Nền tảng |

Nền tảng

Tham khảo Thực hành

Nền Tảng Bổn Nguyên: Tinh túy của nó vốn thanh tịnh như một pha lê vô nhiễm. Nó không hiện hữu như sự vật hay tính cách. Bản tánh của nó là tự nhiên thành tựu, và mặc dù trong sự bạch tịnh (của bản tánh như pha lê) tự-ánh sáng hiện diện như là sự sáng tỏ sâu xa (hay bên trong), nó không xuất hiện ra ngoài vì không có những điều kiện. Thế nên nền tảng hiện diện trong cách thế “thân thể cái bình trẻ trung” bởi vì vỏ bao bên ngoài còn chưa vỡ. Tinh túy của nền tảng bổn nguyên là tánh không vì nó vốn hằng hằng thanh tịnh và không có sự vật trong đó. Nhưng tánh giác bổn nguyên, tự ánh sáng vốn thành tựu tự nhiên không chướng ngại. Thế nên nó tự hiện diện như là “nền tảng của sự khởi lên” của mọi xuất hiện hình tướng. Tuy nhiên tinh túy của nó không xuất hiện bên ngoài trong những đặc tính ánh sáng, hình thể hay màu sắc. Trong pháp giới bao la của tinh túy, sự thanh tịnh bổn nguyên, hiện hữu tự-ánh sáng tự nhiên thành tựu của sự sáng tỏ vi tế và sâu xa và trí huệ bổn nhiên. Chúng không phải là một, khác hay phân cách, mà hiện diện như sự sáng tỏ tối thượng, như lõi của thành tựu tự nhiên quý báu, và như bản tánh của tinh túy, bản tánh của lòng bi. Vì tinh túy của nó là tánh không, nó không hiện hữu như sự vật hay tính cách. Vì bản tánh của nó là sáng tỏ, nó không bao giờ từ bỏ tự tánh của những xuất hiện của vầng sáng bổn nguyên. Vì lòng bi của nó là tánh giác bổn nhiên, nó hiện diện như là nền tảng không dứt của sự khởi lên của hiểu biết như là trí huệ bổn nguyên.

Bản tánh của sự thanh tịnh bổn nguyên là tự nhiên thành tựu. Cõi giới tối hậu của nó thoát khỏi thường kiến vì không có sự khẳng định rằng nó là sự sáng tỏ thô bên ngoài đang phóng chiếu. Nó thoát khỏi đoạn kiến vì nó được xác định như là sự sáng tỏ vi tế bên trong. Như thế, trí huệ bổn nguyên tự nhiên khởi lên, thoát khỏi những cực đoan, là không hiện hữu vì nó là tánh không trong tinh túy, và nó là những xuất hiện không ngừng vì nó là sự sáng tỏ trong bản tánh. Đây là nền tảng của mọi hiện khởi vì nó là không dứt trong năng lực lòng bi của nó. Đây là cách thế của thật tánh của nền tảng.

Những xuất hiện của nền tảng khởi lên như thế nào

Trong cõi giới bổn nguyên tối hậu, “thân thể cái bình trẻ trung” hiện diện trong tinh túy của nó như thân Phật, trong bản tánh như là ngữ và trong lòng bi như là tâm. Bằng sự xuất lộ ra bên ngoài của vầng sáng của năm năng lực, năng lực-đời sống với bốn nhánh của nó, vốn ở trong tánh giác bổn nhiên như trái tim, phá vỡ cái vỏ bọc của “thân thể cái bình trẻ trung”. Bấy giờ từ vầng sáng của sự thành tựu tự nhiên khởi lên những xuất hiện của năm ánh sáng. Đồng thời vầng sáng của lòng bi, tánh giác bổn nhiên, khởi lên như nhận thức, nó phân tích những cách thức (của những xuất hiện). Vào lúc đó, phương diện không thấu hiểu tự-tinh túy (hay tự tánh) (của nhận thức và những xuất hiện) khởi động vận hành như là cái gọi là không giác ngộ (Ma-Rig-Pa, vô minh), thiết lập liên hệ với giác ngộ. Lúc ấy, mặc dù nền tảng không thay đổi, nó có vẻ như bị biến đổi bởi vì những xuất hiện hình tướng của tánh giác bổn nhiên. Bấy giờ, từ trạng thái những xuất hiện như bầu trời không mây của sự thanh tịnh bổn nguyên, khởi lên “tám cách khởi lên của sự thành tựu tự nhiên” như là những “tự-xuất hiện”.

Sự khởi lên của mê lầm

Trong “nền tảng bổn nguyên” không có mê lầm. Nhưng khi “những xuất hiện của nền tảng” khởi lên, cũng khởi lên nhận thức, nhận thức này nếu không thấu hiểu tự-tinh túy (hay tự tánh), và đó là một nhận thức trung tính cắm rễ vào vô minh, nó xem “những xuất hiện của nền tảng” như là (những thực thể) tách biệt, và do đó người ta trở nên mê lầm như một chúng sanh.

Do phương diện không thấu hiểu tinh túy của “những xuất hiện của nền tảng” (như chúng thật sự là), người ta trở nên phóng dật vào những mê lầm…. Khi những hiện tượng xuất hiện như “những xuất hiện của nền tảng”, khởi lên nhận thức đó là năng lực của lòng bi khởi lên tự nhiên (trong bản tánh của) sự sáng tỏ và tánh giác với khả năng phân tích những đối tượng. Lúc đó, do không thấu hiểu chính nó, nó trở thành phối hợp với ba cái không giác ngộ (Ma-Rig-Pa, vô minh): (a) Không biết bản thân nhận thức khởi lên là sự thanh tịnh bổn nguyên, đó là sự không giác ngộ tự thể đơn nhất, cái nguyên nhân. (b) Sự đồng khởi lên của nhận thức và sự không biết tự-tinh túy (xem những xuất hiện tự nhiên thành tựu mà không biết chúng là những tự-xuất hiện vô tự tánh) là “không giác ngộ bẩm sanh”. (c) Sự phân tích những tự-xuất hiện như là những cái khác là không giác ngộ những vọng tưởng.

Ba cái này là một trong tinh túy và có những phương diện khác nhau. Thế nên, khi người ta phân tích những tự-xuất hiện, vì không thấu hiểu “nền tảng” và “những xuất hiện của nền tảng”, rằng “nền tảng” là tinh túy, bản tánh và năng lực lòng bi và phương thức của những thành tựu tự nhiên chính là “những xuất hiện của nền tảng”, và bởi vì nắm bắt những tự-xuất hiện như là những cái khác, người ta trở nên phóng dật vào những mê lầm. Khi do nguyên nhân, tức là ba cái không giác ngộ và vì bốn duyên,[2]  những ý niệm bất tịnh, những xuất hiện (của nền tảng), người ta mê lầm theo những xuất hiện của nền tảng như là những nhận thức của cái được nắm hiểu và người nắm hiểu, bấy giờ sáu loại tư tưởng khởi lên như là những người nắm hiểu không ngừng dứt ; và sáu phiền não căn bản khởi lên trong trạng thái thùy miên ; chúng trói buộc tánh giác bổn nhiên và người ta trở nên mê lầm theo những xuất hiện của sáu đối tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

Đó là quá trình của vòng mười hai nhân duyên khiến người ta bỏ quên tánh giác mà lang thang trong sanh tử. Mười hai nhân duyên là: (1) Khi “những xuất hiện của nền tảng” khởi lên từ “nền tảng”, nhận thức thuộc tâm thức khởi lên từ năng lực của tánh giác bổn nhiên, và nhận thức này được đi kèm với sự không thấu hiểu tinh túy của chính nó, đó là không giác ngộ (Ma-Rig-Pa, vô minh). (2) Từ sự không giác ngộ này khởi lên những mê lầm, và đó là yếu tố cấu tạo (hành: sự tạo thành nghiệp). (3) Từ đây khởi lên những phân tích những kiểu cách của những đối tượng, và chúng là thức. (4) Từ đây khởi lên sự phân biệt bằng cách chỉ định như “đây là một đối tượng” và đây là một “hình tướng xuất hiện”, và rồi thức nắm hiểu những đối tượng được đặt tên như là những hình sắc. Đó là sự mê lầm ban đầu theo sanh tử, đó là danh sắc. (5) Từ đây khởi lên những giác quan và những phóng chiếu về những đối tượng, và đó là sáu nguồn (lục căn). (6) Từ đây khởi lên sự nắm bắt những đối tượng, và đó là sự tiếp xúc (giữa những đối tượng, những khả năng và những thức) (xúc). (7) Từ đây khởi lên tham bám, ghét bỏ và trung tính, và từ đó là cảm giác (thọ). (8) Từ đây khởi lên tham luyến những đối tượng, đó là khao khát (ái). (9) Từ đây khởi lên người nắm bắt và hành động nắm bắt những đối tượng, và đó là nắm bắt (thủ). (10) Từ đây khởi lên sự hình thành những hình tướng xuất hiện không chắc chắn và những kinh nghiệm của nhiều mê lầm, và đó là sự trở thành (hữu). (11) Từ đây khởi lên sự sanh vào dục giới, sắc giới và vô sắc giới, đó là sanh. (12) Từ đây khởi lên già, bịnh, chết.

Chính sự khởi lên đầu tiên của sợi xích mười hai duyên sanh, nguyên nhân của sanh tử, là từ “những xuất hiện của nền tảng”. Khi những vòng xích mười hai duyên sanh xảy ra nối tiếp nhau, người ta lang thang trong nhiều hiện hữu khác nhau của sanh tử không dứt.

Như thế, những hình tướng xuất hiện huyễn ảo biểu lộ như sanh tử do sức mạnh của những dấu vết tập khí của sự không biết (bản tánh thực sự của những xuất hiện), và do sự nắm bắt chúng như là cái ngã. Bởi đó những xuất hiện trở thành được thiết lập như năm uẩn, mười tám yếu tố (xứ) và mười hai nguồn (thập nhị nhập) của thân xác cá nhân, y lang thang qua những đời tương tục và ở mãi trong sanh tử.

Phật tánh thì hiện tiền và tràn ngập khắp bản tánh của mọi chúng sanh…. Tantra nói: “Trong mọi chúng sanh của thế giới, Phật tánh hiện diện và tràn ngập khắp như dầu trong những hạt mè.”

Đức Tulku Thondup Rinpoche

An Anthology of Longchen Rabjam’s Writings on Dzogpa Chenpo

Việt Dịch: Đương Đạo – Nhà xuất bản Thiện Tri Thức

Comments are closed.

MẠNH MẼ ĐỂ GIÁC NGỘ - BE POWERFUL TO ENLIGHTEN
Thông tin liên quan đến dòng Truyền Thừa Ripa Vinh Quang đã được Đức Pháp Vương - Đại Khai Mật Tạng Terchen Namkha Drimed Rabjam Rinpoche ban phước. Cầu mong kho tàng giáo lý Terma thâm diệu của dòng Truyền thừa Ripa Vinh Quang sẽ làm an dịu mọi nổi thống khổ của chúng sinh mẹ tại đất nước Việt nam thân yêu.

Om Ah Hung Maha Sengha Mani Radzaa Sarwa Siddhi Phala Hung