Lật đổ khống chế của ngoại cảnh |

Lật đổ khống chế của ngoại cảnh

Tham khảo

VƯỢT NGOÀI GIỚI HẠN: QUÁN MÌNH NHƯ CHƯ THIÊN 

Ta có thể thấy năng lượng ham muốn trong ta có thể tác độngtheo hai cách hoàn toàn trái ngược. Nhờ phương pháp chuyển hóa của mật tôngnăng lượng này có thể biến thành ánh sáng trítuệ đầy phúc lạc, một sức mạnh trên đường phát triển tâm linh. Nhưng thông thường, năng lượng ham muốn này bị tiêu hao vào những mẫu mực chấp thủ và bám víu, chỉ có làm giảm ý thứcsáng suốt và tăng cường vô minh bất mãn trong ta. Một trong những việc chính của hành giả là nhận thức rõ những yếu tố nào đã khiến ta rơi vào vòng bất mãn triền miên, rồi áp dụng phương pháp chữa trị sự tác hại của chúng một cách hữu hiệu nhất. Chỉ khi ấy ta mới thực sử dụng tốt năng lực chuyển hóa của mật tông.

Theo mật tông, thì sở dĩ chúng ta bị tóm bẫy trong vòng bất mãnlà vì lối nhìn hẹp hòi ngộp thở của chúng ta về thực tạiChúng tabám lấy một quan niệm rất giới hạn về ta là ai, và ta có thể trở thành cái gì. Hậu quả là hình ảnh của ta về chính mình thực thấp thỏi và tiêu cực, khiến chúng ta cảm thấy hoàn toàn bất xứng và vô vọng. Bao lâu mà quan niệm của ta về chính mình còn thảm hại như thế, thì cuộc đời ta vẫn còn vô nghĩa. Nhiều người nghĩ rằng người ta không hơn gì giống khỉ, và tâm con người chỉ là một loạt những phản xạ hóa học và xung động điện não. Một quan niệm như thế thu gọn con người thành một đống vật chất, và chối bỏ mọi chiều hướng cao siêu của hiện hữu loài người. Với những người thực sự tin vào một quan điểm hẹp hòi như thế về ý nghĩa con người, thì mục đíchsống là để làm gì? Có lẽ chỉ để hưởng thụ càng nhiều khoái lạc càng hay, trước khi tàn tạ trở về bản chất nguyên ủy là cát bụi. Một lối nhìn bi thảm như thế có lẽ đã là nguyên nhân cho sự tha hóa của con người trong xã hội hiện nay.

Mật tông phản đối cách nhìn thấp kém phi lý ấy đối với tiềm năng con người, bằng cách chỉ cho ta làm thế nào để tự xem mình và người khác là đẹp một cách siêu việt- quả thế, không khác gì những nam thần nữ thần hết trọi. Một trong những lối hành trì thiết yếu ở mọi cấp bực mật tông, là đánh tan những khái niệm phàm tình của ta về chính ta, rồi từ không gian trống rỗng trong đó những khái niệm phàm tình đã biến mất, nổi lên thân thể tràn ngập ánh sáng của một vị trời, biểu hiện tính trong sáng nguyên ủy, bản thể sâu xa nhất trong ta. Càng luyện tập để tự thấy mình thành những vị trời thiền như vậy, ta càng ít thấy mình bị trói buộc bởi những thất vọng ngang trái trong đời. Pháp quán này đem lại cho ta năng lực kiểm soát cuộc đời ta, tự tạo cho mình một hoàn cảnh thuần tịnh trong đó bản chất trong sángnhất của ta có thể hiển lộ.

Ta không nên lẫn lộn những vị trời thiền trong mật tông với những nam thần nữ thần đề cập trong cácthần thoại tôn giáo khác. Ở đây, vị thần (hay chư thiên) mà ta chọn làm hình ảnh mình, chỉ là biểu tượngcủa những đức tính cốt yếu của Con người Toàn giác đang tiềm ẩn trong ta. Theo thuật ngữ tâm lý học, vị thần trong mật tông là một mẫu người lý tưởng trong ta, tầng tâm thức vi tế nhất của ta. Trong pháp tu mật tông, ta tập trung chú ý vào một hình ảnh như vậy, đồng hóa mình với nó, để đánh thức những khía cạnh sâu xa nhất của bản thể mình và biến chúng thành hiện thực. Một sự thực đơn giản là, nếu ta tự xem mình bản chất vốn trong sạch, mạnh mẽ, có khả năng, thì ta sẽ thực thụ phát triển được những đức tính ấy. Nhưng nếu ta cứ tiếp tục nghĩ mình là u mê, rồ dại, thì cuối cùng ta sẽ trở thành như thế thực.

Để lấy một ví dụ về sự chuyển hóa của mật tông, ta có thể quán mình là đức Văn thù, một vị thần màu vàng hơi đỏ, tay phải cầm gươm bén của phân biệt trí, tay trái cầm quyển kinh Bát nhã. Dù nam hay nữ đều có thể quán hình ảnh này, vì pháp quán mật tông hoàn toàn siêu việt nhận thức thông thường về nam nữ. Nhưng một hình ảnh được quán tưởng như vậy thì kỳ thực không phải là Văn thù. Chính cái trí tuệ trong một tâm thức không bị che mờ, đã triển khai toàn vẹn tiềm năng của nó, mới đích thực là Văn thù. Và mục đích sự quán mình thành vị thần ấy là để mau chóng phát triển được cái tuệ giác sẵn có trong ta. Cái gươm hai lưỡi của đức Văn thù chẳng hạn, tượng trưng khả năng của trí giác có thể phân biệt chính tà bằng cách cắt đứt mọi ngộ nhận và dị đoan mê tín. Càng đồng hóa mình với vị thần ấy vàquen thuộc với những đức tính mà ngài tiêu biểu, thì ta càng kích động tâm ta một cách sâu xa để tăng trưởng những đức tính như ngài.

Lúc đầusự quán tưởng mình thành một vị thần chỉ có tính chất giả tạo. Nhưng càng kiên trì trong phápquán tưởng chư thần, ta có thể thấy được vị thần một cách rõ rệt khác xa hình ảnh ta tạo tác. Tâm ta sẽ thực sự trở thành tâm của vị thần, và những kinh nghiệm giác quan thông thường của ta – thấy nghe ngửi nếm vân vân- sẽ được chuyển hóa thành những phúc lạc của chư thiên. Đây không phải là huyền thoại, mà những chuyển hóa như vậy đã là kinh nghiệm thân chứng của vô số thiền giả mật tông trong quá khứ. Và không lý do gì ta lại không có được những kết quả siêu việt như thế, nếu ta nỗ lực đúng mức.

NHỮNG THẮC MẮC 

Bạn có thể đặt câu hỏi: “Nhưng tại sao tôi phải quán mình là Văn thù hay bất cứ vị thần nào khác? Quán mình thành một người nam hay nữ nào, đối với tôi cũng đã đủ khó. Vậy tại sao tôi phải thay hình đổi dạng mà khoác vào một cái lốt khác, lốt của Văn thù?”

Điều cần nhớ là, quán Văn thù không phải để có ra một tướng nào khác với ta hiện tại. Ngay giờ phút này, chúng ta đã sẵn có trong mình những đức tính sâu xa của một hiện thân thánh thiện như thế. Quán mình là thiên thần cốt để nhận chân và đào luyện những đức tính đến chỗ viên mãn, thay vì tự giam hãm mình một cách khốn khổ trong mặc cảm tự ti: “Tôi thực xấu xí, ngu đần, yếu hènvô giá trị.”

Có thể bạn vẫn tự hỏi: “Nhưng tại sao Văn thù hay bất cứ vị thần nào của mật tông, lại có thể là tinh hoacủa bản thể tôi chứ? Tôi trông không giống gì với bất cứ vị thần nào trong đó cả. Tôi không phải màu cam, màu xanh hay màu lục; tôi cũng không có nhiều mặt và quá nhiều tay như những vị thần ấy.” Dĩ nhiên sẽ có những phản đối như vậy khởi lên, nhưng để an tâm, trước hết ta hãy xét kỹ xem thực sự ta nghĩ mình là ai.

Trước hết cái mặt hiện tại của bạn không phải là bạn, xương thịt không phải là bạn. Máu huyết, bắp thịt hay bất cứ phần tử nào trong cơ thể bạn cũng đều không phải là phần cốt yếu để cho biết bạn là ai. Có thể nói thân thể bạn giống như một con người máy vì tự nó, nó không có khả năng vận hành, mà phải được điều động bởi một cái gì khác. Hệt như chương trình máy vi tính điều khiển người máy, làm cho nó hoạt động, cũng vậy chính cái tâm bạn- hay ý, hay linh hồn, v.v.- đã đem lại đời sống cho thân xác. Bởi thế, muốn tìm thực chất mình là cái gì, muốn biết cái gì chịu trách nhiệm về lối sống của mình, thì bạn phải nhìn vào tâm của bạn.

Điều kế tiếp cần nhận thức là, từ sơ sinh cho đến bây giờ, bạn đã hiện thân nhiều cách khác nhau. Không có ai trong chúng ta là cố định không thay đổi. Ví dụ khi nổi giận thì bạn trông như một ác quỷ, trong khi vào những lúc khác, khi tâm tràn ngập yêu thương, bạn không khác gì một thiên thần. Những hiện tướng này -lúc giận lúc vui, lúc ganh ghét, lúc tử tế, khi xót thương, lúc ngu đần, khi khôn khéo- không có tướng nào sinh khởi chính yếu từ cái thân vật lý của bạn cả; chúng đều sinh khởi từ năng lựctâm lý. Tâm có khả năng sản sinh ra hàng ngàn cảm xúc và thái độ khác nhau, còn thân thể thì chỉ có đi theo sự dẫn đạo của tâm, không có sự chọn lựa nào. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn thường tự cho mình là thân hơn là tâm. Chúng ta cứ nghĩ chủ tể là thân chứ không phải tâm, và hầu như trở thành những tên nô lệ cho thân xác mình. Hãy bật truyền hình lên xem, để thấy rõ nền văn hóa hiện đại dành biết bao nhiêu năng lượng để phục vụ thân xác, mà quá ít năng lượng để đào luyện tâm linh. Thảo nào thế giớikhông hỗn loạn.

Chú trọng thân xác hơn tâm hồn không phải là sai lầm duy nhất của chúng ta. Ta lại còn không nhận thức được rằng cái thân vật lý thô phù này không phải là cái thân thể duy nhất mà ta sở hữu. Điều này sẽ đề cập nhiều hơn trong chương 10, ở đây chỉ cần nói vắn tắt. Trong hình dạng vật lý thường ngày của ta, còn có một thân vi tế hơn, gọi là thân tâm lý vì nó tương quan mật thiết với những tầng tâm thứcsâu xa. Chính từ nơi những tầng tâm thức vi tế này, phát sinh cái năng lượng của trí tuệ đầy phúc lạc, một thứ năng lượng có khả năng chuyển hóa cuộc đời ta một cách triệt để. Chư thần mật tông biểu trưng cho sự phát triển toàn vẹn của năng lượng trí tuệ đầy phúc lạc ấy, và bởi thế ta có thể nói rằng, dù có bao nhiêu mặt và màu sắc gì đi nữa, một vị thần như vậy đều tiêu biểu tinh túy và tiềm năng của ta. Bởi vậy, pháp thiền quán chư thiên không phải là việc tưởng tượng cái điều bất khả, mà là một phương pháp hết sức thực tiễn. Nó giúp ta sống đúng theo khả tính cao nhất của mình, nhờ tập luyện cóphương pháp để chuyển hóa tâm thức một cách sâu xa.

Lúc đầu pháp thiền quán này có thể dường như xa lạ không thực tiễn, nhưng hiệu lực của những kỹ thuật tương tự đã chứng tỏ nó có giá trị như thế nào, ngay cả dưới mắt người đa nghi. Chẳng hạn, nhiều tài liệu cho biết có những người mắc bệnh ung thư và các chứng nan y, đã tự chữa lành chỉ nhờ quán tưởng. Thay vì bám lấy quan niệm “thân thể tôi bị ung thư, tôi đang chết” những người này quán mình hoàn toàn lành mạnh. Họ xua đuổi hình ảnh bệnh hoạn ra khỏi tâm trí, thay bằng hình ảnh tràn trềánh sáng và sinh lực. Trong nhiều trường hợpphương pháp này đã chứng tỏ có hiệu quả sau khi các y sĩ đã bó tay.

Sức khỏe thân tâm cốt yếu là một vấn đề của hình ảnh do ta tự tạo. Những người chuyên có ý nghĩ đen tối về bản thân, bất cứ vì lý do gì, sẽ ở mãi trong tình trạng khốn khổ, trong khi những người nhận chân được tài nguyên nội tâm phong phú của mình, có thể vượt qua những tình huống khó khăn nhất. Pháp thiền quán chư thiên là một trong những phương pháp hiệu nghiệm nhất để nâng cao hình ảnh ta tự tạo về chính mình. Bởi thế mật tông mới là một phương pháp thần tốc để đạt đến sự thể hiện tiềm năng hùng mãnh nhất trong ta.

Chấp tướng là chướng ngại lớn nhất khiến ta không thể chuyển hóa mình thành một vị trời. Bao lâu ta còn duy trì cái thấy thông thường về bản thân, thì không còn chỗ nào cho việc nhìn mình dưới hình ảnhmột thực thể giác ngộChúng ta không thể nào thực sự thấy mình có một thân thể bằng ánh sáng thuần tịnh như chư thiên, nếu ta cứ tiếp tục tự đồng hóa với cái hình tướng vật lý thô kệch. Và ta cũng sẽ không bao giờ tiếp xúc được với bản thể thanh tịnh của mình, nếu cứ tưởng bản tính mình chỉ là những vọng tưởng và khái niệm thô thiển đi qua tâm thức.

Bởi thế, muốn đạt đến niềm phúc lạc của sự thành tựu bản thân, ta phải tìm cách giải thoát khỏi sự khống chế của tướng và quan niệm thông thường. Chúng ta phải cảm thấy tự tâm khảm rằng, thực vô cùng tai hại cho ta nếu cứ tiếp tục có lối nhìn thô thiển hạn cuộc như hiện tại đối với thân tâm mình và hình ảnh của chính mình. Sự chấp tướng ngây ngô như vậy chỉ làm cho ta càng ngày càng mờ mịtbất anbất mãn.

Bất cứ khuynh hướng bất định, lo sợ nào mà ta có, đều là triệu chứng của tâm lý nhị nguyên, cái tâm luôn luôn phân vân với trăm tư tưởng trái ngược như: “Tôi hi vọng tôi trông bảnh bao, nhưng tôi e sợ rằng tôi trông thật tồi.” Điều này cũng chứng tỏ thông thường chúng ta làm những phán đoán thực nông cạn như thế nào về bản thân mình. Chung quy, tướng ngoài không thực là thước đo giá trị con ngườinam hay nữ. Vậy mà những khuyết điểm nhỏ nhặt nhất về thân, có thực hay tưởng tượng, cũng đủ làm cho ta vô cùng lo lắng. Có nhiều người tự thấy mình xấu xívô giá trị, tự khinh ghét mình đến nỗi nhịn ăn mà chết. Đây là một điển hình cực đoan, song tôi nghĩ hầu hết chúng ta, vì một lý do này hay khác, đều tự hạ giá và tự làm cho mình khốn khổ.

TÂM HƯỚNG NGOẠI 

Đôi khi dường như rằng tâm ta cùng lúc chạy khắp mọi hướng, nghĩ hết chuyện này đến chuyện khác trong một cuộc tìm kiếm vô vọng, mà không biết tìm cái gì. Chúng ta đang tìm một cái không tên, một cái gì sẽ làm thỏa mãn niềm khát khao được ổn định, an ninh bảo đảm. Ta đi từ đối tượng này sang đối tượng khác với hi vọng cái kinh nghiệm kế tiếp sẽ chứa đựng điều ta đang mong mỏi. Kết quả là tâm thức ta luôn luôn bị phân tán. Thực khó mà tập trung tất cả chú ý vào công việc đang làm, vì một phần tâm ta đã bất mãn và bắt đầu đi tìm một cái gì khác. Ngay cả khi đang làm một việc mình thích, ta cũng dễ dàng đánh mất sự tập trung. Do vậy, không những ta không thể khám phá được ý nghĩa và mục đíchnào cao cả hơn cho cuộc đời mình, mà ta còn không thành công cả trong những việc vặt hiện tại.

Hậu quả tất yếu của cái thấy hẹp hòi do chấp tướng ấy là khuynh hướng đi tìm giải đáp ở ngoài tâm (hướng ngoại tìm cầu). Vì đã quen tự xem mình là bất toàn, thiếu thốn một cái gì thực cần thiết, nên ta không bao giờ nghĩ đến chuyện hướng vào tài nguyên và năng lực nội tâm để tìm giải đáp cho những rắc rối của mình. Ngược lại, ta nghĩ rằng nếu ta làm cách nào có được một cái gì đó ở bên ngoài, thì ta sẽ thỏa mãn ước mơ. Nhưng cách suy nghĩ như vậy thực rõ ràng là vô lối. Có con người nào hay vật gì ta mơ ước mà ta có thể chiếm hữu hoàn toàn làm của mình, để tâm hồn ta thực sự được nghỉ ngơi trên đường kiếm tìm an ổn hay không? Dù là người đàn ông hay đàn bà đẹp nhất thế giới, hay bộ y phụcthời trang nhất, viên ngọc quý nhất, hay tư tưởng hay ho mới lạ nhất … cũng đều không có khả năng dập tắt những khát khao của ta, bao lâu nội tâm ta vẫn còn thiếu thốn bất toàn. Bao lâu ta còn nghĩ rằng ta có thể nhờ cái gì bên ngoài để lẩn trốn những rắc rối cuộc đời, thì ta vẫn còn vô phương đạt đến niềm an lạc nội tâm chân thực. Sự sở hữu tài sản hay quyền lực chắc chắn không phải là giải pháp. Hãy nhìn tỉ lệ cao về nghiện ngập, li dị và tự sát ở những quốc gia giàu có trên thế giới, để thấy rằng sở hữu vật chất mà thôi không đủ làm cho con người hết bất an được.

Cho dù ta tìm giải đáp bằng cách quay lưng với vật chất để hướng đến một thực tại tâm linh cao cả, thìquan niệm hẹp hòi về bản ngã của ta cũng làm cho những lợi ích mà ta có thể đạt đến, đều trở nên hạn cuộc một cách trầm trọng. Điều khá thông thường đối với những hành giả tâm linh, là thấy có một hố ngăn không thể nào lấp được giữa chính mình đang ngụp lặn trong sình lầy, với một thực thể cao siêu nào đó ở trên trời. Càng nghĩ mình kém cỏi, vô năng bao nhiêu, ta càng có những lời cầu xin thảm não bấy nhiêu. Chẳng hạn ta kêu réo: “Lạy Chúa cứu con! Xin Phật giúp con!” Nhưng bao lâu ta còn tự giam hãm mình trong sự thương thân trách phận, thì e rằng ta sẽ không có được lợi lạc bao nhiêu.

THỬ THÁCH CỦA CUỘC THÁM HIỂM NỘI TÂM 

Phương pháp mật tông quán mình là một vị trời, thì trái ngược hẳn với thái độ tự thương hại như trên. Càng có khả năng quán mình là một thân tâm bằng ánh sáng thuần tịnh, ta càng tự mở lòng ra để đón nhận những năng lực tốt lành hiện hữu bên trong và bên ngoài ta. Chúng ta đã đề cập sự kiện nhờ phép quán tưởng có tính sáng tạo, mà ta có thể đánh thức những năng lực bẩm sinh để tự chữa lành ngay cả những chứng bệnh ghê gớm nhất. Ví dụ này chứng tỏ thân và tâm có tương quan mật thiết, và trong hai cái đó thì tâm mới là yếu tố chủ chốt hình thành cuộc đời ta. Nếu ta có hình ảnh tốt lành về chính mình, thì tự nhiên hành vi của ta đầy tự tin, và sẽ gây cho người khác những ấn tượng về năng lực và sinh động. Ngược lại, nếu ta có ý tưởng thấp kém về bản thân, thì ta trông có vẻ yếu đuối vô năng, sẽ rước lấy nhiều rắc rối và dễ dàng gặp nạn tai tật bệnh.

Đã nhiều lần kinh nghiệm cho chúng ta thấy rằng, đời ta thành công hay thất bại, khỏe mạnh hay đau yếu, đẹp hay xấu, vui hay buồn, cốt yếu là do thái độ tinh thần của ta. Thế mà mỗi khi gặp rắc rối trong đời, ta lại có thói quen tìm giải pháp ở bên ngoài. Thay vì nhìn thẳng vào nội tâm để phát triển một thái độ khả dĩ chuyển hóa đời mình theo chiều hướng tốt, thì chúng ta lại theo một phương sách nông cạn, là cố sửa đổi những hoàn cảnh bên ngoài để giải quyết những vấn đề bên trong. Nhưng điều này không bao giờ đem lại cho ta thỏa mãn lâu bền. Dù có thay đổi lối sống bên ngoài đủ cách, mà không kèm theo một chuyển hóa sâu xa ở nội tâm, thì cũng chỉ thành công một giai đoạn. Sớm muộn gì những rắc rốicũng sẽ trở lại, và ta sẽ vẫn khó chịu bất mãn như trước.

Mặc dù tất cả chúng ta đều có bản tính trong sáng nguyên ủy, song ta không dễ gì bắt liên lạc được với nó. Bởi vì cái cách vận hành thô tháo của tâm ta thường làm chìm nghỉm sự rung động vi tế của bản tính ấy, đến nỗi ta không còn ý thức gì đến hiện hữu của nó. Nếu thực sự muốn liên lạc với bản chất sâu xa của mình, ta phải chấm dứt mọi xao lãng tâm trí và nới lỏng kềm tỏa của những danh tướng vẫn trói buộc ta. Nói cách khác, ta cần tạo ra một không gian trong đó bản chất thuần tịnh nguyên ủy của ta có thể vận hành không gián đoạn. Khi ấy thì không phải ta hợm hĩnh gì khi dùng phương pháp mật tông để quán mình thành một vị trời; mà đúng hơn, ta đang làm hiển lộ những đức tính thánh thiện vốn luôn luôn hiện hữu trong thẳm sâu bản thể.

Những cách chuẩn bị khác nhau trước khi thực hành mật tông chính là những phương pháp để tạo ra không gian cần thiết ấy. Nếu ta cố xử dụng những năng lực chuyển hóa cực kỳ mãnh liệt của mật tông, mà không luyện tập theo những chuẩn bị tiên quyết này, thì sự tu luyện không thể nào thành công được. Một chiếc phi cơ phản lực có thể là cách nhanh nhất để di chuyển, nhưng nếu đưa một người chưa được huấn luyện ngồi vào ghế phi công thì chỉ có rước lấy hậu quả khốc hại. Cũng thế, mặc dù mật tông là cỗ xe nhanh nhất để đạt toàn giác, song nếu áp dụng những phương pháp mật tông trong khi thân tâm chưa được chuẩn bị thì thật là liều lĩnh, và hoàn toàn không hiểu gì về mục đích của mật tông.

Lama Thubten Yeshe

Comments are closed.

MẠNH MẼ ĐỂ GIÁC NGỘ - BE POWERFUL TO ENLIGHTEN
Thông tin liên quan đến dòng Truyền Thừa Ripa Vinh Quang đã được Đức Pháp Vương - Đại Khai Mật Tạng Terchen Namkha Drimed Rabjam Rinpoche ban phước. Cầu mong kho tàng giáo lý Terma thâm diệu của dòng Truyền thừa Ripa Vinh Quang sẽ làm an dịu mọi nổi thống khổ của chúng sinh mẹ tại đất nước Việt nam thân yêu.

Om Ah Hung Maha Sengha Mani Radzaa Sarwa Siddhi Phala Hung