Chỉ dẫn cho người nữ về việc thành tựu giác ngộ |

Chỉ dẫn cho người nữ về việc thành tựu giác ngộ

Kim cương thừa

CHỈ DẪN CHO NGƯỜI NỮ VỀ VIỆC THÀNH TỰU GIÁC NGỘ MÀ KHÔNG CẦN TỪ BỎ CÁC CÔNG VIỆC THƯỜNG NGÀY

Bậc minh sư vĩ đại được biết đến như là Đức Padmasambhava Liên Hoa Sinh, không bị nhiễm trước bởi một tử cung thai tạng, được hóa sinh kỳ diệu từ một bông hoa sen. Đức vua uy quyền Tây Tạng đã thỉnh mời Ngài tới Xứ Tuyết. Sau đó Ngài đã thuần hóa xứ này cho Samaye, Ngài đã ở lại tại Chỏm Núi Bách Xù của Những Viên Ngọc Trai Pha Lê. Vào một dịp, 7 người phụ nữ phi thường – Công Nương Tsogyal xứ Kharchen, Công Nương Hồ Kim Cương xứ Shelkar, Công Nương Sự Thờ Phượng Huy Hoàng xứ Chokro, Công Nương Matingma xứ Dro, Công Nương Biểu Tượng Châu Báu xứ Margong, Công Nương Ánh Sáng Lấp Lánh xứ Chim Công Nương Mati xứ Ruyang – đã sắp xếp một mạn đà la bằng vàng ròng, kích cỡ 1 cubit, với những bông hoa lam ngọc như những sở hữu bảy báu (7 báu vật vương quyền của vua Chuyển Luân Thánh Vương).

Sau đó họ đã làm một lễ tiệc cúng dường với rượu gạo và các chất liệu tao nhã khác nhau, rồi họ dâng lên thỉnh cầu này: Hỡi Đạo Sư Vĩ Đại, xin hãy lắng nghe! Xin chia sẻ với chúng con sự hiện hữu vật lý không hoen ố của Ngài, khẩu ngữ tinh khôi nguyên thủy của Ngài, và tâm thức siêu vượt lên khỏi mọi cấu trúc, tạo dựng ý niệm của Ngài!

Công Nương Tsogyal, Công Chúa xứ Kharchen, đã tác bạch với Đạo Sư Liên Hoa theo cách này: Xin hãy ban phát một lời chỉ dẫn cho việc tỉnh giác tới sự giác ngộ ở ngay trong đời này, trong khi ở trong thân nữ, với một người nữ như con, kẻ kém thông tuệ và tối dạ, vô học và thiển cận này. Xin hãy ban một lời chỉ dẫn dễ hiểu và dễ nhớ, đơn giản để nắm bắt và chứng ngộ.

Đạo Sư sau đó đã chỉ cho bà những lời này: Công Chúa xứ Kharchen, hãy nghe đây! Bản tánh đích thực của pháp tánh thì không phải là một đối tượng mà tâm thức có thể nắm bắt; nó không có chiều không gian và không thuộc về phạm trù nào cả. Nó là một bản tánh không thể được xác định theo bất kỳ cách thức nào, và như vậy nó không cần phải được phân tích nhờ trí năng thông tuệ. Nó đơn giản là một vấn đề của việc nhận biết tâm thức, cái thì luôn luôn hiện diện bên trong con từ khởi thủy, vì vậy sự thông tuệ là không cần thiết. Hãy quên những cái về sự khéo léo đi, và hãy chỉ đơn giản an trụ, duy trì.

Bản tánh chân thực này thì không ở trong lĩnh vực của trí năng. Vì nó là một sự thuần khiết tự hiện hữu, không sinh khởi và hiện diện tự nhiên, vì vậy không cần thiết phải cố ý cẩn trọng trưởng dưỡng, vun trồng nó. Nó được thể nghiệm đơn giản chỉ như là một sự hiện hữu tự nhiên; vì vậy nó không cần phải nắm giữ trong tâm, cũng không cần thiết phải thông minh, lanh lợi. Hãy chỉ để lại trí năng tới chính nó.

Tâm thức bình đẳng thì không rộng cũng không hẹp. Tâm phật và tâm của chúng sinh đều bắt nguồn từ một nền tảng duy nhất, cái là tâm tỉnh giác. Nó trở nên được giác ngộ nhờ việc nhận ra, chứng ngộ nó, và một người lang thang trong sinh tử khi không chứng ngộ, nhận ra nó. Bản thể của tâm này, bất chấp và không tuân theo những cấu trúc, tạo dựng ý niệm, nó là sự chói sáng quang minh, một sự trống rỗng tuyệt đối không được tạo nên từ bất cứ thứ gì cả, một sự hiện hữu chói sáng, không ngăn ngại – đó là tâm của một vị phật. Không có gì khác con cần phải chứng ngộ mà tách lìa khỏi nó cả, vì vậy hãy an định cái này nhờ việc chứng ngộ, nhận ra nó.

Bản tánh của pháp tánh thì không bị mắc kẹt vào các danh tánh hay sự định danh, và như vậy siêu vượt lên khỏi những sự bó hẹp, giam hãm của các cấu trúc, tạo dựng ý niệm. Chỉ dẫn này không có bản văn cũng không có văn bản. Không có những chi tiết phức tạp cần được phân biệt. Ngay sau khi con hiểu được điều này thì nó không phải là vấn đề nếu con tối dạ hay vô học – nó không yêu cầu, đòi hỏi việc có học thức sâu rộng.

Đây là sự chứng ngộ mà con nên an định lên. Đây cũng là dòng truyền thừa phù hợp với kinh điển vĩ đại. Cái này sẽ xác quyết toàn bộ phạm vi của việc học và phản ứng ngược lại. Đây cũng là những gì sẽ khiến con thức tỉnh tới sự giác ngộ bên trong ngay trong đời này, trước khi con bỏ lại thân thể. Vì vậy, hãy rèn luyện, huân tập trong nó.

Tuy nhiên, con – người phụ nữ đã không hiểu khi nó được giải thích; con không thấy nó khi nó được chỉ ra; con không chịu nghe khi nó được nói tới; và con không thể giữ những bí mật mà vẫn khăng khăng đòi hỏi thêm những giáo huấn. Trong khi Giáo Pháp thì không có trong tâm con, mà con thì vẫn nghênh ngang cứ như nó có. Giáo lý này cho người phụ nữ như con sẽ khó khăn để thành công, vì vậy đừng lừa dối bản thân mình, mà hãy mang vào sự thực hành của con sự cực kỳ chú tâm.

Công Nương Hồ Kim Cương xứ Shelkar sau đó hỏi: Hỡi Đạo Sư vĩ đại, xin hãy nghe con! Một người phụ nữ như con với thiên hướng nghèo nàn, kẻ không thể thực hành với sự tinh tấn, chuyên cần, con thỉnh cầu Ngài ban cho một huấn thị, để thức tỉnh tới sự giác ngộ nhờ sự lười nhác.

Đạo Sư sau đó đã chỉ cho bà những lời này: Công Nương xứ Shelkar, hãy nghe đây! Bản tánh của pháp tánh là sự hiện hữu tự nhiên trong tâm con, vì vậy nó thật tốt để lười nhác.

Cái gì được mang ý nghĩa bởi bản tánh đích thực của pháp tánh? Nó là sự tỉnh thức chói sáng không chút giam hãm này, cái là sự hiện hữu tự nhiên. Nó không cần phải được tìm kiếm ở bất kỳ đâu. Khi con nhận ra tâm thức bình đẳng này, sự tự hiện hữu và không ngừng dứt, thì thật tốt để lười nhác. Vì từng loại nhận thức xuất hiện như sự biểu lộ từ bản tánh tỉnh giác của tâm này, nên dù cho bất kỳ chuyển động niệm tưởng nào diễn ra, nó sinh khởi từ pháp tánh và lại tan biến vào bản tánh của pháp tánh, như vậy sự tỉnh thức nguyên sơ là không hề ngừng dứt.

Bản tánh này được chứng ngộ, nhận ra là thứ không cần phải trưởng dưỡng, vun trồng hay thành tựu, vì vậy thật tốt để lười nhác. Bên trong bản tánh như pháp tánh như vậy, không có bất cứ thứ gì cần phải được trưởng dưỡng, vun trồng hay để đạt tới hết, nó hiện diện như sự sở hữu tự nhiên của con từ khởi thủy. Từng loại hoạt động hay nỗ lực thì cột trói con vào sợi dây của tham vọng. Không có thành quả chia tách để đạt tới nhờ phương tiện của nỗ lực và dụng công. Hãy để tâm bình đẳng của con thư giãn, thong thả không điểm nâng đỡ trong trạng thái chứng ngộ của pháp tánh.

Nếu con có thể lười nhác sau khi chứng ngộ bản tánh này thì tự chính nó là trạng thái tỉnh giác của một vị Phật. Con sẽ không có nỗi sợ hãi bị tái sinh trôi lăn xa hơn trong sinh tử.

Nhưng, tuy nhiên, một người phụ nữ như con không thể lên đường và không thể an trụ lại. Con luôn luôn có những kế hoạch, dự định phức tạp dành cho những hoạt động không cần thiết và không có giây phút nào nghĩ rằng thực hành Giáo Pháp là cần thiết cả. Khi con bắt đầu nhìn vào bản tánh tâm, con sẽ không thể tìm thấy thậm chí một khoảnh khắc; thay vào đó con giữ một đôi mắt không mệt mỏi, chán chường lên những cái nhìn của riêng mình, những thứ không cần thiết. Không có sự tăng trưởng, thành tựu sức mạnh nào trong thực hành thiền định, con chỉ mang lại sự nhấn mạnh vào những lời nói líu lo, huyên thuyên vô nghĩa, như nước miếng chảy ra không ngớt từ một con bò già.

Ta chưa thấy bất kỳ thành công nào từ việc dạy cho những người phụ nữ như thế. Nếu con muốn tinh tấn, kiên trì, hãy thực hành như vậy với thực hành Pháp xa hơn.

Công Nương Sự Thờ Phượng Huy Hoàng xứ Chokro sau đó hỏi Đạo Sư: Hỡi Đạo Sư vĩ đại, xin hãy nghe con! Với người phụ nữ như con, sở hữu 5 xúc tình độc hại mạnh mẽ, xin hãy ban cho con một huấn thị tới việc thức giác sự giác ngộ mà không cần phải từ bỏ 5 độc này?

Đạo Sư sau đó đã chỉ cho bà những lời này: Công Nương xứ Chokro, hãy nghe đây! Những xúc tình 5 độc là sự sở hữu tự nhiên bên trong con từ khởi thủy và vì vậy chúng không thể được loại bỏ nhờ chối bỏ. Chúng không được chuyển hóa nhờ việc chuyển hóa hay không được tịnh hóa nhờ sự tịnh hóa. Vì 5 độc này là bản tánh của pháp tánh, nên chúng cần được giải thoát vào ngay nơi chúng là nhờ sự tan biến tự nhiên.

Bản thể của giận dữ, sân hận là trống rỗng. Vào đúng thời khắc sau khi cơn giận dữ, sân hận nảy sinh, chín quả vào một địa ngục thì không có gì hơn nữa để cơn giận dữ, sân hận đó lớn mạnh thêm, vì vậy không có gì hơn nữa được tăng lên. Đối tượng của sân hận, giận dữ là trống rỗng, vì vậy cũng không có gì trưởng thành, tăng lên từ cái cũng trống rỗng đó cả. Giận dữ, sân hận là trống rỗng về bản thể riêng biệt và vì vậy nó cũng không có hình dạng, màu sắc, không có chất thể cũng như không chất liệu, và vì vậy nó hóa tán, tan biến vào tự chính nó mà không cần phải chối bỏ. Sự sân hận, giận dữ không gây hại khi nó sinh khởi, và không có lợi ích nào từ việc nó không sinh khởi. Sự sân hận, giận dữ tan biến tự nhiên bên trong sự rộng mở của pháp tánh.

Nó cũng tương tự như vậy với tham dục, bảo thủ, kiêu mạn, và đố kỵ – chúng là trống rỗng trong những sự định vị và như vậy không có nguồn gốc; kế đó, chúng không nơi chốn và cũng không có điểm tựa cũng như không chất thể; và cuối cùng chúng trống rỗng về bản thể, và không có màu sắc cũng như hình dạng. Những xúc tình 5 độc tan biến vào nơi chúng là, mà không để lại dấu vết nào. Sự tỉnh thức nguyên sơ ló rạng một cách có ý thức. Những niệm tưởng được tự do, giải thoát như pháp tánh. Sợi dây của nhị nguyên bị cắt đứt.

Khi con thực hành sau khi chứng ngộ điều này, thì dù bất cứ loại xúc tình 5 độc nào có sinh khởi đi chăng nữa, thì chúng sẽ được ló rạng như pháp tánh. Chúng không cần phải chối bỏ. Sự tỉnh thức nguyên sơ không cần được sản sinh ra. Đây là huấn thị trong việc để cho 5 độc được tự nhiên giải thoát. Khi con thực hành phù hợp với nguyên lý này, thì con không thể nào tránh được việc thành tựu Phật quả.

Tuy nhiên, người phụ nữ như con làm kích động những tâm thức của chúng với những xúc tình 5 độc. Chúng tự thấm đẫm bản thân mình trong các khuynh hướng không lành mạnh và cho phép buông thả trong những ham hố, tham dục của chúng. Sự thèm khát của chúng cho một người đàn ông thì giống như những trận cuồng phong của nhị nguyên. Bẩn thỉu và hôi hám, những người phụ nữ như thế giữ lấy kho tàng rác rưởi. Không nghĩ về Giáo Pháp mà chỉ nghĩ về bản thân chúng, chúng chai lỳ và cứng đầu. 5 độc giữ lấy mối hiểm nguy của cuộc đua hoang dại, vì thế hãy áp dụng chính con tới việc thực hành.

Công Nương Matingma xứ Dro sau đó đã hỏi Đạo Sư Liên Hoa: Hỡi Đạo Sư vĩ đại, xin hãy nghe con! Với người phụ nữ như con, kẻ có nhiều dự định, kế hoạch và nhiều sự cuốn hút, lôi kéo, xin hãy ban cho con một huấn thị để thức giác tới sự giác ngộ mà không cần phải từ bỏ các hoạt động.

Đạo Sư sau đó đã chỉ cho bà những lời này: Công Nương Matingma xứ Dro, hãy

nghe đây! (40) (40: Từ thay thế cho Công Nương Matingma là “Tingpangma” và “Mapema”). Pháp tánh hóa hiện trong vô số cách thế, và mọi sự như vậy là trạng thái tỉnh giác. Để vui hưởng không bám chấp vào bất kỳ thú vui, thỏa mãn 5 giác quan nào thì giống như vui hưởng một đĩa thức ăn. Không ràng buộc, gắn kết là cách hoạt động của một vị Phật.

Vì sự tỉnh thức tự hiện hữu được nảy sinh từ chính một người, nên từng sự hồi tưởng là sự tỉnh thức. Dù cho bất kỳ điều gì xảy ra trong tâm con, hãy đừng chạy theo nó; mà hãy để nó sáng tỏ vào nơi nó xảy ra – cái đó chính nó là trạng thái tỉnh giác. Nó giống như bong bóng nước xuất hiện từ nước và lại tan biến trở lại vào nước.

Việc lòng vòng qua sinh tử là tạm thời, vì nó không có chất thể cố hữu nào hết cả. Dù cho con có thể đi lòng vòng bằng bất kể cách nào qua sự sinh ra không ngừng của sinh, lão, bệnh, tử như sự hiện hình huyễn thuật, thì không cái nào trong những thứ này là có bất kỳ chất thể cố hữu nào hết,vì chúng tất cả xảy ra từ chính tâm con. Thấu hiểu chúng là những ảo ảnh huyễn thuật; thì chúng được thể nghiệm mà vẫn không thực có.

Niềm tin vào một bản ngã là một sự lừa dối, vì thế đừng tin rằng có một cái tôi hay một cái ngã có bất kỳ chất thể cố hữu nào cả. Nhà cửa và tài sản, chồng và con, giàu có và những sở hữu thì tất cả chỉ giống như những đối tượng trong một giấc mộng; hãy đối xử với chúng như những hình ảnh tưởng tượng, vì chúng không thực và ảo huyễn.

Mọi hoạt động thế tục là đầy ắp đau khổ trong bản tánh. Như sợi tơ từ nước miếng con tằm, chúng nảy sinh từ con, và rồi chính chúng lại xích con lại. Bất kể điều gì con làm, hãy trao cho nó dấu ấn của không ý niệm, và hồi hướng những hoạt động của con như sự tích tập công đức. Nếu con thực hành theo cách này, từng hoạt động con làm trở thành một pháp dẫn tới việc thành tựu phật quả.

Tuy nhiên, đơn giản người phụ nữ như con có ít sự kiên cường và can đảm. Có những kẻ thù vật lý, con không thể thực hành Pháp mà lại tập trung vào hôn nhân. Khoản nghiệp xấu của con bám lấy con trong vô số hoạt động, nhiệm vụ, vì vậy con không bao giờ nghĩ về Pháp. Rất ít phụ nữ thành tựu trong thực hành Pháp, vì vậy hãy khuyến khích bản thân con với sự tinh tấn, bền chí.

Sau đó Công Nương Biểu Tượng Châu Báu xứ Margong hỏi Đạo Sư: Với một phụ nữ như con, kẻ với ác nghiệp, xin ban cho con một huấn thị để không phải tái sinh trở lại trong thân nữ ở tương lai.

Đạo Sư đáp: Công Nương xứ Margong, hãy nghe đây! Tâm tỉnh giác, cái là sự nhận biết tự hiện hữu thì không được hình thành trong quá khứ, hiện tại hoặc vị lai, cũng vậy, nó cũng không là nam, không là nữ, không trung tính và không có sự khác biệt trong phẩm tánh. Sự hiện diện tự nhiên tự hiện hữu và tự sinh khởi của nó, pháp tánh, cái không sinh khởi, thì tự do khỏi cái chết, luân hồi và hoại diệt. Trong nó, không có nỗi khiếp sợ của đổi thay, vô thường.

Vì sự nảy sinh các niệm tưởng từ tâm này là sự tỉnh thức, nên nó không có nhu cầu để nỗ lực hay trưởng dưỡng. Niệm tưởng sinh khởi bên trong nó và lại tan biến trở lại vào trong nó, tựa như những đám mây trong bầu trời.

Pháp thân thì hiện diện bên trong con. Vì nó chưa bao giờ được hình thành, nên sinh tử là thuần tịnh từ lúc khởi thủy. Nó không hóa thân vào một thân thể. Vở kịch của pháp tánh là bản tánh của năng lực thấu thị thông suốt bên trong thông tuệ, và một khi con hiểu điều này, thì không có gì là thấp kém trong một thân nữ cả. Trong khi việc thất bại, lầm lạc để nhận biết bản tánh của pháp tánh, thì dẫu cho sinh ra như một vị vua quyền năng thì con cũng không thể làm ngưng lại được dòng chảy sinh tử.

Trong bất kỳ trường hợp nào, không một thứ gì có thể giúp con trừ khi con nhận ra, chứng ngộ pháp tánh, cái không sinh khởi, thì cũng giống như không có một đứa trẻ nào lại có thể được sinh ra từ một người phụ nữ vô sinh cả. Vì thế ngay sau khi con chứng ngộ pháp tánh là chưa từng bao giờ sinh khởi, thì đó cũng là lúc không cần thiết để nhận lấy sự tái sinh.

Tuy nhiên, người phụ nữ như con không đủ khéo léo để thực hành Pháp. Con thiếu bộ áo giáp của tinh tấn, bền bỉ và do đó không thể thực hành. Trí năng nhút nhát của con làm nó khó khăn để chỉ ra cho con bản tánh của pháp tánh; sự can đảm yếu ớt của con ngăn cản con tới việc chứng ngộ nó. Rất ít phụ nữ thành tựu trong thực hành Pháp, vì vậy hãy cố gắng tốt nhất có thể trong khả năng của con để nỗ lực và áp dụng tâm con vào sự thực hành.

Công Nương Ánh Sáng Lấp Lánh xứ Chim sau đó đã hỏi Đạo Sư Liên Hoa: Với một người phụ nữ ngu ngốc như con, xin hãy ban cho con một huấn thị thức tỉnh tới sự giác ngộ nhờ một cụm từ duy nhất.

Đạo Sư trả lời: Công Nương xứ Chim, hãy nghe đây! Từ khởi nguyên, tâm con đã là một sự hiện hữu tự nhiên tự hiện hữu, thứ mà chưa từng bao giờ sinh khởi và là sự hiện hữu nguyên sơ bên trong dòng hiện hữu của con. Nó không phải là thứ gì đó cần được thu nhận, thành tựu nhờ nỗ lực. Vì bản tánh tâm này không phải là một thứ gì rắn đặc, nên việc huân tập, đào luyện trong nó nghĩa là không có thứ gì cần phải được trưởng dưỡng, vun trồng hết. Nó không phải là một đối tượng cần được vun trồng, cũng không có bất kỳ ai để trưởng dưỡng cả.

Vì tư duy, ý niệm của con là một sự tỉnh thức nguyên sơ, do vậy đừng coi hôn trầm và trạo cử như là những khuyết điểm. Vì chúng không có định tính xác định nào, nên những niệm tưởng của con tan biến tự nhiên và sự hiện diện tự nhiên của pháp tánh thì xuất hiện từ trước đó rồi. Hôn trầm thông suốt như nó sinh khởi và tan biến vào bản tánh này. Trạo cử cũng sáng tỏ vào trong hư không nền tảng như nó sinh khởi từ bản tánh này.

Vì quả không phải là thứ gì đó cần phải đạt tới, nên nó đơn giản và đầy đủ là hãy chỉ cần nhận ra và chứng ngộ chính tâm con. Vì tâm con không chết cũng không luân hồi nên nó là khối cầu pháp tánh đơn nhất của pháp thân. Một khi con thấu hiểu được ý nghĩa này, thì sự chứng ngộ của cú chặt độc nhất, cái chính nó là trạng thái tỉnh giác của một vị phật.

Tuy nhiên, người phụ nữ thiếu kiên định và hoài nghi như con thì không thể nào tuân theo lời khuyên từ bậc thầy của mình với những cảm xúc thô tháo và khó điều phục. Chỉ một vài trong số các con có thể chạm tới điểm cuối cùng của thực hành Pháp; nhưng nếu con thực hành, hãy trân trọng và gìn giữ những huấn thị của thầy con. Hãy sẵn sàng đối diện với ít nhất là một chút khó khăn, thử thách gian khổ.

Công Nương Mati xứ Ruyang sau đó đã hỏi Đạo Sư Liên Hoa: Vì sự siêng năng, cần cù của con thì yếu kém, xin ban cho con một huấn thị về việc không hành động.

Đạo Sư đáp: Công Nương Mati xứ Ruyang, hãy nghe đây! Bản tánh của pháp tánh thì không phải là chất liệu cứng đặc, và vì vậy không phải là thứ gì đó có thể được làm ra. Vì bản tánh pháp tánh này hiện hữu từ lúc khởi đầu, nên nó không có kết quả từ việc cúi đầu đảnh lễ. Bản tánh của pháp tánh thì ở bên trong con, hiện hữu và không che chướng. Một khi con nhận ra rằng tâm con không có định tính xác định, cái tự chính nó là trạng thái tỉnh giác. Thì nó không phải là thứ gì đó cần phải được đạt tới. Mọi nỗ lực và dụng công thì chỉ đơn thuần xích con vào sự khao khát, thèm muốn. Hãy để nó là như vậy, không dự trù và không chút thiền định.

Tuy nhiên, người phụ nữ vô cảm và dại dột như con không hiểu, dù cho có nhiều giáo huấn như thế nào con được dạy. Thậm chí khi pháp thân được chỉ ra, con không nhận ra nó. Khi được giới thiệu vào trạng thái tỉnh giác, con vẫn không thấy nó. Thậm chí khi được dạy, nó khó cho con để nhận ra, chứng ngộ cú chặt độc nhất của không hành động. Hầu hết các con sẽ bóp méo, xuyên tạc giáo huấn này cho người nữ, vì thế hãy mặc một bộ áo giáp mạnh mẽ hơn và cảnh giác trong việc bị tóm lấy bởi ma vương mara từ việc lấy một người chồng. Đừng sinh con; thay vào đó hãy thực hành trong sự cô tịch, mặc dù nó khó.

Một lần nữa, Đạo Sư Liên Hoa trao cho những người phụ nữ vài lời khuyên: Hãy nghe đây, các con – những thiếu nữ tín tâm. Như suối nguồn quy y của các con, tối hảo là Tam Bảo, vì vậy hãy đưa bản thân các con vào những phương pháp để quy y. Đời này sẽ là may mắn, diễm phúc và sẽ ngăn các con khỏi việc sinh ra trong các cõi thấp ở tương lai.

Như đối tượng tín tâm của các con, tối hảo là bậc Guru, vì vậy hãy tôn kính Ngài ở vị trí cao nhất trên vương miện ở đỉnh đầu con. Đời này sẽ được ban phước, và Ngài sẽ chỉ dẫn, dìu dắt các con dọc theo con đường trong những kiếp sống tương lai.

Như nơi tín ngưỡng, thờ phượng của các con, tối hảo là Bổn Tôn, vì vậy hãy dâng cúng dường những lễ tiệc và dâng lên các torma. Điều này sẽ hoàn thành những ý định của con trong đời này và mang lại sự thịnh vượng cho con vào những kiếp sống tương lai.

Như những đối tượng tôn kính của các con, tối hảo là những bậc cha mẹ, vì vậy hãy phụng dưỡng và quan tâm tới họ. Nó sẽ mang lợi ích ngay lập tức trong đời này và đảm bảo sự hỗ trợ của họ trong tương lai.

Như một người đồng hành của các con, tối hảo là người chồng, vì vậy hãy trân trọng người ấy như gìn giữ đôi mắt của mình. Nó sẽ khiến đời này đức hạnh và đảm bảo một kiếp sống có vị thế tốt lành trong đời kế tiếp của các con.

Vì phụ nữ có sự kiểm soát hầu hết lên những hoàn cảnh xảy ra tức thời, do đó hãy hào phóng, cởi mở với những bữa ăn của các con. Điều này sẽ đảm bảo cho các con, những người phụng sự tốt lành, đáng yêu trong kiếp này, sung túc thực phẩm và giàu có trong những đời sống tương lai.

Vì họ là những chủ nợ từ quá khứ, nên hãy chắc chắn rằng con cái của các con ôm ấp lấy Giáo Pháp. Điều này sẽ giúp các con trong đời này và giúp họ trong tương lai.

Sau đó Đức Liên Hoa Sinh tiếp tục: Hãy nghe đây, những thiếu nữ! Tâm tỉnh giác của việc nhận biết là không nam cũng không nữ. Pháp tánh của sự tỉnh thức tự hiện hữu thì không ngạo mạn cũng không khiêm nhường. Pháp thân tự hiện hữu thì không cao cũng không thấp. Bản tánh của khối cầu pháp tánh đơn nhất thì vượt lên tăng và giảm. Tâm phật thì an trụ, cư ngụ vượt lên khỏi chiều không gian. Mọi sự và bản tánh của chúng thì không phải là một thứ nhị nguyên.

Một khi các con nhận ra, chứng ngộ rằng tâm các con là phật, thì phật không cần phải kiếm tìm ở đâu đó khác. Hãy chứng ngộ bản tánh tâm các con và huân tập trong đó. Hãy tôn kính bậc guru của các con và Những Đấng Tôn Quý, hãy sống hòa hợp với Pháp theo khả năng tốt nhất của mình. Sau đó, dù cho sinh ra như những người nữ, các con vẫn có cả sự thông tuệ và tráng lệ.

7 người phụ nữ đã đạt đến sự chứng ngộ và hoan hỷ trong những lời dạy của vị thầy. Họ đảnh lễ Ngài, đi nhiễu quanh Ngài, và thực hiện một lễ tiệc cúng dường phong phú, dồi dào. Bà Tsogyal, Công Chúa xứ Kharchen, vì sự cân nhắc tới những người trong tương lai, đã viết lại những lời dạy của Ngài vào ngay lúc đó, tại Chỏm Núi Bách Xù của Những Viên Ngọc Trai Pha Lê.

Đức Liên Hoa Sinh
Trích trong Kho tàng chỏm núi bách xù

Comments are closed.

MẠNH MẼ ĐỂ GIÁC NGỘ - BE POWERFUL TO ENLIGHTEN
Thông tin liên quan đến dòng Truyền Thừa Ripa Vinh Quang đã được Đức Pháp Vương - Đại Khai Mật Tạng Terchen Namkha Drimed Rabjam Rinpoche ban phước. Cầu mong kho tàng giáo lý Terma thâm diệu của dòng Truyền thừa Ripa Vinh Quang sẽ làm an dịu mọi nổi thống khổ của chúng sinh mẹ tại đất nước Việt nam thân yêu.

Om Ah Hung Maha Sengha Mani Radzaa Sarwa Siddhi Phala Hung