Nếu rigpa bí mật, năng lực Phật hiện thực, lẫn tránh chúng ta, đạt giải thoát bằng bất cứ hành động có mục đích nào là vô ích. “Mọi sự đều vô thường và hoại diệt” làm sao một bó thân, ngữ và tâm có thể chạm đến cốt lõi bất hoại của nó?
Nếu không trực giác được rigpa nội tại vốn sẵn và hiện hữu thuần túy, không có cơ may để giải thoát trong đời này bằng hành động chủ ý bất kỳ nào của thân, ngữ, tâm. Thực hành tôn giáo trở nên một tấm lưới ép buộc căng thẳng thắt chặt và che lấp rigpa, và dù cho một ít thỏa mãn có thể có, sản phẩm bị quy định và chắc chắn sẽ tiêu tan như một cái bình đất. Thực hành như vậy không bao giờ có thể đạt được thực tại bất hoại của hiện thể thanh tịnh. Bất kì cái gì được tạo ra một cách có chủ ý đều bị điều kiện hóa và vô thường, trong khi cái kia thì ngược lại, không được tạo ra và bất tử. Bởi vì nó là bất hoại, hiện thể thanh tịnh chỉ có thể được thấy bằng sự buông thả không chủ ý, không toan tính vào trạng thái tự nhiên. Hành động hướng đích là một tấm lưới bó buộc không dẫn chúng ta đến Phật quả gần thêm hơn một sợ tóc. Tham vọng ấy cần được nhìn thấy như một cái bẫy vô ích của sanh tử.
Thực tế, không có gì được làm!
Ý tưởng nào cũng sai lầm: trong cái áo chật bó của giới luật của thân và ngữ quả rất khó khăn để bắt gặp thực tại.
Hỡi con người vĩ đại, hãy nghe ta!
Điều ta dạy ngươi là Đại thừa không hướng đích; hãy nhận nó như là sự trao truyền dứt khoát cuối cùng của ta. Mỗi kinh nghiệm, dầu tướng trạng gì và bản tánh của tâm bao giờ cũng là một, thế nên bỏ qua những tạo tác của những trường phái hướng đích, chỉ tập chú vào tâm y như nó là; sự có mặt toàn bộ của chúng ta được phát hiện là bản tánh của những xuất hiện.
Không chứng ngộ nó, người ta bám vào những đặt tên, gọi cái hữu hình là “tương đối” và cái vô hình là “tuyệt đối”; tuyệt đối và tương đối là một thực tại bất nhị cho dù Ta không thể diễn tả nó.
Sự cầu mong hạnh phúc là một căn bệnh bám luyến; Phật quả chẳng thể đắc bằng nỗ lực gì, được thành tựu tự nhiên bằng đơn giản hiện hữu
không căng thẳng.
Hãy an nghỉ không suy nghĩ trong trạng thái tự nhiên buông xả!
Bất kỳ loại thiền định chăm chú hay yoga nào, bất kỳ nỗ lực thân tâm nào, đều ngăn chặn giải thoát khỏi sanh tử trong đời này. Nỗ lực có chủ ý kéo theo những hình tướng tạo tác tưởng tượng của tâm thay vì buông xả vào thực tại nền tảng duy nhất là rigpa. Ý chí hay tham vọng cá nhân là hành động đàng sau những hành động ích kỷ của thân, ngữ, tâm, nó tạo ra một mạng lưới thắt nút và chúng ta vướng mắc trong nó. Mặc một áo khoác phẳng phiu của thái độ điều độ như vậy chúng ta có thể cảm thấy sung sướng và an toàn một thời gian ngắn, nhưng bất kỳ sự điều kiện hóa nào đều che mờ tánh giác nguyên sơ.
Tự nhiên và không cố gắng, chúng ta không bao giờ động chuyển khỏi phẩm chất bẩm sinh vốn có của chúng ta:
Lời khuyên an trụ trong phẩm chất bẩm sinh tự nhiên vốn là sự vắng mặt
Thế nên nếu chúng ta khao khát trạng thái tối thượng của hiện hữu chúng ta cần vất bỏ mọi trò chơi trẻ con và nằm duỗi trong không hành động không thể nghĩ bàn, trong trạng thái không tạo tác, hiện thực của vắng mặt, nơi sự toàn thiện tự nhiên của thực tại hiện hữu thảnh thơi, chúng ta nên nhìn thẳng vào tánh nhất như không tạo tác của mỗi kinh nghiệm, và tất cả mọi phản ứng có điều kiện của chúng ta tan biến, chúng ta đầu hàng!
Bằng cách từ bỏ mọi hành động cố ý của thân, ngữ, tâm trong đó chúng ta đã chìm đắm như trẻ con trong sân chơi những trò chơi vô ích không ngừng, chúng ta nằm duỗi trong lạc thú thanh tịnh bao la như một người già tắm nắng mà không có ý định gì
Với sự đặt tên “Phật”, một đồng nghĩa của “rigpa”, Ta không ngụ ý Phật vô nhiễm nào hiện hữu: ai nghĩ rằng chư Phật hiện hữu thấy được thì không bao giờ tìm thấy thực tánh trong thực tại bao la rỗng không.
Ai biết Phật là không thể biểu lộ thì có thể ngộ tâm vốn không làm; biết Phật là sự vắng mặt, khuôn mặt xưa nay của tâm tỏa chiếu; không bao giờ xuất hiện cụ thể, “Phật” bao trùm tất cả, và tinh túy của hiện thể ngài bày lộ!
Ngược lại trong lối tiếp cận tiệm tiến thứ bậc của Đại thừa, qua những ban phước khác nhau của các cách thức phân biệt, thực tại vô tác vô hành của tâm biến mất, và cái thường trụ bên trong không thể được tìm thấy ở một khoảng cách.
Vô hành, dễ dàng khám phá và thấu hiểu với người thứ lớp thì chẳng khác một căn bệnh bất trị; nhưng nó là một cây cọc buộc samadhi bất động, samadhi không thời gian, không bao giờ mất đi hay xao lãng.
Ca sĩ của hy vọng hư giả vào tập trung giả tạo đem lại cảm hứng bệnh hoạn cho lối tiếp cận dựa trên nguyên nhân: cái đã luôn luôn hiện hữu thì không bao giờ có mất hay từ bỏ và nó thay thế cho mọi phương thuốc đặt nền trên ám ảnh của mục đích.
Nhưng nếu sự trao truyền nguồn tối thượng này được dạy cho những người theo một vị thầy với lối tiếp cận theo nguyên nhân, họ sẽ lên án nó từ những quan điểm hạn hẹp: “mọi sản phẩm đều có một nguyên nhân; mọi cây đều có rễ”.
Hành giả khao khát Phật quả bằng tập trung từ chối sự hòa nhập tự nhiên do tham muốn mạnh mẽ samadhi; trạng thái tự nhiên không thêm thắt là thực tại phổ quát, và Phật quả không lìa khỏi trạng thái này.
Thế nên “Phật” chỉ là một đặt tên, một chỉ định ngôn ngữ, và “thực tại” không gì khác hơn là tự tâm của chúng ta, nó tự để cho như nó là, nó được gọi là hiện hữu thuần túy, Pháp thân, nơi “tự để cho như nó là” nghĩa là vô sanh từ vô thủy, và nơi “vô sanh” nghĩa là không thể dò tìm và tìm thấy: vô hành không thể được chứng ngộ bởi bất kỳ cố gắng nào.
Hình ảnh một người già nhàn rỗi nằm dài tắm nắng nói lên không hành động như là lời dạy về không thiền định và ngược lại với hoạt động rộn ràng của những người thành công ở cấp độ thế gian, hay như những đứa trẻ trong sân chơi cuộc đời tận lực với những trò chơi vô bổ của chúng bằng thân, ngữ, tâm. Mọi tham vọng đặt nền trên phân biệt là một nỗ lực để thay đổi hay tái điều hòa sự vật. Trái lại không hành động của Samantabhadra là buông xả trong toàn thiện tự nhiên của thực tại không hai, là phẩm chất bẩm sinh của chúng ta, mà không rời lìa khỏi nó. (Cách “nhìn thẳng vào tính nhất như không thi thiết của mọi kinh nghiệm” trong câu 25).
Tổ Longchenpa
Trích: TOÀN THIỆN TỰ NHIÊN – Dzogchen căn bản của Longchenpa
Dịch và giảng bởi: Keith Dowman