, bất cứ ai mà nghe thấy lời nói của ta sẽ đạt được hỷ lạc trong Samsara, bất cứ ai nhận thức được trí tuệ của ta, ta sẽ mang chúng sinh đó tới giác ngộ. Bất cứ ai nhận được quán đỉnh của vị thần này và mang Người thực hành như Bổn tôn trong nhưng thực hành thường xuyên sẽ không bị những tà ma, quỷ chống đối, và sau cùng sẽ đạt được sự bất khả phân của trí tuệ kim cương của tất cả chư Phật đà”.
Các hoạt hạnh của chư Phật là vô hạn. Từ sự đa dạng và phẩm tính của chúng sinh không bao giờ cùng tận, các Đức Phật hoạt động trong vô số tướng vẻ vì lợi lạc của tất cả chúng sinh. Chư Phật có khả năng làm như vậy vì các Ngài đã đạt được vô lượng, vô biên từ bi và trí tuệ. Như bầu không gian không cùng tận và bao quanh tất cả chúng sinh, cũng như vậy những hoạt hạnh trí tuệ phi thường và từ bi của chư Phật chạm tới mỗi chúng sinh. Những hoạt hạnh vô số lượng thường được nhắc đến trong những thuật ngữ của ba đại hoạt hạnh sau:
Đức Chenrezig (Đức Quan Âm), hoạt động biểu lộ sự bi mẫn.
Đức Manjustri (Đức Văn Thù), biểu lộ trí tuệ.
Đức Vajrapani (Đức Kim Cương Thủ), vị Bồ Tát biểu lộ năng lượng và quyền uy, những hoạt động của Đức Phật.
Mặc dù mỗi vị có một vài điểm mạnh trong từng phẩm tính cụ thể, nhưng các vị đều hiện thân từng phẩm tính này như nhau.
Vajrapani (Đức Kim Cương Thủ) cũng đáp ứng được những đòi hỏi của chúng sinh bằng sự xuất phát đa dạng. Đó là yên bình, bán phẫn nộ, phẫn nộ với sự phân chia số lượng tay và đầu khác nhau. Hình tướng đặc biệt của Vajrapani (Đức Kim Cương Thủ) chúng ta thực hành ở đây được gọi là Đấng Bí Mật chiến thắng ma quỷ. Không chú ý đến hình tướng, bản tính tự nhiên chủ yếu của Đức Vajrapani (Kim Cương Thủ) là trí tuệ và từ bi, thoát khỏi mọi sự lầm lẫn, chướng ngại, và những ý nghĩ xáo trộn, cũng như Đức Chenrezig (Quan Âm) hoặc Đức Manjustri (Văn Thù).
Mỗi vị có điểm mạnh của một phẩm tính độc nhất, nhưng các vị đều hiện thân đầy đủ các phẩm tính của Đức Phật. Do đó, thiền về Đức Chenrezig (Quan Âm), thực hành kết hợp những phẩm tính của từ bi, trí tuệ và quyền năng. Trí tuệ của Đức Manjustri (Văn Thù) chứa đựng lòng bi mẫn và các hành động. Ở đây, thực hành thiền về Đức Vajrapani (Kim Cương Thủ) là thực hành cốt lõi về quyền năng hay năng lượng, nhưng cũng vẫn bao gồm trí tuệ và từ bi. Rất nhiều phương pháp Kim Cương Thừa được giảng dạy gián tiếp thông qua biểu tượng và hình thái lời nói nên rất dễ gây hiểu nhầm ở điểm này và những ngữ nghĩa đầy ẩn ý. Bởi vậy sự hướng dẫn đáng tin cậy từ vị đạo sư với đầy đủ phẩm tính là tâm yếu để bổ sung dẫn hướng cho trí tuệ và từ bi bẩm sinh. Bằng niềm tin, chúng ta có thể phát triển sự can đảm để nhận diện bản chất thực của Samsara (luân hồi) cũng như Nirvana (niết bàn).
Tiêu đề
Nghi quỹ thực hành hằng ngày rất súc tích của Đấng Bí Mật chiến thắng ma quỷ.
Chúng ta cần phải khuất phục 2 loại ma quỷ: bên ngoài và bên trong. Tuy nhiên ma quỷ ở bên ngoài hoạt động chính từ bên trong. Nếu không có ma quỷ từ bên trong, khả năng là sẽ không có ma quỷ ở bên ngoài. Vậy một con quỷ sinh ra từ nhân nào?
Đó là sự hoạt động bên ngoài của một tâm trí tràn đầy những tiêu cực, giận dữ, ghét bỏ, kiêu ngạo và ghen tỵ.
Nhân và quả thiết lập nên tất cả. Bất cứ nhân nào đã được tạo ra, quả của chúng chắc chắn sẽ đến. Nếu bạn tạo ra lửa, nhiệt đương nhiên là quả. Nếu bạn tạo ra băng giá, chắc chắn sẽ bị lạnh. Có nghĩa rằng bạn không thể phớt lờ những gì bạn đã làm, chúng ta sẽ trải nghiệm về quả và tịnh hóa nhân tiêu cực bằng cách thực hành thiền. Vậy chúng ta cần trí tuệ để lựa chọn những nhân tích cực mang lại những quả tích cực. Đấy là lý do các vị đại Bồ Tát không tập trung vào những điều vụn vặt như yên bình và hạnh phúc tạm thời. Họ hành động để đạt được giác ngộ hoàn hảo. Điều này tùy thuộc vào phẩm tính của tâm trí. Những người có tâm trí lớn lao, một bản tâm bao la có thể thấu hiểu, rèn luyện cả một quá trình cầu đạt giác ngộ. Những người có cái nhìn rất hạn hẹp, cầu cho một vài ngày lạc thú, thu được kết quả rất hạn chế.
Đau khổ là nguyên nhân để đạt giác ngộ cho những ai đang trên con đường tâm linh. Nếu không có khổ đau, chúng ta sẽ không có sự khích lệ để hướng tới giác ngộ.
Nhìn vào nỗi khổ đau bực bội, chúng ta học về một con đường khác. Khổ đau cho phép chúng ta tiến tới con đường tâm linh, và đưa chúng ta đạt được giác ngộ nếu như chúng ta sử dụng nó một cách đúng đắn. Nói một cách khác, đau khổ chỉ là nhân khiến ta thêm đau khổ vì ta sẽ tạo thêm nhân tiêu cực để thoát ra được khỏi nó. Vậy để khuất phục được những ma quỷ bên ngoài, là vấn đề sống còn để khuất phục những lầm lạc bên trong.
Phần mở đầu
NAMO GURU VAJRAPRANIYE! (NAMO ĐẤNG KIM CƯƠNG THỦ)
Một cái vajra (chuông Kim cương) hoặc dorje (chày Kim Cương) trong tiếng Tạng, là rất bền vững, không phá hủy được, tượng trưng cho trí tuệ. Pani có nghĩa ai cầm hoặc sở hữu cái gì đó. Ở đây, tên Vajrapani (Kim Cương Thủ) có nghĩa một người sở hữu trí tuệ.
Namo Guru Vajrapaniye có nghĩa “Con xin đỉnh lễ tới Bậc thầy Vajrapani”. Điều này có thể diễn giải theo hai cách. Chúng ta đỉnh lễ tới Đức Vajrapani (Kim Cương Thủ), nhận thức Người như chính bậc thầy của mình, hoặc chúng ta có thể đỉnh lễ tới bậc đạo sư tâm linh của mình, bất khả phân với Đức Vajrapani.
Bất cứ hành giả Yogi nào mong muốn thực hành giai đoạn tăng trưởng và tụng chú cho phần hành trì hàng ngày rất ngắn gọn này của Đấng Bí Mật hàng phục các loài ma quỷ đầu tiên cần thọ Quy y, trưởng dưỡng Bồ đề tâm, và thiền về bốn ý niệm.
Như đã nói ở trên, thiết lập một thái độ tích cực là rất quan trọng. Chúng ta hướng về Phật quả để giải quyết những vấn đề trong Samsara (luân hồi), không chỉ vài nỗi khổ nhỏ. Khi thực hành theo cách này, những vấn đề tạm thời cũng được giải quyết dễ dàng.
Thường thì chúng ta không xem nguyên nhân trọn vẹn của vấn đề mà chỉ xem phần mà chúng đang đương đầu và phải đối phó. Chúng ta không nhìn thấu được độ sâu của nỗi khổ đau. Bài giảng này là những gì cần thiết để nhận diện được toàn bộ hình thái của nỗi khổ. Để giải thoát chính chúng ta và mọi chúng sinh, chúng ta Quy y và thực hành bốn Vô hạn lượng (tứ Vô lượng tâm).
Chú giải nghi quỹ
Thọ Quy y và trưởng dưỡng Bồ đề tâm
Nơi Phật, Pháp và Tăng đoàn cao quý nhất, con xin Quy y cho tới ngày đạt được giác ngộ quả Bồ đề. Nhờ công đức bố thí và những thiện hạnh khác, con nguyện viên thành quả vị Phật vì lợi lạc của tất cả chúng sinh.
Ở đây chúng ta kết nguyện học và thực hành những bài giảng của Đức Phật cho đến ngày chúng ta đạt được giác ngộ. Mặc dù chúng ta học Pháp hoặc thực hành thiền, phần quan trọng nhất đầu tiên là trưởng dưỡng tâm trí để mang lại lợi lạc cho tất cả chúng sinh. Điều này không chỉ có nghĩa cho con người, mà tất cả những ai có ý thức, những ai mà tìm yên bình và hạnh phúc. Mỗi chúng sinh ao ước có được hạnh phúc và yên bình, không ai muốn đau khổ. Từ khi nghiên cứu những bài giảng của Đức Phật trong Đại Thừa và Kim Cương Thừa, chúng ta phải trưởng dưỡng đại tâm trí của tình yêu thương-tử tế, bi mẫn và Bồ đề tâm là điều then chốt. Những ý nghĩ này không chỉ đem lợi lạc tới cho những người khác, mà sẽ thiết lập cho bản thân mỗi người trong cộng đồng thực hành Đại Thừa và Kim Cương Thừa.
Quán chiếu về bốn ý niệm Vô hạn lượng (tứ Vô lượng tâm)
Cầu mong tất cả những bà mẹ hiền, vô biên như bầu trời có được hạnh phúc và nhân của hạnh phúc.
Cầu mong họ thoát khỏi đau khổ và nhân của đau khổ.
Cầu mong họ không bao giờ xa rời hạnh phúc và thoát hết mọi ưu phiền.
Cầu mong họ an trụ trong sự bình đẳng, thoát khỏi mọi tham ái và sân hận.
Dòng đầu tiên là sự thực hành về tình yêu thương, dòng thứ hai về sự từ bi. Dòng thứ ba về sự thực hành cảm giác hỷ lạc khi những người khác có yên bình và hạnh phúc.
Điều này tưởng là dễ, nhưng lại rất phong phú, hãy thực hành. Ngược lại với những cảm giác ghen tỵ với thành công của người khác, hãy hoan hỷ và thấy hạnh phúc. Dòng thứ tư là thực hành về bình đẳng. Bình đẳng không có nghĩa là cảm giác không khác biệt, không phân biệt tốt xấu. Trên hết, chúng ta phải rất cố gắng để nhìn nhận tất cả chúng sinh cùng một cách như ta nhìn nhận những người thân thiết. Thông thường, chúng ta có những bám luyến vào bạn bè, họ hàng của mình, và ghét bỏ kẻ thù hay những người chúng ta không thích. Để giải thoát mình khỏi những lầm lỡ này, hãy xem xét nhưng cảm xúc xuất hiện khi bạn thấy một ai thân thiết với bạn đau khổ. Bạn muốn giúp đỡ rất nhiều. Đó là thái độ chúng ta cần có hướng về tất cả chúng sinh, kể cả kẻ thù.
Trong cuộc đời của Đức Phật, người họ hàng của Người là Devadatta (Đề Bà Đạt Đa) đã ghen tức và đã thử giết Đức Phật bằng cách nghiền nát Người bằng một tảng đá.
Hòn đá rơi trúng chân Đức Phật, và chân Người bắt đầu chảy máu. Rất nhiều thầy thuốc đến để cầm máu nhưng tất cả đều không thành công. Mahakashyapa, một trong những đệ tử lớn của Đức Phật, đã nói “nếu thực sự Đức Phật có tâm đại bình đẳng hướng về chúng sinh, Người phải xem Devadatta và cha Người là ngang như nhau. Nếu điều này là sự thật, thì chân Người sẽ ngưng chảy máu”. Máu Đức Phật đã ngừng chảy ngay khi những lời này được thốt ra vì nó diễn tả đúng sự thật.
Quán chiếu tính không
OM SVABHAVA SHUDDHA SARVA DHARMA SVABHAVA SHUDDO HANG
Phương thức trường tồn (tồn tại vĩnh cửu) của các hiện tượng (Pháp) tự thân là sự khai mở thuần túy. An trụ trong trạng thái tự nhiên này.
Tịnh hóa những lầm lạc của sự bám chấp vào nhị nguyên tính của Samsara (luân hồi) và Nirvana (niết bàn), và thiền về sự tinh khôi nguyên thủy của tính không lan tỏa khắp.
Tất cả các hiện tượng (Pháp) bản tính vốn là tinh khiết, chúng ta chỉ cần nhận ra bản chất tự nhiên này. Theo thông lệ, chúng ta nhầm lẫn và không nhận diện hiện tượng theo cách chúng vốn tồn tại. Đầu tiên chúng ta phải hiểu, và tiếp đến duy trì tình trạng này để nhận thức được bản chất của các hiện tượng.
Khi chúng ta đưa trẻ con ra bãi biển, đôi khi bọn trẻ xây những căn nhà nhỏ trên cát. Nếu có một đợt sóng phá hủy những căn nhà cát này, bọn trẻ trở nên thất vọng vì ngôi nhà nhỏ rất có giá trị với chúng. Những người lớn chúng ta coi đó là những trò chơi trẻ con, không quan trọng. Bây giờ khi chúng ta xây chính căn nhà của mình để sống, chúng ta coi những căn nhà thật quan trọng. Nếu có cái gì đó phá hủy nhà mình, chúng ta có thể gần như mất trí. Chúng ta giống như đám trẻ con thất vọng về điều thật tầm thường khi nhận thức chúng sinh. Tùy theo sự trưởng thành tâm linh của tâm, chúng ta cần “chơi” theo cách khác.
Những bài giảng Kim Cương Thừa này là những phương thức khéo léo để hiện thực bản chất “nó-là-như-vậy”. Về mặt tri thức, điều này có thể dễ hiểu. Nhưng nếu không thực hành, chúng ta sẽ không nhận được bất cứ sự trợ giúp nào từ hiểu biết của mình khi đối mặt với những tình huống khó khăn. Nếu chúng ta bền bỉ thực hành, thì những nỗi khổ đau và xung đột hiện thực bây giờ, sẽ không bền vững đến vậy. Cách thực hành này đã làm cho chúng khác đi. Nhưng đầu tiên, trước khi có sự nhận thức của tính không, chúng ta có thể hình dung tính không như là bầu không gian bao la vô tận.
Quán tưởng
Trong trạng thái của tính không, xuất hiện một hình cầu của núi lửa-kim cương, ở giữa là chủng tự PAM, chúng tự này biến thành một đài sen trên đó có chủng tự RAM hóa hiện thành đĩa mặt trời. Trong đó, nhận thức của con trong hình dạng trong trẻo, có màu xanh dương đậm của HUNG. Ánh sáng phóng tỏa từ chủng tự này và tịnh hóa tất cả các chúng sinh và được hòa nhập vào chủng tự HUNG, hóa hiện thành Đấng Bí Mật, người hàng phục tất cả các loài ma quỷ và tinh linh ác xấu.
Đó là cách quán tưởng đức hình tướng Đức Vajrapani. Chúng ta không hình dung Người ở trước mặt chúng ta. Tại đây, chúng ta hóa hiện thành Đức Vajrapani, người giúp chúng ta có được sự nhận thức. Tại điểm thực hành này chúng ta được gọi là “chúng sinh samaya”.
Ngoài tính không, một vòng của núi lửa-kim cương hoạt động. Đó là một vòng khổng lồ vây quanh được tạo bởi núi những ngọn lửa, như thể là toàn thể vũ trụ đang ở trong lửa. Lửa Vajra (kim cương) có nghĩa ngọn lửa trí tuệ thiêu rụi tất cả những mê mờ và những nghiệp tiêu cực, là một dạng của sự bảo vệ. Bạn tự thân trở nên trong sáng, thành chủng tự HUNG màu xanh dương sẫm. Đấng Bí Mật, người khuất phục tất cả các ma quỷ và linh tinh xấu ác là Đức Vajrapani (Kim Cương Thủ). Người sở hữu những tài năng lớn để khuất phục những nhân duyên tiêu cực, như những linh tinh xấu ác, bằng cách biến đổi chúng thành những nhân duyên tích cực. Khả năng này cũng là phần của bản chất giác ngộ của chúng ta. Khi chúng ta khuất phục được hoàn toàn chứng rối loạn thần kinh, lầm lẫn, những phiền não tinh thần, thay thế chúng bằng yêu thương-tử tế, từ bi, và Bồ đề tâm, tất cả những linh hồn xấu ác và những thế lực tiêu cực, sẽ biến đổi tự nhiên thành những nhân nhân duyên tích cực.
Con xuất hiện trong màu đen, với một mặt và hai tay. Tay phải con nâng một cái chày kim cương vàng năm chấu. Tay trái con ở nơi tim trong ấn hàng phục, cầm một cái dây thòng lọng kim cương. Chân phải con co lên chân trái duỗi thẳng. Con hóa hiện chín biểu hiện phẫn nộ. Màu tóc ánh lửa cháy sáng lên. Con mang một cái mũ gắn năm cái sọ khô và một cái vòng của năm mươi đầu lâu tươi vừa mới cắt.
Cái chày kim cương năm chấu mà Người cầm bên tay phải biểu trưng cho trí tuệ rất bền vững. Ở đây có ba biểu hiện phẫn nộ đến từ tâm, ba từ lời nói và ba từ thân, tạo nên chín. Ba tâm tính của tâm trí bao gồm sự từ bi, sự yên bình và sự cao thượng vô bờ bến. Ba tính khí của diễn đạt lời nói gồm phẫn nộ, đe dọa và cười. Ba tính khí của thân gồm sự duyên dáng, quả cảm và sự sợ sệt.
Tóc Đức Vajrapani (Kim Cương Thủ) màu ngọn lửa biểu trưng thiêu đốt tất cả những chướng ngại và vô minh. Cái mũ gắn năm cái sọ khô biểu tượng cho năm loại trí tuệ, và cái vòng của năm mươi cái đầu lâu tươi vừa mới cắt chỉ ra năm mươi yếu tố tinh thần đã được chuyển biến thành trí tuệ. Tươi vừa mới cắt có nghĩa bản chất của những cảm xúc phiền não và những tình cảm xáo trộn là trí tuệ nguyên thủy. Chúng ta không thể tìm thấy trí tuệ nguyên thủy tách rời khỏi những cảm xúc đó. Những chỉ dẫn đặc biệt này cho phép chúng ta phát triển sự thấu hiểu chính yếu sắc bén mà lĩnh hội trực tiếp những nhận thức có giá trị.
Đức Vajrapani (Kim Cương Thủ) không cần thiết phải xuất hiện trong hình tướng đáng sợ. Trong hình tướng yên bình, chúng ta vẫn có thể có tất cả những phẩm tính của Đức Vajrapani (Kim Cương Thủ).
Con được trang hoàng bởi tám loài nagas (rồng)
Một naga (rồng) là một loại linh tinh quyền năng ở nước thường xuất hiện như rắn, chỉ ra rằng không có gì Người không khuất phục được. Đôi khi chúng ta xem những bức tranh của những chúng sinh mà nửa người trên là hình người, nửa người dưới giống như cá – những nàng tiên cá này cũng là những nagas. Lãnh thổ của những loài nagas là đại dương, và họ đã được nổi tiếng là có vô vàn của cải, kể cả những viên ngọc báu thông thường và những viên ngọc ước như ý. Có rất nhiều những câu chuyện kể, từ thủa xa xưa lắm rồi, những thương gia đại Bồ Tát có thể ban cho những nagas này những bài thuyết giảng, và nagas cúng dường lại họ những viên ngọc báu này ngược lại. Các loài nagas còn trụ ở một số cây hay dòng suối đặc biệt. Có nơi nói rằng nếu bạn quấy rầy những cái cây này hoặc dòng sông, họ sẽ thất vọng và làm hại bạn. Thực hành Đức Vajrapani này có thể hàng phục nagas như vậy.
Ngài Nagarjuna (Long Thọ), nghe nói, đã ở đất của nagas hàng năm. Arjunja có nghĩa là giai đoạn, vậy Ngài được biết đến như nhà hiền triết của loài nagas. Ngài đã truyền rất nhiều bài thuyết Pháp cho vua của nagas, và trong sự biết ơn, loài nagas đã giúp ngài xây không biết bao nhiêu bảo tháp và tu viện. Tổ Jigten Sumgon cũng đã dạy vua của loài nagas.
Tám nagas tô điểm nơi cổ Đức Vajrapani, cổ, đầu và eo chính là tám vị vua của loài nagas. Chúng tượng trưng cho quyền làm chủ tám ý thức, mà chính là tám yếu tố chính của Samsara (luân hồi):
Ý thức mắt (nhãn thức)
Ý thức tai (nhĩ thức)
Ý thức mũi (khứu thức)
Ý thức lưỡi (vị thức)
Ý thức thân thể (thân thức)
Ý thức tinh thần
Ý thức tinh thần bị phiền não và
A lại a ý thức
Bằng cách áp dụng trí tuệ và từ bi, chúng được chuyển biến thành trí tuệ nguyên thủy.
Con mặc một áo bằng da hổ. Con chìm trong ngọn lửa trí tuệ cháy sáng rực.
Áo da hổ của Đức Vajrapani (Kim Cương Thủ) tượng trưng cho sự không sợ hãi. Một khi chúng ta đã phá hủy ngọn núi của sự ích kỷ của sự tự tôn chính bản thân, và tịnh hóa hoàn toàn những ảnh hưởng sâu sắc của chúng, chẳng còn lại gì để chúng ta phải sợ cả.
Tại ba điểm là chủng tự OM màu trắng, AH màu đỏ và HUNG màu xanh dương. Từ đó, ánh sáng phóng tỏa và mời tất cả các vị thần trí tuệ trong hình tướng của Đức Vajrapani (Kim Cương Thủ), mà hòa tan bất khả phân vào con qua câu chú DZA HUNG BAM HO. Ánh sáng phóng tỏa từ chủng tự HUNG nơi tim con, mời năm vị Phật quán đỉnh vào bầu trời phía trước mặt con.
Tại nơi trán của Đức Vajrapani (Kim Cương Thủ), là chủng tự OM màu trắng tượng trưng cho thân trí tuệ, chủng tự AH màu đỏ nơi cổ Người tượng trưng cho lời nói trí tuệ, chủng tự HUNG màu xanh dương tại nơi tim tượng trưng cho tâm trí trí tuệ. Từ ba chủng tự này, ánh sáng phóng tỏa đi khắp các phương thỉnh mời vô số chúng sinh trí tuệ và các vị Phật ban quán đỉnh xuất hiện trong bầu không gian phía trước và bên trên bạn. Khi bạn đọc câu chú DZA HUNG BAM HO, hàng trăm và hàng ngàn chúng sinh giác ngộ trong hình tướng Đức Vajrapani (Kim Cương Thủ) đến và hòa tan vào bạn.
Vào lúc này, thiền rằng mọi những chướng ngại được xua tan và bạn đã nhận được trí tuệ của tất cả chư Phật và Bồ Tát.
Cúng dường tới các vị Bổn tôn:
OM BAZRA PUSHPAM PRATISA SVAHA
OM BAZRA DHUPAM PRATISA SVAHA
OM BAZRA ALOKAM PRATISA SVAHA
OM BAZRA GHANDHE PRATISA SVAHA
OM BAZRA NEWIDYAM PRATISA SVAHA
Năm món cúng dường này được dâng lên cho năm vị Phật ban quán đỉnh. BAZRA có nghĩa là bền vững. Pushpam là hoa, Dhupam là hương, Alokam là ánh sáng, Ghandhe là nước thơm và Newidyam là thực phẩm cúng dường. Mỗi món cúng dường được quán tưởng lần lượt trong những phẩm chất cao quý, tuyệt vời và vô lượng vô số.
Thiền về năm vị Phật quán đỉnh chấp nhận tất cả những món cúng dường.
Năm vị Phật gồm:
Trắng Vairochana (Đại Nhật Phật)
Xanh nước biển Akshobhya (Bất Động Phật)
Vàng Ratnambhava (Bảo Sinh Phật)
Đỏ Amitaba (A Di Đà Phật)
Xanh lá cây Amogasiddhi (Bất Không thành Tựu Phật)
Quán đỉnh:
Và thỉnh cầu ban quán đỉnh
OM SARVA TATHAGATA ABHIKHINTSATU MAM
Những vị Phật ban quán đỉnh giữ những tịnh bình nước cam lồ trí tuệ, các vị ban quán đỉnh, lặp lại câu OM SARVA TATHAGATA ABHISHEKATA SAMAYA SHRIYE HUNG.
Nhờ vậy thân thể con, giọng nói và trí tuệ được hoàn toàn tịnh hóa và được ban tràn đầy nước cam lồ của trí tuệ, chảy tràn ra và tạo thành hình dạng Đức Akshobhya (Bất Động Phật) như một báu vật trang trí trên vương miện trên đầu con. Từ đó các vị Phật ban quán đỉnh hòa tan vào con.
OM SARVA TATAGATHA ABHIKHINTSATU MAM có nghĩa “xin hãy ban cho con quán đỉnh để xua tan những vô minh của ý, thân và lời nói”. Năm vị Phật giữ bình đầy nước cam lồ trí tuệ và trả lời rằng “OM SARVA TATAGATHA SAMAYA SHRIYE HUNG”. Bạn có thể quán tưởng rằng các vị Phật trút nước cam lồ vào trong thân thể bạn, tất cả thân thể vật lý, lời nói và chướng ngại tinh thần hoàn toàn được tịnh hóa. Cơ thể bạn tràn đầy nước cam lồ trí tuệ, và bạn trở thành hiện thân của tất cả chúng sinh giác ngộ với vị Phật Akshobhya (Bất Động Phật) tại nơi vương miện của bạn. Khi các vị ban xong quán đỉnh, các vị hòa tan vào bạn, vào thời khắc đó, bạn trở thành Phật trong hình tướng của Đức Vajrapani. Điều quan trọng ở đây hãy thiền, cơ thể bạn trở thành cơ thể trí tuệ giống như-cầu vồng, không còn là một thân thể có thật bằng thịt và bằng xương.
Thiền ở trạng thái này lâu như bạn có thể. Thể loại thiền này không tồn tại trong thực hành kinh điển. Đó là thực hành mang tính phân biệt của Kim Cương thừa, những phương tiện thiện xảo mà qua đó chúng ta thiết lập chúng ta trong trạng thái giác ngộ.
Cúng dường tự thân như Đức Vajrapani (Kim Cương Thủ)
OM BAZRA ARGAM PRATITSA SVAHA
OM BAZRA PADYAM PRATITSA SVAHA
OM BAZRA PUSHPAM PRATITSA SVAHA
OM BAZRA DHUPAM PRATITSA SVAHA
OM BAZRA ALOKAM PRATITSA SVAHA
OM BAZRA GHANDHE PRATITSA SVAHA
OM BAZRA NEWIDYAM PRATITSA SVAHA
OM BAZRA SHAPTA PRATITSA SVAHA
Tám phẩm vật cúng dường này được quán tưởng như bầu không gian vô tận, vô số lượng và tuyệt hảo trong bất cứ cách nào đều là tuyệt vời nhất. Những phẩm vật được dâng cho chính bạn, như Đức Vajrapani (Kim Cương Thủ), và bạn chấp nhận món cúng dường này. Đây là cách biến chuyển diện mạo trong thiền Đức Vajrapani (Kim Cương Thủ). Từ tình trạng bình thường, bạn hãy thiết lập chính bản thân như một chúng sinh giác ngộ.
Tán thán
Quyền năng và năng lượng kết hợp lại từ tất cả các chư Phật, Người nắm giữ kho báu tối thượng của những bài giảng bí mật, Người hàng phục tất cả các loại maras và chướng ngại không chừa một ai: con xin tán thán và đỉnh lễ tới Đức Vajrapani (Kim Cương Thủ).
Đức Vajrapani (Kim Cương Thủ) được gọi là người nắm giữ kho báu tối thượng của những bài giảng bí mật, bởi vì Người đã chuyển dịch tất cả những bài giảng mật điển mà Đức Phật đã truyền giảng ở rất nhiều nơi. Nếu bạn tìm hiểu về những bài giảng của dòng mật điển, bạn sẽ thấy hầu như các danh sách đều bắt đầu bởi Đức Phật và Đức Vajrapani (Kim Cương Thủ) thứ hai. Người hàng phục tất cả các loại mara và chướng ngại không có chừa một ai bởi vì không có mara hay chướng ngại nào mà Đức Vajrapani (Kim Cương Thủ) không thể hàng phục hay dẹp yên.
Thiền lâu như bạn có thể trong giai đoạn phát triển này về thân Bổn tôn như một ảo ảnh (sự bất khả phân của hình tướng và tính không-bản chất tự nhiên của trí tuệ).
Ảo ảnh không có nghĩa là cái gì tiêu cực hay không sử dụng. Ở đây, ảo ảnh nói đến những bản tính không có thật của hình tướng, trong suốt, giống như cầu vồng. Thân thể của Đức Vajrapani (Kim Cương Thủ) có thể nhìn thấy được nhưng, giống như ảo tưởng hay trong giấc mơ, bạn không chạm vào được.
Hiểu biết ảo ảnh thông qua thực hành thiền giúp đỡ cho chúng ta trong cuộc sống thường nhật. Ảo ảnh có nghĩa – vạn hữu đều thay đổi. Vào mùa hè, mùa đông chỉ là ảo ảnh. Vào mùa đông, mùa hè chỉ còn là ảo tưởng. Chúng ta tập cho quen ảo ảnh với mọi thay đổi – đông, hè, xuân và thu – chúng ta không ngạc nhiên khi nó xảy đến. Nếu chúng ta không tập cho quen, chúng ta sẽ bị phiền não. Nếu bạn nhìn nhận mọi hiện tượng theo cách – chúng không phải là những thực thể tĩnh – bạn sẽ giữ được yên bình và bình tĩnh trong tâm trí. Thiếu sự hiểu biết này, thực tại yên bình của tâm trí khó mà giữ vững được. Duy trì bản chất bất khả phân của tướng và tính không bằng một tâm trí sáng sủa và thả lỏng. Đây là một cách quan trọng trong thực hành thiền định sử dụng hình tượng Bổn tôn.
Khi bạn thực hành kiểu thiền này, tâm trí bạn phải thật buông lỏng, không được căng thẳng chút nào hết. Nếu bạn không quán tưởng tốt, đừng có thúc ép và đừng trở nên căng thẳng. Buông lỏng tâm trí bạn và cơ thể, đưa bức ảnh của Đức Vajrapani vào tâm trí bạn vậy toàn thể cơ thể bạn được đặt trong một trạng thái tự nhiên như khi bạn thiền.
Khi mệt, hãy cố gắng nỗ lực lặp lại câu chú
Thiền trong trạng thái này lâu nhất bạn có thể. Khi tâm trí trở nên bận rộn, bắt đầu lặp lại câu chú.
Trì tụng chú
Ở tại nơi tim con là chủng tự HUNG, được bao quanh bởi câu chú HUNG BAZRA PHAT màu đen, quay theo chiều kim đồng hồ và tỏa ánh sáng, tạo thành những món cúng dường tới tất cả chư Phật và Bồ Tát. Trí tuệ, lòng từ bi, năng lượng và quyền năng của chư Phật quay về con trong hình tượng ánh sáng và hòa nhập vào con.
Đây là cách quán tưởng bạn nên làm khi bạn lặp lại câu chú. Tại nơi tim, chủng tự HUNG màu xanh nước biển được vây quanh bởi câu chú HUNG BARZA PHAT.
Ánh sáng phóng tỏa từ câu chú và trở thành một món cúng dường tới tất cả chư Phật đà và Bồ Tát ở khắp mười phương. Để đáp trả, trí tuệ, lòng từ bi, năng lượng, quyền năng của Đức Phật quay trở lại bạn dưới dạng ánh sáng và thấm vào bạn. Vào lúc này thiền rằng tất cả chướng ngại về tinh thần, thể xác và lời nói, bệnh tật được tịnh hóa.
Bạn nhận tất cả mọi gia trì và phẩm tính của tất cả chư Phật đà.
Lại lần nữa ánh sáng phóng tỏa tới tất cả chúng sinh và tịnh hóa mọi hiện tượng (Pháp). Nỗi khổ đau, chướng ngại, tật bệnh của tất cả mọi chúng sinh trong sáu cõi được hoàn toàn tịnh hóa và những chúng sinh này được thiết lập trong trạng thái của Đấng Bí Mật. Như vậy, hoàn thiện tất cả những hoạt động thiện hạnh. Ánh sáng quay trở lại và hòa nhập vào chủng tự hạt giống và câu chú (thiền như vậy, tụng chú nhiều nhất bạn có thể tụng).
Khi ánh sáng phóng tỏa từ câu chú lần nữa, toàn thể vũ trụ biến chuyển thành cõi tịnh độ của Đức Vajrapani (Kim Cương Thủ), có tên gọi là Changlochen, hoặc miền đất Dewachen Tây Phương Cực Lạc (đất Phật). Tất cả những chướng ngại của chúng sinh, xáo trộn tinh thần, nghiệp tiêu cực được tịnh hóa. Từ đó họ trở thành Đức Vajrapani (Kim Cương Thủ). Bạn đã thiết lập tất cả chúng sinh, kể cả bạn trong trạng thái giác ngộ. Điều này có thể được, bởi vì tất cả chúng sinh đã có những phẩm tính của Đức Vajrapani (Kim Cương Thủ). Trong thực tế, bản chất tự nhiên Phật tính, Như Lai tạng, của mỗi chúng sinh bao hàm tất cả những phẩm tính của tất cả chư Phật đà. Không có gì bị loại ra và cũng không có gì bị thêm vào. Chúng ta chỉ cần đơn giản lĩnh hội, nắm bắt được mà không bị lầm lẫn.
HUNG BAZRA PHAT
Đây là một dạng chú phẫn nộ của Đức Vajrapani (Kim Cương Thủ) đặc biệt tốt để xua tan những loài linh tinh xấu ác và chữa lành những cơn bệnh. Câu chú này rất dễ để tụng, hãy đọc nhiều như bạn có thể. OM VAJRAPANI HUNG là câu chú phổ biến nhất của Đức Vajrapani (Kim Cương Thủ).
Cuối cùng nhắc lại thần chú 100 âm ít nhất ba lần và lắc chuông.
Khi bạn muốn kết thúc thời khóa, lặp lại câu chú trăm âm ít nhất ba lần. Nếu bạn quán tưởng không rõ ràng, phát âm sai câu chú, hoặc làm bất cứ lỗi lầm nào trong quá trình thiền, hãy tịnh hóa bằng cách đọc chú sau:
OM BAZRA SATTWA SAMAYA
MANU PALAYA
BAZRA SATTWA TENOPA
TISHTHA DRIDO ME BAWA
SUTO KHYOME BHAWA
SUTO KHYOME BHAWA
ANU RAKTO ME BHAWA
SARWA SIDDHIM ME PRA-YATSHA
SARWA KARMA SUTSA-ME
TSIT-TAN SHRIYA KURU HUNG
HA HA HA HA HO
BHAGAWAN SARWA TATHTAGATA
BAZRA MAME MUNTSA
BAZRI BHAWA
MAHA SAMAYA SATTWA AH
Hóa tán
Trí tuệ của chúng sinh quay lại trạng thái tự nhiên. Những hiện tượng bên ngoài hòa tan vào các chúng sinh và hòa tan vào con. Con hòa tan vào chủng tự HUNG ở nơi tim. Đến lượt, chủng tự tan từ từ từ dưới lên hòa vào tính không lan tỏa khắp. Nghỉ ngơi trong trạng thái không bị chướng ngại, không tự tạo tác này lâu nhất có thể.
Trí tuệ của chúng sinh mà được mời đến trước khi trao quán đỉnh quay về trạng thái tựnhiên. Sau đó, vũ trụ bên ngoài (cõi Tịnh độ của Changlochen) hòa tan vào các chúng sinh. Tất cả chúng sinh này tan thành ánh sáng và hòa tan vào con. Con hòa tan vào chủng tự HUNG nơi tim và tan từ từ, từ dưới lên hòa vào tính không lan tỏa khắp. Nghỉ ngơi trong trạng thái rỗng rang.
Như trước đây, một tâm trí buông lỏng và cân bằng là cần thiết. Nếu bất cứ ý nghĩ ý thức nào xuất hiện, đừng chối bỏ mà cũng đừng bám vào. Hãy để chúng nghỉ và tan lại vào trạng thái tự nhiên như bong bóng nổi lên và tan lại vào nước. Những ý nghĩ xuất hiện trong tâm trí và lại hòa tan vào tâm trí. Nếu bạn chối bỏ hay bám vào, tiếp tục những ý nghĩ khác lại xuất hiện thêm. Vậy hãy buông lỏng tâm trí trong trạng thái này, thoát khỏi sự phân biệt nhị nguyên. Đây là cách để cho tâm trí nghỉ ngơi và là một phương pháp rất thiện xảo để hiểu được tâm trí bạn.
Vậy hãy xuất hiện như Đấng Bí Mật và lặp lại lời nguyện hồi hướng
Khi tâm trí bạn được buông lỏng hoặc bạn cần kết thúc thời khóa, xuất hiện lại lần nữa từ trong tính không như Đức Vajrapani (Kim Cương Thủ), là sự bất khả phân của vẻ tướng và tính không. Hãy tự nhắc bản thân bạn lặp đi lặp lại trong ngày để giữ nguyên trạng thái này bằng cách duy trì trí tuệ và từ bi của bạn. Tiếp tục coi tất cả chúng sinh trong trạng thái Đức Vajrapani (Kim Cương Thủ).
Hồi hướng
Qua những thiện hạnh của Pháp thực hành này, cầu mong con có thể đạt được nhận thức vĩ đại của Đức Vajrapani (Kim Cương Thủ) và từ trạng thái này con có thể dẫn dắt tất cả chúng sinh không chừa sót một ai.
Dạng khẩn nguyện tha thiết này là phần quan trọng nhất của thực hành. Nhờ Quy y, trưởng dưỡng Bồ đề tâm, xuất hiện như Đức Vajrapani (Kim Cương Trì), tịnh hóa các chúng sinh, kết hợp chúng với những thiện hạnh của tất cả mọi chúng sinh và của chư Phật và Bồ Tát, mang cho tâm trí tất cả những công đức mà bạn tích lũy được. Đưa tất cả lại cùng nhau và hồi hướng bằng những lời tụng đọc, để gắn lại trong kho tàng của sự giác ngộ.
Nếu bạn mong muốn bạn có thể đọc những lời nguyện khác cũng được. Bằng sự tự tin, bản thân bạn trong hình tướng Đức Vajrapani (Kim Cương Thủ), đi vào bốn hành động.
Bốn hành động bao gồm:
Ăn
Đi dạo
Ngủ
Hoạt động kinh doanh
Trong những thời gian này, tiếp tục quán tưởng bản thân như là Đức Vajrapani (Kim Cương Thủ).
Khenchen Konchog Gyaltshen Rinpoche
Trích cuốn: Chuỗi Tràng Ngọc Trai