Trước khi chuyển di thần thức của người đã khuất, hãy bắt đầu bằng cách gọi tên họ số lần thích hợp.
[Tên của người đã khuất], sau khi trải qua vô thường, bạn bây giờ đã chết.
Hãy lặp lại ba lần.
Bạn không phải là người duy nhất trải qua điều mà chúng ta gọi là ‘cái chết’; đấy là con đường mà mỗi một kiểu trong năm kiểu hữu tình chúng sinh[1] đều phải đi.
Khi đã sinh ra, cuộc đời chỉ có thể kết thúc bằng cái chết – đấy là bản tính của các pháp. Chẳng có một hữu tình chúng sinh nào trên thế giới này – từ vị chuyển luân vương giàu có và quyền uy cho đến người ăn xin chết đói, kẻ thậm chí chẳng có gì để ăn – có thể giải thoát bản thân khỏi cuộc sống và cái chết; vì thế, đừng tuyệt vọng!
Hãy biết rằng chẳng có gì mà bạn bám chấp vào – gia đình của bạn, bạn bè của bạn, của cải của bạn, tài sản của bạn và v.v. – có thể đi cùng bạn. Hãy hiểu rằng thời gian của bạn bên họ bây giờ đã hết. Kinh văn có đoạn:
Chúng ta cần hoan hỷ trước việc có thể trải qua cái chết và sự chuyển di trong thời kỳ may mắn này, khi những giáo lý của Đức Phật còn tồn tại trên thế gian. Tại sao? Bởi đơn giản nghe được những danh hiệu của chư Phật Thế Tôn cũng vô cùng mạnh mẽ. Điều này nghĩa là những vị qua đời trong khi nghe được những danh hiệu này và trải qua sự tin tưởng và hoan hỷ sẽ được giải thoát khỏi các cõi thấp và đạt được trạng thái của một vị thiên hay con người. Như Đức Phật đã dạy trong Bách Nghiệp:
Chỉ một khoảnh khắc tin tưởng Đức Phật cũng đem đến những lợi lạc như vậy. Bạn đủ may mắn để sinh ra ở thế giới mà những giáo lý của Đấng Chiến Thắng còn hiện diện, để được nghe danh hiệu của Đức Phật và trân trọng giáo lý của Ngài. Vì thế, hãy chân thành khởi lên niềm tin còn lớn lao hơn nữa với bậc thầy của chúng ta – Như Lai, quy y Giáo Pháp – những giáo lý hoàn hảo của Ngài và noi gương Tăng đoàn chư Bồ Tát.
Bởi bạn bây giờ thoát khỏi thân vật lý từ thịt và máu, hãy đi thẳng đến cõi Phật thù thắng này.
Hãy suy nghĩ và thiền định về vị đạo sư mà bạn có lòng sùng mộ. Hãy nhớ về Bổn tôn [Yidam] và tri kiến của bạn. Hãy thiền định về Bồ đề tâm nguyện và hạnh của Đại thừa.
Một phương pháp để tạo ra những hoàn cảnh cát tường nhờ các điểm then chốt là chỉ dẫn về chuyển di, điều đem đến giác ngộ không thiền định và được áp dụng vào thời điểm giữa đời này và đời tiếp theo. Vì thế, hãy thiền định về chủng tự “a” màu trắng ở tim bạn. Khi tôi lặp lại âm “a”, hãy trải nghiệm mọi điều tôi vừa nói. Hãy thấy rằng “a” (trong những trường hợp nhất định, bạn cũng có thể đổi thành “hrih”) đi thẳng đến cõi Phật Cực Lạc, giống như tên được người bắn tên oai hùng bắn ra.
Hãy nói điều này để khơi dậy cho người chết và tự mình thực hiện. Sau đó, hãy lặp lại “a” số lần bằng với số tuổi của người đó, bằng giọng nhẹ nhàng. Tiếp theo, hãy nhổ tóc trên đỉnh đầu của họ và lặp lại “a” thêm hai mươi mốt biến. Nhờ vậy, họ sẽ được dẫn dắt đến một tái sinh cao hơn. Như Mật điển Sự Hợp Nhất Của Mặt Trời Và Mặt Trăng[4] có nói:
Và:
Do đó, áp dụng “a”, chủng tự không sinh, cho hơi thở khi quá trình tan rã bắt đầu hiển bày, là một chỉ dẫn cực kỳ sâu xa.
Hãy nhấn mạnh phương tiện thiện xảo – dẫn dắt với lòng bi mẫn lớn lao – và trí tuệ – hòa quyện với cõi giới như hư không. Con cũng có thể thực hành tỉ mỉ hơn vào lúc này bằng cách áp dụng một trong nhiều hình thức chuyển di phù hợp với nhận thức của chúng sinh khác. Trong bất kỳ trường hợp nào, hãy chặn cánh cửa đến các cõi thấp bằng danh hiệu của chư Phật, và bằng các Chân ngôn, đà-ra-ni và lời nguyện đặc biệt mà chư Phật đã phát. Hãy khắc ghi trong tâm rằng thật khó để dẫn dắt những vị hoàn toàn không quen thuộc với thực hành tâm linh nhờ giai đoạn sinh khởi, và giới thiệu họ với hình tướng, tăng trưởng và sở đắc và v.v. bởi rất khó để trao đổi với những vị trong trạng thái trống không của a-lại-da.
[1] Tức chư thiên, con người, súc sinh, ngạ quỷ và chúng sinh địa ngục.
[2] Từ Kinh Lời Khuyên Cho Vua (Rājāvavādakasūtra).
[3] Ratnadārikāparipṛcchā-sūtra (bu mo rin chen gyis zhus pa’i mdo), một tựa đề thay thế cho Chỉ Dẫn Về Đại Thừa (mahāyānopadeśa sūtra, Toh 169).
[4] Mật điển Sự Hợp Nhất Của Mặt Trời Và Mặt Trăng (nyi zla kha sbyor gyi rgyud) là một trong mười bảy Mật điển Đại Viên Mãn.
Jigme Lingpa
Việt ngữ: Pema Jyana