Lời khuyên chân thành và những chỉ dẫn cốt tủy bí mật |

Lời khuyên chân thành và những chỉ dẫn cốt tủy bí mật

Bồ Đề Tâm Home Thực hành

Lời giới thiệu

Xin chào mừng đến với buổi nói chuyện cộng đồng sẽ được ban bởi Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche. Kyabje Rinpoche sinh năm 1933 ở phía Đông Bắc Tây Tạng. Khoảng mười năm trước, Rinpoche bắt đầu tích cực trao truyền những giáo lý Phật Đà ở vùng Tây Tạng, nơi mà vào thời điểm đó, đã trải qua nhiều thập niên suy giảm của Phật giáo và thực hành Phật giáo. Ngài đóng vai trò lớn lao trong việc hoằng dương Phật giáo ở Trung Hoa và chịu trách nhiệm đem hàng vạn người Tây Tạng, cũng như rất nhiều người Hoa, đến với Phật Pháp trong những năm gần đây.

Chúng ta cực kỳ may mắn khi có Ngài ở đây chiều nay bởi việc Ngài đến là kết quả của một chuỗi những sự kiện diệu kỳ và liên quan đến mặt hậu cần, điều mà theo nhiều cách khác nhau, không chắc có thể xảy ra. Bất chấp tất cả những hối hả phút chót, điều này đã khiến chúng ta có được cơ hội cung thỉnh Ngài đến đây, ở Nova Scotia, một cơ hội mà chúng ta luôn vô cùng biết ơn. Vì thế, chúng ta vô cùng hoan hỷ và vinh dự khi Kyabje Rinpoche đã chấp nhận lời thỉnh mời và ở đây, bên chúng ta để chia sẻ giáo lý tuyệt vời của Ngài. Thay mặt tất cả những vị đã vân tập về đây hôm nay, xin thành kính cung nghênh Kyabje Rinpoche.

Kyabje Rinpoche trì tụng

Các hiện thân của tất cả chư Phật trong quá khứhiện tại và vị lai;

những thủ lĩnh phổ quát của đại dương đàn tràng và gia đình Phật;

chư đạo sư vinh quang và cao quý với lòng từ chẳng thể sánh bằng;

chư Bổn sư quý báu –

con kính lạy trước gót chân vô cấu nhiễm của Ngài và đỉnh lễ với lòng sùng mộ.

Con nguyện quy y! Xin ban gia trì, con cầu nguyện!

Ai có thể chán việc ngắm nhìn tôn nhan của Ngài, sáng ngời và trong trẻo như bông hoa nở?

Và những bao phấn chói ngời của các tướng tốt cùng vẻ đẹp của Ngài như cam lồ cho đôi mắt của tất cả chúng sinh.

Những cánh hoa của lòng bi trải rộng để bao trùm tam giới.

Hỡi Đại Thánh Giả, Bạch Liên Hoa, hôm nay xin đặt gót sen của Ngài trong hồ sen của tâm con!

 

Trên hòn đảo giữa Hồ Oddiyana, từ tâm của một bông sen,

Ngài xuất hiện diệu kỳ là hóa hiện của chư Phật,

Huy hoàng với các phẩm tính cùng tướng tốt và vẻ đẹp –

Liên Hoa Sinh, xin bảo vệ hồ sen của tâm con!

 

Trong cõi giới nơi mà mọi hiện tượng cạn kiệt, Ngài diện kiến trí tuệ Pháp thân;

Trong ánh sáng rõ ràng của hư không rỗng rang, Ngài thấy các Tịnh độ Báo thân xuất hiện;

Nỗ lực vì lợi lạc của mọi chúng sinh, Ngài xuất hiện trước họ trong hình tướng Hóa thân –

Pháp Vương Toàn Tri, con đỉnh lễ trước Ngài.

 

Trí tuệ Văn ThùSư Tử Ngữ, sinh khởi trong tim,

Và Ngài rèn luyện trong vô số Phổ Hiền nguyện,

Tiến hành hoạt động giác ngộ của chư Phật cùng trưởng tử –

Đạo Sư Văn Thù, con đỉnh lễ trước Ngài.

 

Ngài sở hữu thân tướng trẻ trung hoàn hảo,

Và được phú bẩm hào quang trí tuệ.

Ngài tiêu trừ bóng tối vô minh khắp thế gian –

Đạo Sư Văn Thù, con đỉnh lễ trước Ngài.

 

Bây giờ, với mong muốn làm lợi lạc chúng sinh khác,

Con quán tưởng Ngài trên bông sen tươi mới của tâm con,

Cầu mong diệu âm từ khẩu cam lồ của Ngài,

Hỡi Đức Văn Thùban tặng sự huy hoàng cho tâm con!

Bài giảng

Tôi đã bắt đầu bằng việc kính lễ chư Bổn tôn phi phàm của mình. Bài nói chuyện của tôi hôm nay sẽ bao gồm một vài giáo lý ngắn gọn, là tâm điểm và tuân theo truyền thống Phật giáo.

I. Một trạng thái vô cùng may mắn

Trước hết, tất cả chúng ta cần nhận ra rằng, ngay lúc này, chúng ta đang thấy bản thân trong một trạng thái vô cùng may mắn. Các bạn có thể băn khoăn rằng sự may mắn lớn lao mà tôi đang nói đến là gì?

1. Sinh ra trong cõi Nam Thiệm Bộ Châu

Thứ nhất, chúng ta vô cùng may mắn bởi đã sinh ra trong thế giới này, nơi mà theo vũ trụ học Phật giáo, được biết đến là Jambudvipa – lục địa phía Nam [Nam Thiệm Bộ Châu] và tự thân nó được phú bẩm đầy đủ sự may mắn lớn lao. Tại sao chúng ta lại nói rằng Nam Thiệm Bộ Châu đặc biệt là một nơi với sự may mắn lớn lao? Bởi vì, mặc dù có những lục địa khác mà con người có thể tái sinh, nơi có đầy đủ niềm vui lớn lao và các kinh nghiệm lạc thú, chẳng hạn Đông Thắng Thần Châu [Purvavideha], Tây Ngưu Hóa Châu [Aparagodaniya] và Bắc Câu Lô Châu [Uttarakuru], như được miêu tả trong A tỳ đạt ma [Abhidharma], những nơi này không có các điều kiện thuận duyên để thực hành Phật Pháp. Chính vì lý do này, Nam Thiệm Bộ Châu thù thắng hơn bất kỳ lục địa nào khác để tái sinh.

2. Đạt được thân người quý báu

Thứ hai, điều cực kỳ quý báu và xuất sắc là đạt được thân người trong cõi Nam Thiệm Bộ Châu bởi vì tất cả những tự do và thuận duyên mà điều này cung cấp. Trong các cõi giới khác, chẳng hạn như cõi địa ngụcngạ quỷsúc sinh hay cõi A tu la, khổ đau phải chịu đựng ở đó là không thể chịu được và bởi vậy, tuyệt đối không có cơ hội thực hành Giáo Pháp.

Thậm chí nếu người ta sinh trong cõi trời với vẻ đẹp và sự hỷ lạc hiếm có, bởi họ đắm chìm trong kinh nghiệm lạc thú, họ vẫn chẳng có cơ hội thực hành Giáo PhápVì vậy, bởi lý do này, một sự tái sinh làm người thì quý báu hơn tái sinh làm vị trời.

Hơn thế nữa, Phật Thích Ca Mâu Ni đã trình bày những giáo lý trong ba thừatương ứng với các giới luật của Biệt Giải ThoátBồ Tát và Kim Cương thừa. Chỉ ai đó đã có được sự tái sinh làm người quý báu mới có thể thực hành những giáo lý này và đạt được sự thành tựu của chúng. Với ai đó sinh trong cõi trời hay các cõi khác, họ hiếm khi có cơ hội thực hành bất kỳ điều gì trong những giáo lý này và không thể chứng ngộ sự thành tựu thực hành tâm linh trong cuộc đời. Bởi các lý do như vậy, một sự tái sinh làm người tuyệt đối là thù thắng nhất và quý báu hơn rất nhiều so với bất kỳ kiểu tái sinh nào khác.

Vì thế, là những môn đồ của Đức Phậtchúng ta luôn luôn thấy rằng một sự tái sinh làm người cung cấp sự tồn tại hiếm có nhất trong tất cả các cõi giới của luân hồi. Bởi chúng ta đều đã có được sự tồn tại quý báu như vậy, chúng ta cần thực sự cảm thấy hoan hỷ lớn lao.

3. Sinh ra khi một vị Phật đã đến thế giới

Bên cạnh đó, thậm chí còn hiếm có hơn khi sinh ra vào thời kỳ mà một vị Phật đã đến thế giới này. Tại sao vậy? Một kiếp mà một vị Phật đến thế giới được gọi là kiếp sáng tỏ và một kiếp mà không có vị Phật nào xuất hiện trên thế giới thì được gọi là kiếp đen tối. Về hai kiểu kiếp này, có nhiều kiếp đen tối hơn kiếp sáng tỏ rất nhiều và những kiếp sáng tỏ ít ỏi thì lại phân tán giữa rất nhiều, rất nhiều kiếp đen tốiVì vậy, bởi các kiếp sáng tỏ thì rất hiếm gặp, sinh ra trong một thời kỳ mà một vị Phật đã đến thế giới này và kết nối trực tiếp với những giáo lý của Ngài rồi đưa chúng vào thực hành thì vô cùng hiếm có.

4. Những giáo lý của Đức Phật vẫn còn hiện hữu

Bởi Đức Phật đã đến thế giới này, giảng dạy Giáo Pháp quý báu cho chúng sinh và bởi những Giáo Pháp này vẫn còn hiện hữu trên thế giớichúng ta đang sống trong những điều kiện rất quý báu.

Bất cứ khi nào chúng ta suy nghĩ về hoàn cảnh hiện tại của bản thân, rằng Đức Phật đã chuyển Pháp luân ba lần và rằng tất cả những giáo lý này vẫn còn có thể được tiếp cận, chúng ta cần thực sự cảm thấy vô cùng hoan hỷ.

5. Đã được chấp nhận bởi một đạo sư tâm linh đầy đủ phẩm tính

Thậm chí với tất cả những điều kiện thuận lợi này, ví dụ, Đức Phật đã đến thế giới này và giảng dạy Giáo Pháp và tất cả những giáo lý của Ngài vẫn còn hiện hữu trên thế giớichúng ta vẫn cần một đạo sư tâm linh đầy đủ phẩm tính, người có thể giải thích những giáo lý này cho chúng ta. Không có một vị Thầy đầy đủ phẩm tính, không thể nào nghiên cứu và thực hành những giáo lý này chỉ nhờ nương tựa vào các nỗ lực của bản thân. Thực sự, không may mắn là cũng thật hiếm khi gặp gỡ được một đạo sư mà từ vị ấy, người ta có thể thọ nhận các giáo lý của Đức Phật và là người có thể dẫn dắt chúng ta để đưa các giáo lý này vào thực hành thực sự.

Như vậy, xin tóm tắt lại những điều kiện thuận lợi mà chúng ta đang có: (1) đã sinh trong cõi người với đầy đủ mọi tự do và thuận duyên ở Nam Thiệm Bộ Châu, (2) đã sinh vào thời mà Đức Phật đã đến thế giới này và ban giáo lý và rằng những Giáo Pháp này chưa biến mất khỏi thế giới mà vẫn còn sẵn có cho chúng ta, (3) có thể gặp gỡ những đạo sư tâm linh đầy đủ phẩm tính, người có thể giải thích các giáo lý này cho chúng ta. Vì thế, trong tất cả những kiếp may mắn này, hoàn cảnh hiện nay của chúng ta thì hiếm có và may mắn như việc hoa Ưu-đàm nở. Mỗi lần nghĩ về điều này, chúng ta cần phát khởi nhận thức mạnh mẽ của sự hoan hỷ và biết ơn.

II. Ba cấp độ của niềm tin

Khi đã hoàn toàn sở hữu những thuận lợi này và với mọi điều kiện có ích, đầu tiên và trước hết, chúng ta cần phát triển một niềm tin sâu sắc để đạt giác ngộ.

Vậy thì hãy cùng xem xét xem niềm tin chính xác là gì? Từ quan điểm Phật giáochúng ta có thể bắt đầu bằng cách nói rằng có ba kiểu niềm tinniềm tin sống độngniềm tin thiết tha và niềm tin xác quyết. Niềm tin sống động là thứ dựa trên một sự cuốn hút mạnh mẽ và được truyền cảm hứng bằng việc nghĩ về Đức Phật, niềm tin thiết tha là thứ khiến chúng ta tìm cách tích cực noi gương và được truyền cảm hứng bằng việc nghĩ về Giáo Pháp, niềm tin xác quyết là thứ được truyền cảm hứng bằng việc nghĩ về Tăng đoàn. Ba cấp độ niềm tin này đều cần thiết với tâm chúng ta.

1. Niềm tin sống động

Niềm tin sống động là một cảm giác hoan hỷ và hạnh phúc lớn lao, thứ xảy đến khi chúng ta nghĩ về Đức Phật.

Lý do mà chúng ta cảm thấy hoan hỷ và hạnh phúc vô cùng khi nghĩ về Đức Phật là bởi trong thế giới này, thậm chí khi so sánh với Ishvara, Indra [Đế Thích], Brahma [Phạm Thiên] và nhiều vị khác, Đức Phật sở hữu vô số những phẩm tính cao quý không thể sánh bằng. Ví dụ, nếu một vị Bồ Tát ở địa thứ nhất trở lên miêu tả các phẩm tính về trí tuệ của Đức Phật và nói liên tục trong hàng trăm nghìn năm, vị ấy vẫn không thể miêu tả trọn vẹn những phẩm tính này.

Mặc dù Đức Phật sở hữu vô số phẩm tính cao quý mà hiện nay chúng ta chưa thể biết đầy đủ, chúng ta cần nhận thức về những phẩm tính đặc biệt này, thứ đem lại lợi lạc lớn lao cho chúng ta. Chúng là gì? Đức Phật dạy chúng sinh các phương pháp để đạt được một trạng thái hạnh phúc tạm thời cũng như các con đường để đạt Phật quả, một trạng thái chứa đựng mọi phẩm tính diệu kỳ. Trong tất cả những phẩm tính của Ngài, các hoạt động của Đức Phật trong việc ban những giáo lý này cho chúng sinh là thù thắng nhất. Chúng là các phẩm tính mà chúng ta cần nhận thức bởi dù Đức Phật sở hữu bao nhiêu phẩm tính cao quý, nếu chúng không có lợi lạc với chúng ta, chẳng có lý do nào để chúng ta ham thích chúng. Ví dụ, có nhiều vị vua hay người cai trị trên thế giới này. Nếu họ không đem lại cho chúng ta bất kỳ lợi lạc nào, nghĩ về họ cũng chẳng đem đến cho chúng ta niềm vui. Nhưng nếu bất kỳ điều gì trong các hành động của họ làm lợi lạc chúng ta một cách lớn lao thì nghĩ về họ sẽ khiến chúng ta rất vui vẻ. Bởi thế, chúng ta cần nhận thức về các phẩm tính cao quý của Đức Phật, điều đem đến cho chúng ta lợi lạc lớn lao, để chúng ta có thể phát triển niềm hoan hỷ và yêu thích chân thành với Ngài.

Vậy thì những phẩm tính cao quý của Đức Phật mà có lợi lạc lớn lao như vậy với chúng ta là gì? Trong số này, có ba kiểu căn bản: những phẩm tính của trí tuệ, những phẩm tính của bi mẫn và những phẩm tính của sức mạnh.

1) Trí tuệ (Trí)

Nếu Đức Phật không biết cách thiết lập hữu tình chúng sinh, nhiều như hư khôngthoát khỏi khổ đau và đặt họ trong trạng thái của an bình và hạnh phúc vĩnh cửu, Ngài chẳng có mấy hay không có lợi lạc với họ. Tuy nhiênĐức Phật có thể cứu hữu tình chúng sinh khỏi khổ đau bởi Ngài sở hữu phẩm tính của trí tuệ toàn tri.

2) Bi mẫn (Bi)

Bên cạnh việc Đức Phật có phẩm tính của trí tuệ toàn trilòng bi mẫn cũng không thể thiếu. Không có lòng bi mẫn, các phương pháp được sử dụng vì lợi ích của hữu tình chúng sinh sẽ không thực sự lợi lạc. Ví dụ, mặc dù một người rất uyên bác, nếu vị ấy có tà ý với chúng sinh khác hay một tính cách thô ráp và thù địch, thì dù anh hay cô ta có uyên bác đến đâu, người này thực sự không thể đem lại lợi lạc cho chúng sinh khác. Vì thế, người ta phải sở hữu phẩm tính của lòng bi mẫn.

Kiểu bi mẫn nào mà Đức Phật sở hữu? Hãy lấy ví dụ về tình yêu thương của một bà mẹ dành cho đứa con duy nhất. Hãy nhân tình yêu thương của bà ấy lên hàng trăm nghìn lần và nó vẫn chẳng là gì khi so sánh với tình yêu thương mà Đức Phật dành cho tất cả hữu tình chúng sinh. Làm sao chúng ta đi đến kết luận này? Bởi, cả trong giai đoạn nguyên nhân và khi đạt giác ngộ viên mãnĐức Phật luôn hiến dâng thân thể và cuộc đời vì sự an lành của chúng sinh khác.

Theo cách nào mà Đức Phật hiến dâng thân thể và cuộc đời của Ngài trong giai đoạn nguyên nhân để làm lợi lạc chúng sinh khác? Tại Vườn Lộc Uyển nổi tiếng, Varanasi, [Ấn Độ] nơi Đức Phật chuyển Pháp luân lần đầu tiên, Ngài đã hiến dâng đầu của chính Ngài trong nhiều đời và vô số kiếp để đem đến lợi lạc và hạnh phúc cho chúng sinh. Điều này được kể lại bởi chính Đức Phật sau khi Ngài đạt Phật quả. Sự hiến dâng máu và thịt của Ngài vì sự an lành của chúng sinh khác xảy ra không chỉ ở Varanasi. Tại nhiều địa điểm khác nhau trên khắp thế giớiĐức Phật đã từ bỏ thịt và máu của Ngài vô số lần vì lợi ích của chúng sinh.

Hơn thế nữa, chưa bao giờ có thời điểm hay tình thế nào mà Đức Phật cho thấy rằng Ngài sở hữu lòng bi mẫn thiên vị và không công bằng. Nếu Đức Phật đã bày tỏ lòng bi mẫn dành cho những vị gần bên Ngài, chẳng hạn những vị bị cuốn hút bởi Ngài hay kính trọng Ngài và không bày tỏ lòng bi mẫn cho chúng sinh khác, thì điều này cho thấy lòng bi mẫn của Ngài là thiên vị. Nhưng lòng bi mẫn của Đức Phật chẳng bao giờ như vậy, mà luôn luôn bình đẳng với tất cả chúng sinh.

Vậy thì làm sao có thể miêu tả lòng bi mẫn phổ quát của Đức Phật? Một lần, khi Đức Phật còn trụ thế, Đế Thích đang dâng cúng dường lên Đức Phật bằng cách khiến bột chiên đàn trút xuống bên tay phải của Ngài trong khi Ma vương đang cố gắng làm hại Ngài bằng cách trút cơn mưa vũ khí xuống bên trái. Đức Phật đã đối xử với mỗi vị bằng lòng từ ái và giữ trong tim Ngài mong ước cho cả hai vị đều được thiết lập trên con đường đến an bình và hạnh phúc.

Nếu lòng từ và bi của Đức Phật chỉ dành cho những vị có địa vị cao hơn hay những vị sở hữu của cải vật chất lớn hơn, chứ không dành cho những vị thấp kém hay nghèo khó thì tình yêu thương của Ngài chưa hiển bày trọn vẹn. Thực sự, thực tế thì ngược lại. Thay vì yêu thích những vị cao hơn, Đức Phật dành nhiều tình yêu thương và bi mẫn hơn cho những vị nghèo khó và không sự giúp đỡ.

Lòng bi mẫn của Đức Phật không bao giờ bị hạn chế, không giống như của những lãnh đạo chính trị, người thường yêu thích dân chúng hay chủng tộc của riêng họ. Nếu chúng ta nghĩ về những lãnh đạo chính trị ngày nay, họ thường bày tỏ lòng từ ái và sự trân trọng của họ trước hàng nghìn người khi có lợi ích nào đó cho bản thân họ. Trái lại, thậm chí nếu chỉ một hữu tình chúng sinh cần, Đức Phật sẽ từ bỏ mạng sống và máu của Ngài nhiều lần. Từ vô thủyĐức Phật đã không ngừng nghỉ và không mệt mỏi hiến dâng bản thân để đem lại lợi lạc, dù cho điều đó chỉ giúp đỡ một chúng sinh, thậm chí nếu phải tốn vô số kiếp để giúp đỡ họ. Tình yêu thương và bi mẫn như vậy là không thể sánh bằng.

Vào một thời điểm trong giai đoạn nguyên nhânĐức Phật đang trong cõi địa ngục và Ngài được biết đến là Gyepakshuda, cùng với một người bạn tên là Kamarupa, nơi mà họ bị buộc phải kéo nhiều xe bò nặng. Những lính gác của cõi địa ngục cột họ vào một xe bò và đánh họ rất nặng, buộc họ phải lao động không ngừng nghỉ. Vị Phật tương lai nghĩ rằng, “Ta sẽ kéo nó và chịu khổ một mình, để Kamarupa có thể được nhẹ bớt”. Vì thế, Ngài nói với những lính gác, “Hãy đóng yên cương của ông ấy lên vai tôi. Tôi sẽ tự mình kéo. Xin hãy tha cho bạn tôi”. Nghe vậy, những lính gác còn trở nên giận dữ hơn và bảo, “Không ai có thể làm điều gì để ngăn người khác khỏi việc trải qua những nghiệp quả của chính họ!”. Sau đấy, họ dùng búa đập vào đầu Ngài và kết quả là, Ngài chết và lập tức tái sinh trong cõi trời Tam Thập Tam. Câu chuyện này được ghi chép lại trong tiểu sử của Đức Phật.

Vào thời Đức Phật, có một vị trước kia là đệ tử của Ngài, tên là Devadatta, người cuối cùng trở thành một trong những kẻ thù lớn nhất với Đức Phật và luôn cố gắng cạnh tranh hay thậm chí làm hại Đức Phật. Thậm chí trong nhiều đời quá khứ mà họ ở cùng nhau, có nhiều lần Devadatta đã cố gắng làm hại Đức Phật. Dẫu vậy, Đức Phật luôn tìm cách đem đến lợi lạc cho Devadatta dù cho phải đánh đổi thân thể hay mạng sống của Ngài. Điều này, cùng với vô số ví dụ khác, cho thấy sự hiển bày lòng từ và bi của Đức Phật là không thể diễn tả.

3) Sức mạnh (Dũng)

Ngoài trí tuệ toàn tri và lòng bi mẫn không thể sánh bằngĐức Phật còn sở hữu sức mạnh lớn lao. Không có sức mạnh, lòng bi và trí tuệ không trọn vẹn. Điều này có thể được so sánh với tình thế mà một người mẹ đáng thương, chẳng có tay, thấy đứa con bị dòng nước cuốn đi. Mặc dù ngập tràn cảm xúc bi mẫn không thể tưởng tượng dành cho đứa con, bà ấy vẫn chẳng thể làm gì để cứu con. Giống như vậy, lòng bi mẫn mà không có sức mạnh sẽ chẳng đưa chúng ta đến đâu trong nỗ lực giúp đỡ hữu tình chúng sinh.

Kiểu sức mạnh nào mà Đức Phật sở hữu? Có ba kiểu sức mạnh mà Đức Phật sở hữu, thứ liên quan đến thân, khẩu và ý của Ngài.

a) Sức mạnh của Thân Đức Phật

Về sức mạnh của thân Đức Phậtđơn giản thấy Đức Phật hay ở trong sự hiện diện của Ngài đem đến tiềm lực giải thoát chúng sinh khỏi khổ đau của vòng luân hồi và thiết lập họ trên con đường hướng về an bình rốt ráo.

Đây là lợi lạc mà chúng ta có được nhờ thực sự diện kiến Đức PhậtVậy thì ngày nay thì sao, bởi Đức Phật vốn đã nhập Niết bàn? Điều đó vẫn áp dụng cho đến tận ngày nay. Bởi Ngài hứa rằng, “Ta sẽ hóa hiện trong nhiều hình tướng khác nhau và dẫn dắt chúng sinh tiến hành những thiện hạnh”. Đức Phật đã và đang hóa hiện trong các hình tướng khác nhau để làm lợi lạc chúng sinh. Những hình tướng này bao gồm các bức tượng, hình ảnh cũng như trong nhiều hình tướng khác. Trong các hình tướng này cũng có những bảo tháp lưu giữ xá lợi của Đức Phật hay bất kỳ bức tượng nào được đúc giống như Ngài và làm bằng vàng, đất sét, gỗ hay thậm chí là đá. Kính lễ, dâng các món cúng dường và phát nguyện trước những hình tướng này, tất cả đều đem lại kết quả giống như thể người ta gặp gỡ trực tiếp Đức Phật. Điều này được giảng dạy trong nhiều Kinh điểnTương tự, nếu ai đó có thể thấy một bức Thangka [tranh cuộn], thứ vẽ hình tướng của Đức Phật, dù cho đó có phải một bức tranh đặc biệt cuốn hút hay không, điều đó sẽ đem đến cho người này ân phước gia trì tuyệt diệu.

Không nghi ngờ gì nếu ai đó với niềm tin và lòng sùng mộ mạnh mẽ thấy hình tướng của Đức Phật thì người đó chắc chắn sẽ tích lũy công đức chẳng thể miêu tả. Thậm chí nếu họ nhìn thấy hình tướng của Đức Phật trong lúc ngập tràn sự sân hận, chỉ nhờ kết nối thông qua trải nghiệm này, người đó sẽ nhanh chóng đạt Phật quả. Điều này cũng được tuyên bố rõ ràng trong các Kinh điển.

b) Sức mạnh của Khẩu Đức Phật

Về sức mạnh của khẩu Đức Phật, nếu trong thời kỳ mà Đức Phật còn trụ thế, người ta có thể trực tiếp thọ nhận giáo lý của Ngài, hoặc nếu trong thời kỳ hiện tại, nhờ chân thành cầu nguyện đến Đức Phật, họ cuối cùng sẽ diện kiến Đức Phật và nghe những giáo lý của Ngài trong linh kiến thanh tịnh hay trong một trạng thái mộng, tất cả những kiểu kinh nghiệm này sẽ cho phép họ nhanh chóng phát triển các phẩm tính cao quý khác nhau và cuối cùng thì thành tựu Phật quả.

Khẩu của Đức Phật không chỉ bao gồm những giáo lý được Ngài trực tiếp tuyên thuyết mà còn gồm tất cả những Giáo Pháp được kết tập thành các Kinh điển và bộ luận. Công đức của việc được thực sự nghe chúng thì không thể nghĩ bàn và có thể đem đến sức mạnh khép lại cánh cửa dẫn đến các cõi thấp hơn và chẳng cần phải nói, giúp kéo dài cuộc đời, trao cho chúng ta ân phước gia trì của sự mạnh khỏetrường thọ, khả năng, v.v.

Thậm chí nếu những chúng sinh như chim chóc hay thú hoang không có khả năng thọ nhận giáo lý, chỉ nhờ nghe âm thanh của một vỏ ốc được thổi hay trống được đánh trước Pháp hội, chúng sẽ thoát khỏi khổ đau của luân hồi và đạt giải thoát.

c) Sức mạnh của Ý Đức Phật

Về sức mạnh của ý Đức PhậtĐức Phật có lòng đại bi và đại từ dành cho mỗi cá nhân và các hoạt động làm lợi lạc hữu tình chúng sinh của Ngài sẽ không bao giờ ngừng. Giống như chẳng thể nào mà một đại dương không có sóng, tương tự, không thể nào mà Đức Phật từ bỏ hay chấm dứt các hoạt động làm lợi lạc mọi chúng sinh của Ngài.

Trên tất cả các thế giới khác nhau, từ mỗi phương trong mười phương, nếu hình tướng của một vị Phật có thể truyền cảm hứng cho chúng sinhĐức Phật sẽ hiển bày là một vị Phật; nếu hình tướng của một Bồ Tát có thể truyền cảm hứng cho chúng sinhĐức Phật sẽ hóa hiện làm một Bồ Tát. Giống như vậy, nếu hình tướng của một vị Thanh Văn hay Độc Giác Phật có thể truyền cảm hứng thì Ngài sẽ hóa hiện như vậy trước họ. Vì lợi lạc của những loài phi nhân, như chim chóc, thú hoang, động vật dưới nước, v.v. Đức Phật tương ứng sẽ hóa hiện trong hình tướng của chúng để truyền cảm hứng và giác ngộ chúng. Đức Phật có thể hiển bày vô số hình tướng vì lợi ích của hữu tình chúng sinh.

Hơn thế nữa, Đức Phật, vì mục đích minh chứng cho các Giáo Pháp, sẽ hóa hiện làm núi non, cây cối, rừng rậm, v.v. để đem đến những lợi lạc tuyệt vời cho chúng sinh. Với mỗi một hữu tình chúng sinhĐức Phật luôn cố gắng làm lợi lạc họ, không ngừng nghỉ, bất kể ngày – đêm, theo bất cứ cách nào cần thiết. Đó là lý do khiến chúng ta cần phát triển niềm hoan hỷ lớn lao và lòng kính trọng chân thành hướng về Đức Phật.

Tôi muốn tóm lược lại điều tôi vừa nhắc đến. Đức Phật có thể làm lợi lạc hữu tình chúng sinh, bởi kiến thức toàn tri của mỗi kỹ năng để thu hút họ. Ngoài sự toàn tri của Đức Phật, nếu Ngài không sở hữu lòng đại bi, Ngài sẽ chẳng dẫn dắt và truyền cảm hứng cho hữu tình chúng sinh. Vì thế, ngoài toàn triĐức Phật còn sở hữu đại bi. Và bên cạnh việc Đức Phật sở hữu trí tuệ toàn tri và lòng bi mẫn lớn lao, nếu không có sức mạnh, Ngài chẳng thể hoàn thành mục đích vĩ đại của việc thực sự làm lợi lạc chúng sinh. Bởi vậy, Đức Phật cũng phải có sức mạnh trọn vẹn. Trong toàn bộ thế giới này, chỉ Đức Phật mới sở hữu những phẩm tính vô song như vậy về trí tuệ, lòng bi và sức mạnh. Không có ai khác trên thế giới này có thể sánh ngang với Ngài về điều này. Do đó, nếu chúng ta tĩnh tâm để suy nghĩ thấu đáo về điều này, ngoài người không có tim trong người hay chẳng có não trong đầu, những người khác chắc chắn sẽ đều phát khởi niềm tin chân thành dành cho Đức Phật.

2. Niềm tin thiết tha

Niềm tin thiết tha là niềm tin được truyền cảm hứng bằng việc nghĩ về Giáo Pháp. Nó là để sở hữu sự thiết tha được thực hành theo những giáo lý của Đức Phật, tức là hoàn thành điều tốt lành và thiện đức và từ bỏ điều không như vậy.

Các thực hành thiện lành và thiện đức là gì? Nói ngắn gọn, đó là có sự suy xét đến việc không bao giờ làm hại chúng sinh khác và phát triển tình yêu thương và lòng bi mẫn hướng về tất cả chúng sinhTrái lạinuôi dưỡng những ý nghĩ tiêu cực hay thực sự bày tỏ sự thù hận với bất kỳ chúng sinh nào, dù họ cao, thấp hay trung bình, được xem là bất thiện.

Để giúp đỡ chúng ta từ bỏ việc làm hại hữu tình chúng sinhĐức Phật đã giảng dạy bốn nguyên tắc của Sa Môn [hành vi đạo đức]. Sa Môn có thể được hiểu là tất cả những môn đồ chân chính của Đức Phật. Do đó, bốn nguyên tắc này cần phải được tất cả môn đồ của Đức Phật thực hành.

Trước tiên, không bao giờ sân hận với chúng sinh khác, ngay cả khi chúng sinh khác cảm thấy tức giận với chúng ta. Thứ hai, không bao giờ đáp lại bằng sự trả miếng đầy sân hận dù cho bạn bị đối xử tồi tệ bằng từ ngữ. Thứ ba, thậm chí nếu chúng sinh khác ném chúng ta bằng đá, gậy hay vũ khí khác, là những môn đồ chân chính của Đức Phậtchúng ta không nên đánh lại. Thứ tư, đừng trả đũa khi chúng sinh khác lăng mạ chúng ta. Ví dụ, khi ai đó nói xấu về cha mẹ chúng ta hay bảo rằng chúng ta xấu xí và nghèo xơ xác hoặc chúng ta là trộm cướp hay kẻ nói dối, v.v. hay đơn giản chỉ ra các lỗi lầm của chúng tachúng ta không nên phản ứng lại bằng những nhận xét cay nghiệt và vạch trần lỗi lầm của họ để trả miếng.

Phật giáo dạy rằng “Tôi sẽ nhận thất bại về mình và trao chiến thắng cho người khác”. Chúng ta nên trao cho chúng sinh khác chiến thắng và bất kỳ kiểu lợi lạc nào khác và nhận về mình thất bại và tổn thất. Nếu ai đó có thể thực sự thực hành bốn nguyên tắc này, anh hay cô ấy có thể được xem là một môn đồ chân chính của Đức PhậtNếu không, dù cho họ có thể tự cho mình là môn đồ của Đức Phật, không thực hành bốn nguyên tắc này, họ chỉ có thể là môn đồ trên danh nghĩa mà thôi, chứ chẳng phải môn đồ chân chính của Đức Phật.

Vậy thì làm sao mà chúng ta có thể thực sự đưa bốn nguyên tắc này vào thực hành? Một ví dụ là nếu một người vào một dịp nào đó có thể làm hại bạn, bạn không nên đáp trả bằng cách khiến cho sân hận của bạn khởi lên. Thậm chí nếu ai đó mà bạn đã đối xử rất tốt như bạn đã đối xử với chính con bạn làm hại bạn, mặc dù sự thật rằng bạn chẳng hề làm gì sai, bạn vẫn không nên cảm thấy thù hận. Tình cảnh giống như của một đứa con chịu đau khổ bởi căn bệnh tinh thần. Dù cho nó đối xử tệ bạc với mẹ thế nào, mẹ nó không bao giờ cảm thấy thù ghét, mà thay vào đó, chỉ nghĩ cách chữa lành khổ đau của đứa con. Giống như thế, với người đáp lại lòng từ của chúng ta bằng hận thùchúng ta chỉ nên mong cho họ thoát khỏi phiền não và đạt được hạnh phúc. Đó là cách thức thực hành tình yêu thương và lòng bi mẫn dành cho chúng sinh khác.

Nếu tôi đã làm tổn thương chúng sinh khác trong quá khứ, có thể hiểu được khi họ có thể muốn làm tổn thương lại tôi trong hiện tạiVì vậy, tại sao tôi có thể trở nên tức giận với họ? Nếu tôi thậm chí chẳng mắc phải sai sót nhỏ như mũi kim, nhưng vẫn có ai đó đối xử tệ với tôi và làm hại tôi rất ghê gớm, thậm chí nếu họ chặt đầu tôi, tôi vẫn không nên để sân hận khởi lên. Hơn thế nữa, tôi cần mong cho bất kỳ ác nghiệp và khổ đau theo sau nào đều chín muồi trong tôi. Đó là kiểu bi mẫn mà chúng ta cần phát khởi hướng về chúng sinh khác.

Nếu có những người nói xấu về tôi, chẳng có lý do gì để tôi trở nên sân hận. Thậm chí nếu họ phao tin đồn về tôi hay vạch trần những lỗi lầm của tôi ở mức độ lớn hơn nữa, có thể ở nhiều quốc gia, tôi vẫn cần tán dương các phẩm tính tốt lành của họ với tâm hoan hỷ.

Nếu chúng ta bị xem thường bởi những người cao hơn hay ngang bằng với chúng tachúng ta có thể thấy không khó để chấp nhận hành vi của họ và thực hành nhẫn nhục. Nhưng nếu những người kém hơn chúng ta cũng xỉ nhục chúng ta theo nhiều cách, chúng ta không bao giờ nên trả đũa bằng sự sân hận và còn cần bày tỏ sự kính trọng và khoan dung với họ.

Đây là truyền thống được giảng dạy bởi Đức Phật và đó là truyền thống thúc đẩy thực hành không bao giờ làm hại và luôn luôn làm lợi chúng sinh khác. Đấy là con đường thù thắng duy nhất của an bình và hạnh phúc.

Bạn có thể đang nghĩ rằng, “Những giáo lý của Đức Phật nghe có vẻ rất tốt, tuy nhiên chẳng mấy người có thể thực sự thực hành các giáo lý này”. Hạnh phúc thay, có các phương pháp được biết đến mà người ta có thể học hỏi để đi theo con đường này. Dấn thân vào tất cả những thực hành này chắc chắn quá khó với hầu hết người mới. Thậm chí với chính tôi, một tu sĩ Tây Tạng và một đạo sư, không phải lúc nào cũng dễ dàng để đưa tất cả những giáo lý này vào thực hành thực sự. Dẫu vậy, chúng ta cần cố gắng hết sức để nghiên cứu và thực hành Giáo Pháp ở các giai đoạn tuần tự. Ở Tây Tạng, có những đạo sư thực hành tốt, người thà từ bỏ mạng sống chứ không làm hại hay trộm cắp của người khác. Chẳng điều gì có thể khiến họ làm những chuyện như vậy.

Từ hôm nay trở đi, ít nhất bạn cần thọ giới không sát hại bất kỳ chúng sinh nào và không trộm cắp của bất kỳ ai. Tuyệt đối từ bỏ việc làm hại bất kỳ ai có thể khó khăn với bạn, nhưng bạn cần bắt đầu rèn luyện bản thân từng bước một. Theo giáo lý của Đức PhậtSa Môn cần từ bỏ việc làm hại chúng sinh khác. Sở hữu tâm ác độc hay tham gia vào các hành vi thô lỗ chắc chắn không xứng đáng là một môn đồ chân chính của Đức Phật. Điều này được giảng dạy rõ ràng bởi Đức Phật. Ngài cũng nói rằng, “Điều phục tâm mình và không phiền nhiễu tâm chúng sinh khác, đó là giáo lý Phật Đà”. Vì vậychúng ta nên nỗ lực hết sức để hoàn thành mục tiêu này.

Vậy làm sao để điều phục tâm chúng ta? Chúng ta cần cẩn thận quan sát tâm xem có bất kỳ ý nghĩ tiêu cực nào không. Khi cơn sân hận mạnh mẽ khởi lên, khi ham muốn mãnh liệt hay đố kỵ xuất hiện, hoặc khi một cảm giác kiêu ngạo khiến chúng ta tin rằng chúng ta tốt hơn người khác, trong khoảnh khắc mà những cảm xúc tiêu cực như vậy khởi lên, chúng ta cần lập tức nhận ra và thoát khỏi chúng. Tỉnh thức và cảnh giác là điều cần thiết để bảo vệ tâm chúng ta. Trong lúc đó, để ngăn những phiền não cảm xúc này khởi lên trong tương lai, chúng ta cần cầu nguyện đến Đạo sư và Tam Bảo thỉnh cầu sự gia hộ mạnh mẽ.

Làm sao để không phiền nhiễu tâm chúng sinh khác? Chúng ta cần từ bỏ những hành vi xấu gây ra bởi các hành động của thân, những kiểu ngôn ngữ thô lỗ – thứ khởi lên như là kết quả của khẩu và mọi ý nghĩ tiêu cực được tạo ra bởi ý, bởi tất cả đều gây đau buồn và làm hại chúng sinh khác. Nếu chúng ta đã thực sự làm phiền chúng sinh khác bằng thân, khẩu hay ý, tốt nhất là tiêu trừ những phiền não như vậy tận gốc. Nếu điều này nằm ngoài khả năng của chúng taít nhất chúng ta cần cảm thấy thực sự ăn năn và nhắc nhở bản thân rằng là những môn đồ của Đức Phậtphiền nhiễu tâm của chúng sinh khác thực sự là điều đáng xấu hổ và không thích hợp mà chúng ta không bao giờ được phép tái phạmDuy trì quyết tâm này, chúng ta cũng cần cầu nguyện đến đạo sư và Tam Bảo để thọ nhận sự gia trì.

Những lợi lạc của việc điều phục tâm mình và không phiền nhiễu tâm chúng sinh khác là gì? Đó là ngay trong đời này, chúng ta sẽ trải qua sự trường thọ, được mạnh khỏeđẹp đẽcủa cải và kính trọng từ chúng sinh khác, cũng như nhiều lợi lạc khác. Không những vậy, trong đời tương lai, chúng ta sẽ tái sinh trong các cõi Tịnh độ, chẳng hạn cõi Cực Lạc Sukhavati, và thành tựu trạng thái giác ngộ hoàn hảođạt được hạnh phúc rốt ráo và không bao giờ trải qua bất kỳ khổ đau nào.

Vì lẽ đó, nếu một người hành xử đúng đắn, thực sự hành trì Giáo Pháp, người này sẽ thoát khỏi khổ đau và đạt được an bình cũng như hạnh phúc; nếu một gia đình cùng nhau thực hành Giáo Pháp, thì cả gia đình đó sẽ có được hạnh phúc; nếu dân chúng của cả một thành phố đều thực hành Giáo Pháp, cả thành phố sẽ có được an bình và hạnh phúc tạm thời cũng như rốt ráo và nếu mọi người trong cả một đất nước đều thực hành Giáo Pháp, thì toàn bộ đất nước ấy sẽ hoàn toàn được ban tặng theo cách này. Cuối cùng, nếu mọi người trên toàn thế giới thực hành Giáo Pháp, cả thế giới sẽ ngập tràn hạnh phúcan bình và thịnh vượng. Sẽ chẳng còn khổ đau và khắp nơi, sẽ chỉ có hạnh phúc.

Mỗi hữu tình chúng sinh chỉ muốn hạnh phúc và thoát khổ đau. Không ai muốn khổ đau và từ chối hạnh phúcThực tế là, cách thức duy nhất để đạt được hạnh phúc và thoát khỏi khổ đau là thực hành Phật Pháp. Như chúng ta vừa đề cập, nếu chúng ta cẩn thận suy nghĩ và tỉ mỉ quán sát những giáo lý của Đức Phật, bất kỳ ai với tim trong người hay não trong đầu, sẽ đều trở nên cuốn hút với Giáo Pháp và sẽ tiếp cận với niềm tin và sự tôn trọng.

Tuy nhiênsự quán sát cẩn thận là điều cần làm. Chúng tôi, những người Tây Tạng, thường gọi một người đã nhiều lần kiểm tra những giáo lý của Đức Phật nhưng vẫn chẳng có niềm tin hay sự kính trọng với Đức Phật là một người không tim hay không não. Trong nền văn hóa của mình, chúng tôi thường gọi ai đó như vậy là một người không não hay không tim. Điều này không được hiểu theo nghĩa đen, bởi chúng tôi không nói rằng người đó không có tim hay não về mặt vật lý. Không phải vậy. Với những môn đồ của Đức Phật, tim không chỉ là một khối thịt bên trong thân vật lý, não không đơn thuần là mô não màu trắng. Các bộ phận trong thân thể này không được nhấn mạnh một cách điển hình trong Phật giáo. Thực sự, bất kỳ ai phát triển tri kiến đúng đắn theo những giáo lý Phật Đà có thể được gọi là một người có cả tim lẫn não. Vì thế, nếu bạn muốn là một người có tim và não, bạn cần nghiên cứu và thực hành Giáo Pháp một cách thanh tịnhthoát khỏi bất kỳ nghi ngờ hay sự hiểu sai nào. Nếu tất cả những gì bạn biết là ngủ, đi lại, ăn và mặc quần áo, thì điều này chưa đủ để bạn được cho là người với tim và não.

Phần phía trên là một sự giải thích về niềm tin thiết tha, được truyền cảm hứng bằng việc nghĩ về Giáo Pháp.

3. Niềm tin xác quyết

Niềm tin xác quyết là niềm tin được truyền cảm hứng bằng việc nghĩ về Tăng đoàn. Từ Tăng đoàn [Sangha] ở đây nghĩa là những môn đồ của Đức Phật. Là môn đồ của Đức Phậtmục tiêu duy nhất của người ta là đem lợi lạc đến cho bản thân và chúng sinh khác. Đó là điều gì đó mà họ cần nỗ lực để đạt được.

Tăng đoàn được chia thành ba kiểu trong Nam Thiệm Bộ Châu: các môn đồ của Tiểu thừa – những vị từ bỏ việc làm hại chúng sinh khác một cách có chủ đích; các môn đồ của Đại thừa – những vị bên cạnh việc không làm hại, còn cố ý đem lại lợi lạc cho chúng sinh khác; và các môn đồ của Kim Cương thừa, những vị có thể đạt được thành tựu tâm linh một cách nhanh chóng và không nỗ lực và khi làm thế, làm lợi lạc tất cả hữu tình chúng sinh một cách mở rộng.

Tăng đoàn, dù theo kiểu nào, đều có thể được xem là đáng tin cậy. Lý do là nếu bạn biết rằng ai đó luôn luôn quan tâm đến lợi ích của chúng sinh khác thì bạn sẽ không thể không tin người đó. Ví dụ, bạn có thể có một người bạn, người yêu thích, kính trọng và luôn hạnh phúc với bạn khi anh ấy ở bên bạn và cũng sẽ tán dương bạn khi bạn không ở đó. Bạn bè như vậy chắc chắn là những người bạn tốt và đáng được bạn tin cậy bởi họ sẽ luôn cố gắng giúp bạn theo mọi cách có thể. Cũng có vài kiểu bạn bè, người sẽ khen ngợi trước mặt bạn nhưng lại nói xấu sau lưng bạn. Bạn bè như vậy không đáng tin cậy chút nào bởi họ có thể làm tổn thương bạn theo bất kỳ cách nào trong nhiều cách khác nhau. Đó là lý do chúng ta có thể phát triển niềm tin xác quyết với Tăng đoàn.

III. Quy y Tam Bảo

Như vậy, tôi đã giải thích ngắn gọn về những phẩm tính của Tam Bảo. Các bạn có cảm thấy chút niềm tin nào với Tam Bảo không? Các bạn có thấy cuốn hút?

Mong ước của tôi là từ khoảnh khắc này trở đi và trong suốt các đời của bạn, các bạn sẽ cầu nguyện đến Đức Phật, bậc thầy vô song sở hữu những phẩm tính hoàn hảo và cao quý nhất; các bạn sẽ thực hành Giáo Pháp của việc không bao giờ làm hại chúng sinh và bạn sẽ thân cận Tăng đoàn, những vị giữ gìn Giáo Pháp thù thắng. Cầu mong các bạn giữ giới nguyện này sâu trong tim. Với kiểu sùng mộ và ước nguyện như vậy, xin hãy chắp tay trước ngực và lặp lại theo tôi ba lần:

Con quy y Đạo Sư.

Con quy y Đức Phật.

Con quy y Giáo Pháp.

Con quy y Tăng Đoàn.

Bây giờ, tất cả các bạn đã thọ giới quy y.

Từ khoảnh khắc này trở về sau, các bạn có thể gọi bản thân là Phật tử. Từ khoảnh khắc này trở về sau, bất kỳ hoạt động nào mà bạn tham gia, bất kỳ mục tiêu nào mà bạn muốn hoàn thành, dù tâm linh hay thế tục, bạn sẽ có thể hoàn thành chúng một cách suôn sẻ và không gặp bất kỳ chướng cản nào. Hơn thế nữa, nếu bất kỳ con người hay tinh linh xấu xa nào cố gắng gây chướng ngại cho bạn, bạn sẽ được Tam Bảo bảo hộMiễn là bạn không từ bỏ Tam Bảo, bạn có thể đạt được hạnh phúc và lợi lạc trong đời này và bạn sẽ không còn bị buộc phải tái sinh trong ba cõi thấp hơn. Nếu bạn duy trì thệ nguyện và lời hứa này theo cách thức không thay đổi, bạn sẽ thực sự hoàn thành mục đích cao nhất của đời người quý báu này.

Bây giờ khi tôi nhìn xung quanh, tôi thấy rằng chúng ta có một đám đông hỗn hợp ở đây. Nhiều người các bạn sinh ra ở Canada và một số sinh ra ở Hoa Kỳ. Tôi thực sự cảm thấy rằng với nhiều người các bạn ở đây, hôm nay là ngày ý nghĩa và giá trị nhất trong cuộc đời. Tại sao tôi lại nói vậy? Bởi tôi cho rằng với nhiều người, hầu hết cuộc đời của bạn, dù ít dù nhiều, đã chỉ dành để theo đuổi thức ăn, quần áo, của cải và địa vịChúng ta hiến dâng gần như cả cuộc đời và rất nhiều nỗ lực cho sự nghiệp, với hy vọng rằng có thể có cơ hội để chúng ta trở nên giàu có như tỉ phú David Rockefeller. Tuy nhiên, dù cố gắng thế nào, điều mà chúng ta có thể hoàn thành cũng chẳng có gì khác biệt. Ngoài việc đủ thức ăn để ăn, chút tiền bạc và danh tiếng, chẳng gì thực sự đặc biệt được hoàn thành và vì thế, dường như điều chúng ta đã làm trong suốt cuộc đời cũng chẳng ý nghĩa đến vậy. Do đó, nếu chúng ta so sánh điều mà bạn có thể đạt được nhờ những nỗ lực trong suốt cuộc đời lao động, các lợi lạc mà bạn đạt được ngày hôm nay, trong một khoảng thời gian ngắn ngủi như vậy, thì ý nghĩa hơn nhiều.

Đó là điều mà tôi cảm thấy. Nhiều người các bạn có lẽ là những hành giả Phật giáo lâu năm. Vài người trước kia không phải là Phật tử và bây giờ đã trở thành Phật tử. Bất kể quá khứ của bạn thế nào, bạn cần phát triển niềm tin sùng kính với Tam Bảo. Chia sẻ điều này với các bạn khiến hành trình đến Canada của tôi trở nên ý nghĩa và tôi tin rằng cuộc gặp gỡ của chúng ta hôm nay là một dịp vô cùng hoàn hảo.

Sự rèn luyện mà các bạn cần cố gắng tham gia sau khi quy y bao gồm: từ hôm nay trở đi, đừng quên cầu nguyện đến Đức Phật để giúp đỡ và hỗ trợ bạn trên con đường; đã quy y Giáo Pháp, bạn cần nỗ lực hết sức để không cố tình làm hại bất kỳ chúng sinh nào; đã quy y Tăng đoàn, bạn cần kính trọng và vun bồi sự xác quyết với những môn đồ của Đức Phật. Nhờ làm những điều này, mọi mong ước của bạn có thể được viên thành.

Nội dung của buổi thuyết giảng hôm nay, như được thỉnh cầu trong bức thư thỉnh mời, là về chủ đề từ bi và trí tuệ. Tôi đã quyết định không thảo luận chúng theo cách thức đơn giản và thông thường, mà thay vào đó, tìm cách sử dụng buổi thảo luận hôm nay để bao quát lòng bi và trí tuệ vô song của Đức Phật, bởi tôi tin rằng điều này sẽ đem đến cho các bạn những lợi lạc to lớn và tức thì. Vì lý do này, tôi đã thuyết giảng như vậy.

Tôi không nghĩ là tôi có giọng nói cuốn hút hay khéo léo trong từ ngữ; vì thế, có thể các bạn không thích cách mà tôi nói, một phong cách chân thật và trực tiếp. Tuy nhiên, điều mà tôi chia sẻ với các bạn hôm nay là thứ gì đó sẽ đem lợi lạc đến cho các bạn trong đời này và mọi đời tương lai. Vì vậy, dù thích cách nói của tôi hay không, tôi hy vọng các bạn sẽ đều giữ những lời của tôi sâu trong tim.

Xin cảm ơn!

Khenpo Sodargye
Việt dịch: Pema Jyana
Nguồn: Lời khuyên chân thành và những chỉ dẫn cốt tủy bí mật

Gần đây, tôi nhận được đoạn phim quý báu về bài giảng mà Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche ban ở Canada vào năm 1993. Trong bài giảng này, Kyabje Rinpoche giải thích ba kiểu niềm tin liên quan đến Tam Bảo: Phật, Pháp và Tăng. Ba kiểu niềm tin là niềm tin sống độngniềm tin thiết tha và niềm tin xác quyết. Vì thế, tôi đã đặt tên bài giảng này là Lời Khuyên Chân Thành Và Những Chỉ Dẫn Cốt Tủy Bí Mật.

Điều quan trọng là chúng ta phát triển sự xác quyết vững chắc với Tam Bảo và Đạo sư. Ân phước gia trì của chư vị là không thể thiếu với những hành giả mong muốn tiến bộ vững chắc với các thực hành Giáo Pháp của họ trong dài hạn. Không có sự gia trì từ chư đạo sư truyền thừa và Tam Bảo, người ta không thể đạt được thành tựu tâm linh bất chấp sự thông minh hay các phẩm tính xuất sắc trong những khía cạnh khác.

Vì vậy, tôi thành tâm thỉnh cầu tất cả các bạn xem bài giảng mà Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche đã ban. Cầu mong nó làm lợi lạc tất cả chúng sinh.

Comments are closed.

MẠNH MẼ ĐỂ GIÁC NGỘ - BE POWERFUL TO ENLIGHTEN
Thông tin liên quan đến dòng Truyền Thừa Ripa Vinh Quang đã được Đức Pháp Vương - Đại Khai Mật Tạng Terchen Namkha Drimed Rabjam Rinpoche ban phước. Cầu mong kho tàng giáo lý Terma thâm diệu của dòng Truyền thừa Ripa Vinh Quang sẽ làm an dịu mọi nổi thống khổ của chúng sinh mẹ tại đất nước Việt nam thân yêu.

Om Ah Hung Maha Sengha Mani Radzaa Sarwa Siddhi Phala Hung