Điều phục Tâm |

Điều phục Tâm

Tham khảo

Nếu bạn lơ là trong việc bảo vệ tâm
Bạn không thể đóng cửa đau khổ
và cũng không thể mở cửa hạnh phúc
Đừng làm những điều phi đạo đức
Hãy làm những điều đạo đức hoàn hảo
Hãy điều phục tâm của bạn
Đây là giáo lý của Phật.

KHI CHÚNG TÔI cùng nhau trì tụng đoạn kệ này của Đức Phật và như ngài Kirti Tsenshab Rinpoche giải thích, chúng tôi nhớ rằng đoạn kệ có chứa Tứ Diệu Đế. Bạn đang chịu đựng sự khổ thật sự (Đế đầu tiên)–chẳng ai ước muốn khổ – và bạn cần đạt hạnh phúc tối thượng chấm dứt mọi khổ đau (Đế thứ 3), điều này tuỳ thuộc vào việc chấm dứt toàn bộ các nhân đích thật của khổ (Đế thứ 2); và việc đạt được điều này tùy thuộc vào việc làm cho toàn bộ con đường Đạo chân thật trở thành hiện thực (Đế thứ bốn).

Điều cốt lõi của đoạn kệ này là khuyên không can dự vào bất kỳ hành động phi đạo đức nào cả. Nếu nghĩ rằng nguồn gốc của khổ đau và các vấn đề của cuộc sống là từ khách quan bên ngoài thì ý nghĩ đó chính là vấn đề. Không coi tâm là nguồn gốc của các vấn đềđổ lỗi cho các tác nhân bên ngoài như người khác, đối tượng khác, thái độ đó chỉ tạo thêm nhiều vấn đề hơn. Suy nghĩ theo kiểu này – và cũng cho rằng hạnh phúc đến từ bên ngoài – là chúng ta chẳng đếm xỉa gì tới tâm cả. Tâm này từ vô lượng kiếp trước đã không được điều phục giờ đây vẫn để y nguyên như vậy, vẫn đang không được điều phục. Chẳng có gì tốt hơn, chẳng có gì thay đổi. Chúng ta liên tục tạo ra nhân đau khổ cho các kiếp sau và tạo ra các vấn đề ngay đây trong đời này.

Thật tốt khi liên hệ đoạn kệ này với các vấn đề trong qúa khứ, đặc biệthiệu quả khi áp dụngđiều phục tâm của bạn” đối với sự kiêu mạn, sân hận, ganh tị, ham muốn và sự vô minh dày đặc. Điều phục những vọng tưởng (phiền não) này là giáo lý của Đức Phật. Không điều phục chúng thì không phải giáo lý của Đức Phật – nói cách khác, không làm gì để giải quyết vọng tưởng nhưng lại bận rộn làm những việc khác và coi đó là tu tập tâm linh thì không phải là giáo lý của Đức Phật.

Vọng tưởng làm cho tâm không vui, không an, không thuần phục. Mặc dù các hành động của chúng ta trông giống như Pháp và được gọi là “Pháp” hay “tu tập tâm linh” nhưng nếu chúng không phá hủy vọng tưởng thì chúng không phải là giáo lý của Đức Phật. Có một định nghĩa về Pháp là “bất kỳ thứ thuốc nào mà chữa trị được vọng tưởng”. Nếu có một hành động được thực hiện dưới danh nghĩa Thiên Chúa giáo hay một tôn giáo nào khác mà là thuốc chữa trị vọng tưởngđiều phục sân, tham, si và ích kỷ – thì đó là Pháp. Bất cứ cái gì mà không phải là thuốc chữa trị vọng tưởng thì không phải là Pháp. Như đức Dalai Lama có nói, Pháp là bất cứ điều gì mà sửa chữa được hay an định được tâm. Khi có một đồ dùng nào bị hư thì việc sửa chữa nó là tốt bởi vì làm cho bạn vui và nó sẽ là phương tiện có ích cho cuộc sống của bạn và của người khác. Cũng vậy, Pháp là sửa chữa tâm. Phương pháp nào mà không phá hủy được vọng tưởng thì không an định được tâm. Không có cách nào cải thiện được tâm mà không loại trừ vọng tưởng. Vọng tưởng cần phải được loại trừ.

Để mang lại hạnh phúc cho bản thân và cho những người khác, Pháp phải là thuốc chữa vọng tưởng. Nếu Pháp hỗ trợ vọng tưởng thì không cần biết chúng ta tu tập bao nhiêu chúng ta sẽ không thấy có sự cải thiện ở trong tâm; ngược lại, tâm sẽ trở nên mỗi lúc một tồi tệ hơn: càng không được thuần phục hơn, càng khó khăn hơn. Dù chúng ta có thể luôn đang nghe giảng Pháp, thuyết Pháp, đọc Kinh điển, hay đang sống trong một trung tâm Phật Pháp, thậm chí cả cuộc đời luôn có liên hệ với Pháp, nhưng nếu vọng tưởng gia tăng thì việc tu tập tâm linh hóa ra là đang hỗ trợ cho vọng tưởng thay vì phá huỷ chúng. Nếu kiêu ngạo, sân hận, ham muốn và những thứ tương tự gia tăng thì việc tu học Pháp của bạn đang tạo ra thêm nghiệp bất thiện thay vì tịnh hóa những nghiệp bất thiện có sẵn trước.

Để nhận được hạnh phúc từ Pháp, việc tu tập của bạn phải làm sao phá hủy được vọng tưởng. Ví dụ như dược phẩm, nếu làm cho bệnh phát sinh hay nặng thêm thì thuốc đó không chữa được bệnh mà còn làm lệch hướng việc chẩn và trị bệnh. Thuốc là thứ dùng để trị bệnh chứ không làm bệnh trầm trọng hơn.

Câu “điều phục tâm của bạn” chỉ vỏn vẹn mấy chữ, nhưng ý nói là phải giải quyết toàn bộ các che chướng (quan niệm sai-ND) từ việc thấy những khuyết điểm của vị thầy cho tới những quan niệm nhị nguyên vi tế về ba tri kiến liên quan đến giai đọan chuẩn bị màu trắng, giai đọan phát triển màu đỏ, giai đoạn thành tựu màu đen và ngay cả che chướng sau cùng và vi tế nhất là ngăn cản sự thành tựu tâm giác ngộ (Phật tâm). “Điều phục tâm của bạn” giải quyết toàn bộ các quan niệm sai trái này.

Câu cuối của bài kệ nói “Đây là giáo lý của Đức Phật” bởi vì điều phục tâm bạn là nguồn gốc của hạnh phúc. Điều phục tâm bạn là giáo lý chính của Đức Phật. Từng mỗi lời mà Đức Phật dạy là nhắm tới việc điều phục tâm riêng của mỗi chúng sinh; ngoài ra không có mục đích nào khác. Từng mỗi lời trong tất cả 84.000 Kinh điển – Kinh của Tiểu thừa, Đại thừa, Kim cang thừa – là nhằm điều phục tâm.

Hãy nhớ đến sự ưu ái của Đấng Thế tôn Đại Từ Đại Bi Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, khi giảng dạy toàn bộ các giáo lý của cả hai đường Đạo: nhân thừa và quả thừa. Đức Phật đã phát lộ con đường hoàn hảo đưa đến giác ngộ thông qua nhiều mức độ giảng dạy khác nhau phù hợp với các căn cơ tâm thức của chúng sanh hữu tình. Giờ đây chúng tatự do và cơ hội để lắng nghe, soi rọi và thiền định trên đường đạo vô cấu này; chúng ta có thể tạo ra nhân vô cấu cho bất kỳ mức độ hạnh phúc nào chúng ta muốn. Được như vậy là nhờ vào sự ưu ái của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi Ngài ban những lời giảng.

Đức Thích Ca Mâu Ni Phật khai mở con đường dẫn dắt chúng ta đến hạnh phúc; con đường theo đó chúng ta có được tự do để hiểu và tạo ra nhân để có hạnh phúc trong các đời sau, giải thoátgiác ngộ. Ngài giúp chúng ta phát triển tiềm năng của chúng ta, tức Phật-tánh của chúng ta. Gặp được Phật Pháp, tu tập theo đó, chúng ta có thể phát triển Phật-tánh của chúng ta và nhờ vậy mà đạt giác ngộ.

Bằng cách thiền định con đườngĐức Phật phát lộ, từng bước chúng ta có thể phát triển Phật-tánh của mình và do đó có thể hoàn thành ước nguyện cứu giúp chúng sinh hữu tình. Chính nhờ sự ưu ái của Đức Phật Thích Ca Mâu Nichúng ta có thể thành tựu trí huệ siêu việt của tâm, năng lực toàn triệt và đại bi viên mãn vì lợi ích cho tất cả chúng sinh hữu tình.

Mọi sự bao gồm cả hạnh phúc lẫn khổ đau đều tùy thuộc ở tâm. Nếu không điều phục tâm thì khổ đau nổi lên; chính tâm sản xuất khổ đau này. Bằng việc điều phục tâm, bạn hưởng được hạnh phúc. Đây là lý do tại sao hạnh phúc của chúng sinh hữu tình tùy thuộc vào sự hiện hữu của các giáo lý của Đức Phật.

Bởi vì mọi sự đều tuỳ thuộc vào chính tâm của chúng ta, nên chúng ta phải điều phục tâm mình. Chúng ta phải loại bỏ những suy nghĩ sai trái, chúng là nhân của khổ đau và chúng mang vấn đề đến cho bản thân chúng ta và cho vô lượng chúng sinh khác, đời này và liên tục các kiếp sau. Nếu những suy nghĩ sai trái được loại bỏ thì chỉ còn có hạnh phúc, không còn nhân của các vấn đề, không có kẻ sáng tạo của vấn đề. Càng loại bỏ những quan niệm sai trái thì càng có hạnh phúc.

Che chở tâm của bạn

Trong tác phẩm Bồ Tát Hạnh, Shantideva giải thích:

Cọp, sư tử, rắn, kẻ thù, người canh giữ địa ngục, các mụ phù thủy và kẻ ăn thịt người, tất cả đều bị trói lại chỉ bằng một việc là cột giữ tâm này.

Kiềm giữ tâm khỏi suy nghĩ bất thiện, không cho phép tâm chạy theo cơn giận hay ham muốn, vô minh vân vân …, có nghĩa rằng bạn ngừng tạo ra nghiệp xấu ác. Khi bạn ngăn ngừa tâm bạn khỏi bị vọng tưởng lôi kéo thì bạn không tạo ra nghiệp bất thiện do vậy bạn không chịu đựng quả mà các chúng sinh khác hại bạn và gây nguy hiểm cuộc sống của bạn.

Ví dụ, Devadatta luôn ganh tị cố tìm cách hãm hại Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Vào một ngày, khi Đức Phật đang đi khất thực, Devadatta đem một con voi điên tới tấn công Đức Phật. Tuy nhiên thay vì gây nguy hại Đức Phật, con voi trở nên hoàn toàn bị thuần phục ở trước mặt Ngài. Tôi cũng nghe rằng con muỗi không bao giờ chích ngài Song Rinpoche. Và có một câu chuyện tương tự về thánh St. Francis ở Assisi, nước Ý; người sống cùng thời đại với Milarepa, vị đại Hành giả du-già Tây tạng, người đạt giác ngộ trong một đời người ngắn ngủi.

Có một con chó sói sống trong rừng, nó hại nhiều người. Khi thánh Francis nghe được chuyện đó, ngài nói: “Tôi sẽ đến nói chuyện với con chó sói”. Mặc dù có người khuyên đừng đi nhưng ngài vẫn giữ quyết định.

Thánh Francis đi vào rừng. Khi con chó sói đến gần ngài, thay vì hại ngài, nó bị ngài khuất phục hoàn toàn. Giống như một con chó nuôi đi theo chủ, con chó sói trở nên thuần phục đến nằm bên cạnh và liếm chân ngài. Thánh Francis nói với con chó sói rằng ngài sẽ cho nó thực phẩm và nó không được cắn người nữa. Từ đó trở đi, con chó sói không còn tấn công người dân.

Nhục thể của Thánh Francis hiện còn giữ ở Assisi, gần Trung tâm Lama Tsong Khapa ở Ý. Lama Yeshe và tôi đã viếng Assisi. Lama Yeshe đã thiền định một lúc ở ngôi mộ nơi thân thiêng liêng của thánh Francis lưu ở đó. Có một thác nước gần Assisi và người ta nói rằng nếu nước bị cạn thì sẽ rất xui xẻo cho nước Ý. Thánh Francis có một đệ tử nữ tu và người này có đến ba trăm đệ tử. Trong lúc ngài Francis còn sống, một trong những hang động bị nước từ trên mái nhỏ xuống. Một số đệ tử than phiền rằng họ chẳng thiền định được vì tiếng nước rơi. Thường ngày thánh Francis gọi các đồ vật là “em gái”, “em trai”. Ngài nghe học trò than phiền như vậy, liền đến hang động đó và nói với nước: “Em gái, hãy ngừng rơi vì học trò của tôi chẳng thiền định được”. Nước liền ngưng rơi.

Những câu chuyện như vậy là rất thông thường như trong các chuyện kể về cuộc đời các vị Bồ tát. Nhiều câu chuyện kể về các hành giả du già Ấn ĐộTây tạng yêu cầu nước sông ngừng chảy để họ đi qua sông sau đó nước chảy trở lại. Ở Tây tạng khi có trận lụt đang dâng nước đến gần tu viện của Bồ tát Jampa Monlam, ngài liền viết lên một tảng đá câu “nếu đúng sự thật tôi có bồ đề tâm thì xin nước hãy thối lui”, rồi ngài đặt tảng đá ngay trước hướng nước lụt đang dâng đến; nước lụt lập tức rút đi. Những câu chuyện như vậy chứng minh được năng lực bồ đề tâm, thiện tâm tối thượng.

Bằng việc cột chặt tâm vào đạo đức, che chở nó khỏi vọng tưởng, bạn sẽ không tạo ra nghiệp xấu ác, nên sẽ không có gì nguy hại cho cuộc đời của bạn. Cũng vậy, do có bồ đề tâm, bạn sẽ điều phục được tâm mình. Cột chặt tâm bạn với đạo đức và tránh xa những suy nghĩ phiền muộn thì giống như giam giữ hết tất cả những chúng sinh nguy hiểm như: cọp, rắn, kẻ gác cổng địa ngục, kẻ thù. Nếu bạn có bồ đề tâm ngay cả những hiểm họa thiên nhiên (động đất, núi lửa vân vân – ND) cũng không thể hại bạn; nhờ vào năng lực bồ đề tâm, bạn có khả năng kiểm soát được tai họa thiên nhiên. Bằng cách cột chặt một tâm này với bồ đề tâm, bạn ngăn cản được tất cả vô số con thú hung dữ và kẻ thù. Huấn luyện làm thuần thục một việc này thôi tức là tâm của bạn, bạn sẽ thuần hóa được tất cả những việc khác nữa.

Bạn không thể thực hiện được ý muốn giam hết tất cả các con thú hung dữ trên quả đất này vì bạn không thể sống mãi mãi. Và cho dù bạn sẽ không tái sinh ở quả đất này bạn cũng sẽ tái sinh ra ở một hành tinh khác, chừng nào bạn còn nghiệp và vọng tưởng bạn sẽ gặp kẻ thù và thú hung dữ ở đó. Chừng nào tâm bạn chưa được điều phục thì luôn có sự hãm hại từ bên ngoài. Nhưng một khi tâm được điều phục, một khi không còn sân hận trong dòng tương tục tâm thức thì sẽ không còn kẻ thù bên ngoài. Khi nào cơn giận không thể nổi lên trong bạn thì bạn không còn tìm thấy kẻ thù ở đâu cả. Kẻ thù bên ngoài chỉ xuất hiện khi có cơn giận ở bên trong.

Không vọng tưởng sẽ không có nghiệp bất thiện, cho nên sẽ không có ai hại bạn. Thêm vào đó, khi tâm bạn đạt được sự nhẫn-nhục-tự-tánh thì dù có ai đó chê bai, đánh hay giết bạn, bạn vẫn nhận ra được là không có kẻ thù bên ngoài. Khi bạn đạt được nhẫn nhục ba-la-mật (một trong sáu ba-la-mật) bạn sẽ thấy người khác là bạn tốt nhất của bạn ngay cả khi họ đang phê bình, đánh hay đang giết bạn. Chừng nào tâm bạn ở trong nhẫn-nhục-tự -tánh bạn lúc đó không thấy có kẻ thù bên ngoài đang hại bạn mà chỉ có người đang làm lợi cho bạn. Nhưng ngay khi tâm thay đổi, chuyển sang giận dữ thì bạn thấy con người đó đang hại bạn.

Luận giảng Khai mở Cánh cửa Pháp có nói:

Có lợi gì đâu cho những lời dạy khác với lời dạy bảo vệ tâm?

Sẽ rất tốt khi bạn nhớ điều này trong cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn quên bảo vệ tâm của mình thì có ích gì đâu với các truyền thống giữ giới khác? Nếu tâm không được bảo vệ bạn không thể chặn đứng được khổ đau và các vấn đề của bạn. Dù cho bạn có thể tu tập hàng trăm việc khác nhưng nếu bạn bỏ qua việc tu tập quan trọng nhất này (che chở tâm – ND) thì bạn không thể chận đứng các vấn đề và không thể đạt hạnh phúc đặc biệthạnh phúc tối thượng. Rất cần để nhớ điều này. Có người trì tụng rất nhiều kinh cầu nguyện, hàng triệu mật chú suốt ngày nhưng nếu họ quên không tự che chở tâm thì việc tu tập hằng ngày trở nên lãng phí vô ích. Tâm bạn là nguồn gốc của tất cả khổ đau và hạnh phúc riêng của bạn. Nếu bạn lơ là việc che chở tâm thì bạn không thể đóng cánh cửa vào khổ đau và cũng không thể mở cánh cửa vào hạnh phúc.

Ở phương tây có nhiều luật lệ: bạn không thể làm điều này, bạn không thể làm điều kia. Đôi khi tôi nghĩ rằng đã có quá nhiều luật. Có một lần tôi tới Sydney ngụ trong một nhà có hồ bơi và phòng xông hơi nóng. Có vài người đang chơi ở hồ, nhảy từ bục gỗ cao. Người láng giềng bực mình. Họ than phiền nhà chúng tôi quá ồn và họ gọi cảnh sát.

Tôi đang ở trong phòng. Tôi không thấy bên ngoài nhà nhưng tôi nghe có cảnh sát tới. Thấy không có gì, cảnh sát bực bội bỏ đi. Người láng giềng trước đó báo cảnh sát là những người ở trong hồ bơi quấy nhiễu họ. Cảnh sát cho rằng người láng giềng nói vô lý, uổng công họ từ ngoài thị trấn lái xe vào. Cũng ngay buổi chiều hôm đó trẻ con nhà láng giềng đã chơi đùa ầm ĩ.

Không cần biết có bao nhiêu luật lệ đã được đặt ra; chừng nào việc bảo vệ tâm không được chú ý ở trường tiểu học, ở đại học hay trong nếp sống văn hóa thì luôn có các vấn đề xảy ra, tiếp tục xảy ra. Mọi người phải che chở tâm của mình. Thay vì nói “mỗi ngày ăn một quả táo thì bác sĩ không đến nhà” chúng ta có thể nói “mỗi ngày có che chở tâm, cảnh sát không đến nhà”!

Đức Lama Zopa Rinpoche

Trích: Cánh cửa mãn nguyện

Comments are closed.

MẠNH MẼ ĐỂ GIÁC NGỘ - BE POWERFUL TO ENLIGHTEN
Thông tin liên quan đến dòng Truyền Thừa Ripa Vinh Quang đã được Đức Pháp Vương - Đại Khai Mật Tạng Terchen Namkha Drimed Rabjam Rinpoche ban phước. Cầu mong kho tàng giáo lý Terma thâm diệu của dòng Truyền thừa Ripa Vinh Quang sẽ làm an dịu mọi nổi thống khổ của chúng sinh mẹ tại đất nước Việt nam thân yêu.

Om Ah Hung Maha Sengha Mani Radzaa Sarwa Siddhi Phala Hung