Khi chúng ta quán sát giáo nghĩa Tứ diệu đế một cách kỹ lưỡng, điểm chủ yếu mà chúng ta thấy là sự quan trọng của tâm trong vai trò xác định kinh nghiệm của chúng ta về đau khổ và hạnh phúc. Khi đạo Phật nói về tánh chất của khổ, có nhiều mức độ khổ khác nhau. Có cái khổ rất rõ ràng đối với mọi người, như sự đau đớn. Điều này tất cả chúng […]
Tôi có đọc chuyện kể về một triết gia phái khắc kỷ ở Hy Lạp cổ đại rằng, khi được báo người con trai bị chết trong tai nạn, ông ta đáp: “Tôi vốn đã biết nó không bất tử mà”. Phải chăng đó là vâng phục? nếu phải, thì tôi không ưa chút nào. […]
Kinh điển Phật giáo đề cập tới 4 loại trở ngại chính một thiền giả phải vượt qua để đi tới mức thành công. Thứ nhất là các vọng tâm hay những ý tưởng tán loạn khởi lên trên bình diện thô thiển của tâm thức làm cho ta không thể định tâm được. Loại […]
Bây giờ chúng ta sang phương pháp chuyển hóa tâm coi mình như người, đặt mình vào vị trí ngang hàng với người khác. Đây cũng là giai đoạn đầu của việc nuôi dưỡng tâm bình đẳng, dù chữ bình đẳngở đây có khác chữ bình đẳng ta đã bàn trước. Ở đây, bình đẳng […]
Nói chung, bằng thuật ngữ “hành giả Pháp,” chúng ta muốn nói tới một người có thể vận dụng mọi loại hoàn cảnh, tốt cũng như xấu, người có thể sử dụng ngay cả những kinh nghiệm tệ hại nhất như các chất xúc tác để trợ giúp cho những tiến bộ vượt trội hơn nữa trong thực hành của họ. Những hoàn cảnh trong đó chúng ta tự nhận biết mình phải thực sự làm sáng tỏ sự thực hành, […]
Trong dòng đầu tiên của bản văn “Tám bài kệ Chuyển Hóa tâm”, thứ nhất là “Tôi”. Chuyện rất quan trọng là ta phải tự hỏi mình thực sự hiểu gì về chữ Tôi này. Muốn tìm hiểu về cái Tôi hay cái Ta (cái Ngã), chúng ta phải đặt giáo pháp của Đức Thích […]
Tám đoạn thơ dạy về cách Chuyển hóa Tâm của Geshe Langri Thangpa chỉ cho chúng ta cách thực hành Bồ Đề Tâm, ý hướng vị tha: mong đạt giác ngộ để độ cho tất cả chúng sanh. Trước khi đi vào kinh bản một cách chi tiết, chúng ta hãy thử tìm hiểu xem […]
Bạn có thể thấy Thầy mình là Phật? Không dễ, Rinpoche Dzongsar Khyentse bảo, nhưng đối với hành giả Kim Cương Thừa, đây là nơi con đường chân thật bắt đầu. Lòng sùng mộ Đạo sư hay bậc Thầy là đầu não, là trái tim, là máu huyết, là xương sống và hơi thở của Kim cương thừa siêu việt, con đường Mật điển của Phật giáo. Kim cương thừa (KCT) không […]
Trước khi áp dụng phương pháp trên, chúng ta cần phát triển tâm bình đẳng đối với tất cả chúng sinh, bằng cách coi mọi người đều ngang hàng với mình. Để có thể đạt được như vậy, ta cần hiểu biết về các vọng tâm thay đổi bất thường. Không những chúng ta phải […]
Hỏi: Tôi biết rằng qua sự tu tập lâu dài, chúng ta có thể loại bỏ được những cảm xúc phiền não qua sự hiểu biết về Tánh Không. Nhưng trong cơn giận dữ, chúng tôi phải làm sao? Đạt Lai Lạt Ma: Cái đó tùy thuộc rất nhiều vào cá nhân. Trong trường hợp […]