Căn bản Giới Bồ Tát của Phật Giáo Tây Tạng |

Căn bản Giới Bồ Tát của Phật Giáo Tây Tạng

Bồ Đề Tâm Home Thực hành

Giới là một hình thức vi tế không thấy trong sự tương tục tinh thần, là thứ hình thành thái độ. Một cách đặc biệt, nó là một sự kềm chế khỏi “một hành vi lỗi lầm”, hoặc là một thứ tiêu cực một cách tự nhiên hay một việc mà Đức Phật ngăn cấm cho những cá nhân đặc thù đang tu tập để đạt đến những mục tiêu đặc biệt. Một thí dụ trước đây là việc lấy đi mạng sống của một người khác; một thí dụ sau này là ăn sau buổi trưa, là việc mà giới xuất gia tránh để tâm thức họ được trong sáng hơn cho việc hành thiền vào buổi tối và sáng hôm sau.

Trong 2 giai tầng của việc phát triển tâm giác ngộ nguyện vọng và dấn thân, chỉ với việc dấn thân chúng ta mới thọ giới Bồ tát.

Việc thọ giới Bồ tát chi tiết nguyện tránh hai bộ phận hành vi tiêu cực mà Đức Phật ngăn cấm cho những ai tu tập như những vị Bồ tát để đạt đến Giác Ngộ và để có thể làm lợi ích cho những người khác tối đa như có thể:

1- Mười tám hành vi, giới trọng, nếu vi phạm, cấu thành một căn bản trọng tội hay một sự sụp đổ gốc rễ.

2- Bốn mươi sáu loại thái độ lỗi lầm, hay giới khinh

Một sự sụp đổ gốc rễ có nghĩa là một sự đánh mất hoàn toàn thệ nguyện Bồ tát. Nó là một “sự sụp đổ” trong ý nghĩa rằng nó đưa đến một sự suy tàn trong sự phát triển tâm linh và gây trở ngại cho việc tăng trưởng những phẩm chất tích cực. Chữ gốc rễ báo hiệu một gốc rễ đã bị loại bỏ. Để dễ dàng phát biểu, hai bộ phận này thường được gọi là gốc rễ và thứ yếu của Bồ tát giới hay giới trọng và giới khinh. Chúng cống hiến những sự hướng dẫn tuyệt diệu cho những loại thái độ để tránh nếu chúng ta nguyện ước làm lợi ích cho người khác trong một cung cách thuần khiết và trọn vẹn như có thể.

Đạo sư Atisha của Ấn Độ vào cuối thế kỷ thứ 10 đã tiếp nhận phiên bản đặc thù này của thệ nguyện hay giới Bồ tát từ vị thầy ở Sumatra Indonesia là Dharmakirti (Dharmapala) của vùng Suvarnadvipa, mà sau này ngài đã truyền trao ở Tây Tạng. Phiên bản này xuất phát từ kinh Akashagarbha, như được trích trong Đại Thừa tập Bồ Tát Học Luận, được Tịch Thiên sáng tác ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ 8. Tất cả mọi truyền thống của Tây Tạng hiện tại đang theo đó, trong khi những truyền thống Phật Giáo ở Trung Hoa tuân theo những phiên bản biến thể khác của Bồ tát giới.

Việc hứa nguyện giữ gìn Bồ tát giới hay thệ nguyện Bồ tát áp dụng không chỉ cho kiếp sống này, mà cũng cho mỗi kiếp sống sau đó cho đến khi Giác NgộVì vậy, như những hình thức vi tế, những thệ nguyện này tiếp tục trong sự tương tục tinh thần của chúng ta trong những kiếp sống tương lai. Nếu chúng ta đã thọ giới Bồ tát trong một kiếp sống trước, thì chúng ta sẽ không mất chúng bởi việc vô tình vi phạm bây giờ, ngoại trừ chúng ta mới thọ giới trong kiếp sống này mà thôi. Thọ giới lại trong lần đầu tiên của kiếp sống này làm mạnh mẽ động lực của những nỗ lực của chúng ta đối với việc Giác Ngộ đã không ngừng phát triển từ lần đầu tiên chúng ta đã tiếp nhận thệ nguyện Bồ tát. Do thế, những đạo sư Đại Thừa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chết với thệ nguyện Bồ tát không thay đổi và mạnh mẽ. Sự hiện diện vĩnh cửu của những giới hay thệ nguyện Bồ tát trong sự tương tục tinh thần của chúng ta tiếp tục xây đắp những năng lực phước điền tích cực trong những kiếp sống tương lai, ngay cả trước khi chúng ta phục hồi những giới ấy bằng việc thọ giới lại [trong kiếp sống hiện tại].

Đi theo vị khai tổ của tông Gelugpa, luận giải của Tông Khách Ba về Bồ tát giới vào thế kỷ 15, Giải thích về giới luật Bồ tátCon đường chính đến Giác Ngộchúng ta hãy thẩm tra về 18 hành vi tiêu cực cấu thành một sự sụp đổ gốc rễ hay phạm trọng giới Bồ tát. Mỗi giới có vài quy định chúng ta cần biết.

Mười Tám Giới Trọng Của Bồ Tát Giới

(1) Tự ca tụng mình và/hay làm giảm giá trị của người khác

Giới này liên hệ đến việc nói những từ ngữ đến một người nào đó trong một vị thế thấp kém. Động cơ phải chứa đựng hoặc là muốn lợi lạcca tụng, yêu mến, tôn trọng, và v.v… từ người phát biểu, hay ganh tỵ với người bị làm giảm giá trị. Không có gì khác biệt cho dù những gì người nói đúng hay sai. Những nhà chuyên môn khuyến nghị rằng những người Phật tử cần chăm nom đến việc vi phạm giới này.

(2) Không chia sẻ giáo pháp hay tài sản

Ở đây động cơ phải là dính mắc một cách đặc biệt và tánh hà tiện. Hành động tiêu cực này bao gồm không chỉ là việc sở hữu tập vở hay máy thu thanh của chúng ta, mà cũng là việc bủn xỉn với thời gian và từ chối giúp đỡ khi cần đến.

(3) Không lắng nghe sự xin lỗi hay đánh đập người khác

Động cơ của những việc này phải là sân hận. Điều thứ nhất liên hệ đến một trường hợp thật sự khi la lối hay đánh đập người nào đó và hoặc là người nào cầu xin tha thứ, hay người nào khác van xin chúng ta dừng lại và chúng ta từ chối. Điều sau chỉ đơn giản là đánh đập người nào đó. Đôi khi, có thể cần thiết để cho một đứa trẻ cứng đầu hay những con thú một cái tát để chúng dừng lại không chạy nhảy trên đường nếu chúng không nghe, nhưng không thích đáng hay hữu ích để trừng phạt bằng sự nóng giận.

(4) Từ bỏ giáo pháp Đại Thừa và đề xuất những thứ tự chế ra

Điều này có nghĩa là chối bỏ giáo lý về một chủ đề nào đó liên quan đến những vị Bồ tát, chẳng hạn như thái độ đạo đức của họ, và tạo ra thứ thay thế có vẻ hợp lý có lợi cho họ tuy thế hướng dẫn sai lạc trong cùng chủ đề, cho rằng nó là xác thật, và rồi giảng dạy nó cho người khác nhằm để có được những người ủng hộ. Một thí dụ cho giới trọng này là khi những giáo thọ háo hức không làm sợ hãi những học nhân tương lai bỏ qua thái độ đạo đức giải thoát và giải thích rằng bất cứ hành động nào cũng có thể chấp nhận nếu nó không làm tổn hại người khác. Chúng ta không cần một vị giáo thọ vị  phạm trọng giới này. Chúng ta có thể vi phạm nó ngay cả trong những lúc trao đổi với những người khác.

(5) Lấy đồ cúng dường được nhắm đến tam bảo

Trọng giới này là trộm cắp hay tham ô, hoặc là một cách cá nhân hay qua việc ủy thác người nào khác, bất cứ đồ cúng dường hay tài vật thuộc về Phật, Pháp và Tăng, và sau đó xem nó như của chúng taTăng bảo, trong phạm vi này, liên hệ đến bất cứ nhóm nào có 4 tu sĩ xuất gia hay nhiều hơn. Những thí dụ bao gồm việc biển thủ tiền cúng dường cho việc xây dựng một công trình Phật giáo, cho việc in ấn kinh sách, hay cho việc nuôi dưỡng một nhóm tăng ni.

(6) Từ bỏ Thánh Pháp

Ở đây trọng giới này là phủ nhận hay, bằng việc phát biểu ý kiến của chúng ta, làm người khác phủ nhận những giáo lý trong kinh luận của Thanh vănDuyên giác hay Bồ tát thừa là những lời của Đức PhậtThanh văn là người nghe Đức Phật giảng dạy trong khi giáo pháp vẫn hiện còn, trong khi Duyên giác là những hành giả tự tiến triển, sống một cách chính yếu trong thời điểm tối tăm khi giáo pháp không còn hiện hữu một cách trực tiếp nữa. Để thực hiện một tiến trình tâm linh, họ dựa vào sự hiểu biết trực giácđạt được từ việc học hỏi và thực hành đạo đức trong những kiếp sống trước. Giáo huấn của hai thừa này tập hợp cấu thành Tiểu thừa hay “cỗ xe nhún nhường” cho việc đạt đến giải thoát cá nhân khỏi vòng sanh tử luân hồiĐại Thừa nhấn mạnh đến những phương pháp cho việc đạt đến Giác Ngộ trọn vẹn. Việc phủ nhận tất cả hay chỉ những kinh điển nào đó của bất cứ thừa nào xuất phát từ Đức Phật là một trọng giới.

Việc duy trì giới này không có nghĩa là chối bỏ một tiên độ lịch sửGiáo huấn của Đức Phật được truyền khẩu trong hàng thế kỷ trước khi được chuyển đến việc ghi chép và vì thế những sự sai lạc hay giả mạo không nghi ngờ gì đã xảy ra. Những đại sư biên tập tam tạng giáo điển Tây Tạng chắc chắn đã phủ nhận những văn bản mà họ xem là không xác thực. Tuy thế, thay vì căn cứ trên quyết định của các ngài một cách định kiến, thì các ngài đã sử dụng tiêu chuẩn của đại sư Pháp Xứng của Ấn Độ vào thế kỷ thứ 7 cho việc đánh giá giá trị của bất cứ tài liệu nào – khả năng về sự thực tập của nó cho việc đem đến những mục tiêu của Phật Giáo của việc tái sanh tốt đẹp hơn, giải thoát, hay Giác Ngộ. Những khác biệt về văn phong, tu từ trong những kinh điển, và ngay cả trong một văn bản đặc thù, thường biểu lộ những khác biệt trong thời gian khi những phần khác nhau của giáo lý được viết xuống hay chuyển dịch qua những ngôn ngữ khác nhau. Do thế, việc học hỏi nghiên cứu kinh điển qua những phương pháp phân tích nguyên văn hiện đại có thể thường có hiệu quả và không mâu thuẫn với trọng giới này.

(7) Cởi bỏ y áo hay phạm việc lấy cắp y áo của người khác

Trọng giới này liên hệ một cách đặc biệt đến việc làm việc gì đó tổn hại đến một, hai, hay ba tăng hay ni, bất chấp vị thế đạo đức hay trình độ học hỏi và thực hành của họ. Những hành vi như vậy cần được động viên bởi ý chí bệnh hoạn hay tính hiểm độc, và bao gồm cả việc đánh đập hay nói năng ngược đãi họ, tịch thu vật dụng của họ hay đuổi họ ra khỏi tu viện của họ. Tuy nhiên, việc tống xuất ra khỏi những tu viện không là một trọng giới nếu họ đã phạm 4 trọng giới: không giết hại, một cách đặc biệt là một người khác; không trộm cắp, một cách đặc thù là thứ gì đó thuộc về cộng đồng tu sĩ; không dối trá, một cách đặc biệt về thành tựu tâm linh; và duy trì việc hoàn toàn độc thân.

(8) Phạm bất cứ tội nào trong 5 tội cực ác

Năm tội cực ác là (a) giết cha, (b) giết mẹ, hay (c) một a la hán (một chúng sanh giải thoát), (d) với mục tiêu xấu làm thân Phật chảy máu, hay (e) làm chia rẽ trong cộng đồng xuất gia. Tội cực ác sau cùng liên hệ đến việc phủ nhận giáo huấn của Đức Phật và thể chế tu sĩ, đưa đẩy các tu sĩ ra khỏi Đức Phật và thể chế tu sĩ, và động viên họ vào một tôn giáo và truyền thống tu sĩ mới thành lập. Nó không liên hệ đến việc rời khỏi một trung tâm hay tổ chức Phật Giáo – một cách đặc biệt do bởi việc biển thủ trong những tổ chức hay những giáo thọ tâm linh của nó – và việc thành lập một trung tâm khác vẫn tuân theo giáo lý của Đức Phật. Hơn thế nữa, thuật ngữ Tăng già hay Tăng đoàn trong tội cực ác này liên hệ một cách đặc biệt đến cộng đồng tu sĩ. Nó không liên hệ đến “tăng đoàn” trong cách sử dụng thông thường của thuật ngữ được đặt ra bởi những người Phật tử phương Tây như sự tương đương với giáo hội hay cộng đồng (congregation) của một trung tâm hay một tổ chức Phật Giáo.

(9) Chấp giữ một quan điểm xuyên tạc, đối nghịch

Điều này có nghĩa là phủ nhận sự chân thật và giá trị – chẳng hạn như luật nhân quả, một phương hướng an toàn và tích cực trong cuộc sống, tái sanh, và giải thoát từ nó – và đối nghịch với những ý tưởng như vậy và những ai thủ hộ chúng.

(10) Tàn phá những nơi chốn như thành thị,…

Trọng giới này bao gồm việc cố ý phá hủy, ném bom, hoặc làm suy thoái môi trường của một thị trấn hay thành phố, quận, huyện hoặc nông thôn, và làm cho nó không thích hợptổn hại, hay khó khăn cho con người hoặc thú vật sinh sống.

(11) Giảng dạy tánh không đến những người mà tâm thức chưa rèn luyện

Những đối tượng chính của trọng giới này là những người với động cơ tâm giác ngộ hay tâm bồ đề  những người chưa sẵn sàng để thấu hiểu tánh không. Những người như vậy trở thành sợ hãi hay rối rắm bởi giáo lý này và kết quả là từ bỏ con đường Bồ tát để đi con đường giải thoát cá nhân của Thanh văn. Điều này có thể xảy ra như một kết quả của suy nghĩ rằng nếu mọi hiện tượng là trống rỗng sự tồn tại cố hữu, sự tồn tại có thể tìm thấy, thế thì không ai tồn tại cả, vậy thì tại sao uổng công để làm việc vì lợi ích của người khác? Hành động này cũng bao gồm việc giảng dạy tánh không đến những ai có thể hiểu sai nó và vì thế từ bỏ giáo Pháp một cách hoàn toànthí dụ bằng việc suy nghĩ rằng Phật Giáo dạy rằng không có gì tồn tại và vì thế tuyệt đối vô nghĩa. Không có một nhận thức ngoại hạng, thì thật khó khăn để biết tâm thức người khác là có được tu tập đầy đủ hay chưa để họ sẽ không hiểu sai giáo huấn tánh không của tất cả mọi hiện tượng. Do thế, thật quan trọng để hướng dẫn người khác đến những giáo lý này qua những giải thích một cách uyển chuyển từ trình độ một, và thẩm tra sự hiểu biết của họ một cách định kỳ.

(12) Hướng người khác ra khỏi sự Giác Ngộ tròn vẹn

Những đối tượng cho hành động này là những người đã phát triển động cơ tâm giác ngộ rồi và đang cố gắng hướng đến Giác NgộPhạm trọng giới này là nói với họ rằng họ không thể hành động với bố thítrì giới, v.v… trong mọi lúc – nói rằng họ không có khả năng để trở thành một Đức Phật và vì thế tốt nhất đối với họ là chỉ đơn thuần cố gắng cho việc giải thoát của riêng họ mà thôi. Tuy nhiên, ngoại trừ họ thật sự từ bỏ mục tiêu Giác Ngộ thành Phật bằng không việc phạm trọng giới này sẽ không hoàn thành.

(13) Hướng người khác ra khỏi những giới luật ba la đề mộc xoa của họ

Ba la đề mộc xoa hay giới giải thoát cá nhân kể cả những thứ của nam cư sĩnữ cư sĩ, tập sự ni, sa disa di nitỳ kheo, và tỳ kheo ni. Những đối tượng ở đây là những người đang giữ một trong những loại giới ba la đề mộc xoa này. Phạm trọng giới này là nói với họ rằng như một Bồ tát thì giữ giới ba la đề mộc xoa không ích gì, bởi vì đối với những Bồ tát tất cả mọi hành vi đều thuần khiết. Cho việc phạm trọng giới này hoàn tất, thì họ phải thật sự từ bỏ giới luật của họ.

(14) Làm giảm giá trị của Thanh văn thừa

Trọng giới thứ 6 là từ chối rằng những thừa Thanh văn và Duyên giác là những từ ngữ chân thật của Đức Phật. Ở đây, chúng ta chấp nhận rằng chúng là như thế, nhưng phủ nhận hiệu quả của những giáo lý ấy và chấp giữ rằng thật không thể loại bỏ những cảm xúc và thái độ phiền não bằng những phương tiện của những hướng dẫn ấy, thí dụ những ai quan tâm đến thiền quán (tuệ minh sát – vipassana).

(15) Tuyên bố sự thực chứng sai lầm về tánh không

Chúng ta phạm trọng giới này nếu chúng ta chưa hoàn toàn thực chứng tánh khôngtuy thế giảng dạy hay viết lách về nó giả bộ rằng chúng ta đã chứng, do bởi ganh tỵ với những đại đạo sư. Không khác biệt gì cho dù có bất cứ học nhân hay độc giả nào bị lừa phỉnh bởi sự giả bộ của chúng ta. Tuy thế, họ phải hiểu những gì chúng ta giải thích. Nếu họ không lãnh hội sự thảo luận của chúng ta, sự phạm giới không hoàn thành. Mặc dù giới này liên hệ đến việc tuyên bố sai lạc về những sự thực chứng một cách đặc biệt về tánh khôngrõ ràng rằng chúng ta cần tránh những việc tương tự khi giảng dạy về tâm giác ngộ hay những điểm giáo pháp khác. Tuy nhiên, không có lỗi lầm gì trong việc giảng dạy tánh không trước khi thực chứng nó hoàn toànchừng nào chúng ta thừa nhận công khai thực tế này rằng chúng ta đang giải thích chỉ đơn thuần từ trình độ hiện tại của chúng ta, sự hiểu biết tạm thời của chúng ta mà thôi.

(16) Chấp nhận những gì bị trộm cắp từ tam bảo

Trọng giới này là chấp nhận như tặng phẩm, vật cúng dường, lương bổng, vật thưởng, phạt, hay hối lộ bất cứ điều gì mà người nào đấy đã trộm cắp hay biển thủ, hoặc là một cách cá nhân hay qua việc ủy nhiệm người nào khác, từ Phật, Pháp, Tăng, kể cả nếu nó thuộc chỉ một, hai, hoặc ba tăng hay ni.

(17) Thiết lập những chính sách không công bằng

Điều này có nghĩa là thiên vị chống lại những hành giả đứng đắndo bởi sân hận hay thù địch họ, và quý mến những người ít thành tựu hơn, hay không thành tựu gì cả, do bởi luyến ái họ. Một thí dụ cho trọng giới này là dành nhiều thời gian như những vị giáo thọ đến những học nhân riêng tư ngẫu nhiên nào đó những người có thể trả tiền học phí cao và hờ hững với những học nhân nghiêm túc những không thể chi trả gì cả.

(18) Từ bỏ tâm giác ngộ hay tâm bồ đề hay bodhicitta

Điều này là từ bỏ nguyện vọng đạt đến Giác Ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sanh. Trong hai trình độ của tâm giác ngộ, nguyện vọng và dấn thân, điều này liên hệ một cách đặc biệt đến việc từ bỏ nguyện vọng tâm giác ngộ. Trong việc làm như vậy, chúng ta cũng bỏ luôn tâm giác ngộ dấn thân.

(19) Làm giảm giá trị của người khác bằng những từ ngữ hay thơ văn mỉa mai

Tuy nhiên điều này có thể bao gồm trong trọng giới căn bản thứ nhất.

Duy Trì Các Giới

Khi người ta học về những giới như thế này, đôi khi họ cảm thấy thật khó để giữ giới và lo sợ khi thọ giớiTuy nhiênchúng ta tránh loại đe dọa này, bằng việc biết một cách rõ ràng những giới là thế nào. Có hai cách để giải thích chúng. Thứ nhất là các giới là một thái độ mà chúng ta tiếp nhận đối với cuộc sống để kềm chế chính chúng ta khỏi những hạnh kiểm đạo đức tiêu cực nào đó. Thứ hai là chúng là một cấu trúc hay một hình thức vi tế mà chúng ta dành cho cuộc sống của chúng ta. Trong cả hai trường hợp, việc giữ giới liên hệ đến chính niệmcảnh giác, và tự kiểm soát. Với chính niệmchúng ta giữ những giới của chúng ta trong tâm thức suốt mỗi ngày. Với cảnh giácchúng ta duy trì việc xem xét thái độ của chúng ta để kiểm soát xem nó có phù hợp với các giới hay không. Nếu chúng ta khám phá chúng ta đang vượt quá, hay sắp vi phạm chúng, thì chúng ta thực tập tự kiểm soát. Trong cách này, chúng ta tinh luyện và duy trì một cấu trúc đạo đức cho đời sống của chúng ta.

Giữ giới và duy trì chính niệm về chúng là không quá xa lạ hay khó khăn để làm như thế. Nếu chúng ta lái một chiếc xe, chúng ta đồng ý tuân theo những luật lệ nào đó nhằm để giảm thiểu tối đa tai nạn và gia tăng tối đa an toàn. Những quy luật này định hướng cho sự lái xe của chúng ta – chúng ta tránh chạy quá tốc độ và giữ phía chúng ta chạy – và đưa ra một cung cách thực tiễn và an toàn nhất để đi đến nơi. Sau một vài kinh nghiệm, việc tuân theo những luật lệ trở thành rất tự nhiên và việc chính niệm về chúng là không mệt mỏi và không bao giờ là gánh nặng. Cũng giống với việc duy trì giới Bồ tát hay bất cứ giới luật đạo đức nào khác.

Bốn Nhân Tố Thừa Nhận Cho Việc Đánh Mất Giới

Chúng ta đánh mất những giới của chúng ta khi chúng ta hoàn toàn bỏ mất sự thể hiện cụ thể của chúng từ cuộc sống của chúng ta, hay chấm dứt việc cố gắng để duy trì nó. Điều này gọi là sự rơi rụng gốc rễ. Khi nó xảy ra, cách duy nhất để lấy lại khuôn mẫu này là tu sửa lại thái độ của chúng ta, cam kết làm một chương trình tịnh hóa chẳng hạn như hành thiền về từ ái và bi mẫn, và thọ lại giới. Trong 18 giới trọng của Bồ tát, ngay khi chúng ta phát triển một thể trạng của tâm thức về thứ 9 hay 18 – chấp giữ một quan điểm xuyên tạc đối nghịch hay từ bỏ tâm giác ngộ – thì chúng ta đánh mất, chính sự kiện thay đổi tâm thức chúng tasự thể hiện đạo đức cụ thể đối với đời sống của chúng ta được hình thành bởi những giới Bồ tát, và vì vậy chúng ta chấm dứt mọi nỗ lực để duy trì nó. Kết quả, chúng ta lập tức đánh mất tất cả những giới Bồ tát, không chỉ một giới mà chúng ta từ bỏ một cách đặc biệt.

Việc vi phạm 16 giới kia không cấu thành một sự rơi rụng hay trọng tội ngoại trừ thái độ cùng với việc phối hợp hành động bao hàm 4 nhân tố ràng buộc. Những nhân tố này phải được giữ và duy trì từ thời điểm tức thời sau khi phát triển một động cơ phá giớicho đến thời điểm ngay sau khi hoàn toàn hành động phạm giới.

4 nhân tố ràng buộc là:

(1) Không xem hành động tiêu cực như thiệt hại, chỉ thấy những thuận lợi của nó, và quyết định thực hiện hành vi mà không hối hận.

(2) Đã từng có thói quen của việc liên lụy sự phạm giới trước đó, không có nguyện ước hay mục đích kềm chế bây giờ hay trong tương lai với việc lập lại nó.

(3) Vui thích trong hành vi tiêu cực và cam kết làm nó với sự vui sướng.

(4) Không có đạo đức tự trọng (không cảm nhận về danh dự) và không quan tâm đến vấn đề những hành vi của chúng ta phản xạ đối với người khác như thế nào (không cảm nhận sĩ diện), chẳng hạn như các vị thầy và cha mẹ của chúng ta, và vì vậy không có mục đích sửa chửa những tổn hại mà chúng ta ta đang làm cho chính mình.

Trong tất cả 4 thái độ không kèm theo một sự vi phạm bất cứ giới nào trong 16 giới, khuôn mẫu Bồ tát đối với đời sống của chúng ta vẫn ở đấy, như là nỗ lực để duy trì nó, nhưng chúng đã trở thành yếu kém. Với 16 giới, có một sự khác biệt lớn lao giữa việc phạm giới và đánh mất chúng.

Thí dụgiả sử chúng ta không cho ai đó mượn sách vở của chúng ta do bởi dính mắc với nó và bần tiện. Chúng ta thấy không có gì sai trái với điều này – xét cho cùng, người này có thể đổ cà phê trên nó hay không trả nó lại. Chúng ta chưa bao giờ cho mượn nó trước đây và không có ý định thay đổi chính sách này bây giờ hay trong tương lai. Hơn thế nữa, khi chúng ta từ chối, chúng ta vui mừng với quyết định của chúng ta. Không có đạo đức tự trọng, chúng ta không hổ thẹn với việc nói không. Chúng ta không quan tâm đến vấn đề sự từ chối của chúng ta phản ánh vào chính chúng ta như thế nào, mặc dù sự thật là người nào đấy đúng là nguyện ước đưa mọi người đến Giác Ngộ, tại sao chúng ta không muốn chia sẻ bất cứ nguồn gốc nào của tri thức mà chúng ta có? Không bối rốichúng ta không quan tâm đến vấn đề sự từ chối của chúng ta phản chiếu vào những vị thầy tâm linh của chúng ta hay vào Phật Giáo một cách phổ quát như thế nào. Và chúng ta không có xu hướng làm bất cứ việc gì để làm cân bằng hành vi ích kỷ của chúng ta.

Nếu chúng ta có tất cả những thái độ này khi chúng ta từ chối cho mượn sách vở của chúng ta, thì chúng ta chắc chắn đã đánh mất sự thể hiện Bồ tát cụ thể trong đời sống của chúng taChúng ta hoàn toàn rơi rụng trong sự rèn luyện của Đại Thừa và đánh mất tất cả những giới luật Bồ tát của chúng taTrái lại, nếu chúng ta thiếu một vài thái độ này và không cho mượn sách của chúng ta, thì chúng ta chỉ mới làm đình trệ những nỗ lực của chúng ta để duy trì sự biểu hiện Bồ tát cụ thể trong đời sống của chúng taChúng ta vẫn còn giới Bồ tát, nhưng trong một hình thức yếu kém.

Những Giới Yếu Kém

Việc vi phạm một trong 16 giới mà không có 4 nhân tố ràng buộc hiện diện không thật sự làm yếu kém giới Bồ tát của chúng taThí dụchúng ta không cho người khác mượn sách của chúng ta, nhưng chúng ta biết đó là sai một cách căn bảnChúng ta không có ý định làm điều này như một chính sách, chúng ta không vui khi nói không, và chúng ta quan tâm đến vấn đề sự từ chối của chúng ta phản chiếu như thế nào đối với chúng ta và đối với những vị thầy của chúng taChúng ta có một lý do có giá trị để từ chối việc cho mượn nó, chẳng hạn chúng ta đang cần nó hay chúng ta đã hứa cho người khác mượn. Động cơ của chúng ta không phải là dính mắc với quyển sách hay bủn xỉnChúng ta xin lỗi cho việc không thể cho mượn nó bây giờ và giải thích tại sao, bảo đảm với người ấy là chúng ta sẽ cho mượn nó ngay khi có thể. Để thu xếp sự mất mát, chúng tôi đề nghị chia sẻ ghi chú của chúng tôi. Trong cách này, chúng ta duy trì toàn bộ hình thức của Bồ tát trong đời sống của chúng ta.

Chúng ta bắt đầu làm yếu hình thức ấy và đánh mất sự giữ gìn những giới của chúng ta khi chúng ta đi đến gia tăng dưới sự ảnh hưởng của dính mắc và bần tiện. Xin hãy chú ý rằng việc duy trì giới Bồ tát để kềm chế từ việc không chia sẻ giáo pháp hay bất cứ nguồn gốc hiểu biết nào không giúp chúng ta giải thoát khỏi sự dính mắc và bần tiện với những cuốn sách của chúng ta. Nó chỉ giữ chúng ta khỏi việc hành động dưới sự ảnh hưởng của chúng. Chúng ta có thể cho mượn sách của chúng ta hay bởi vì một nhu cầu cấp thiết, không cho mượn nó bây giờ, nhưng vẫn có thể vẫn dính mắc với nó và một cách căn bản là một sự bần tiện. Tuy thế, những thệ nguyện hay giới Bồ tát giúp chúng ta trong việc đấu tranh tiêu diệt những cảm xúc phiền não và đạt đến giải thoát khỏi các vấn nạn và khổ đau mà chúng mang đếnTuy nhiên, nếu những việc tạo rắc rối này càng mạnh hơn, thì thật khó khăn hơn để để thực tập tự kềm chế không để chúng khống chế thái độ của chúng ta.

Chúng ta ngày càng bị thống trị nhiều hơn bởi dính mắc và hà tiện – và những giới nguyện của chúng ta dần dần bị yếu kém hơn – khi không cho mượn sách của chúng ta, thì chúng ta biết rằng làm như vậy là sai, nhưng chúng ta chấp giữ một, hai, hay tất cả ba nhân tố ràng buộc. Những điều này cấu thành những mức độ nhỏ, vừa, và lớn của sự hư hỏng sơ bộ (zag-pa chung-ba) những giới nguyện của chúng taThí dụchúng ta biết rằng không cho mượn sách là sai, nhưng đó là nguyên tắc của chúng ta và chúng ta không thực hiện một sự ngoại lệ nào. Nếu chúng ta cảm thấy tệ hại về điều ấy và hổ thẹn về vấn đề những phản chiếu khước từ của chúng ta về chúng ta và các vị thầy của chúng ta, khuôn mẫu Bồ tát mà chúng ta đang cố gắng để đem vào cuộc sống của chúng ta và vẫn chưa quá yếu kém. Thêm nữa, nhưng nếu chúng ta cảm thấy vui sướng với chính sách của chúng ta và thêm nữa sau đó, chúng ta không quan tâm đến những gì người khác nghĩ về chúng ta hay các vị thầy của chúng ta nữa, thì chúng ta đang ngày càng rơi thành nạn nhân của các dính mắc và bủn xỉn của chúng ta.

Và ngay cả một mức độ yếu kém hơn của việc duy trì khuôn thức này trong đời sống chúng ta và bắt đầu khi chúng ta không biết bất cứ điều gì sai sót trong việc từ chối cho mượn sách. Đây là mức độ nhỏ của sự  hư hỏng trung cấp (zag-pa ‘bring). Khi chúng ta thêm một hay hai những nhân tố ràng buộc khác, thì chúng ta làm yếu kém khuôn thức này thậm chí xa hơn, với sự hư hỏng trung cấp lớn và sự hư hỏng  cấp độ lớn (zag-pa chen-po) một cách tương ứng. Khi tất cả bốn nhân tố ràng buộc hiện diệnchúng ta vi phạm một sự rơi rụng, một giới trọng, và hoàn toàn đánh mất những giới nguyện Bồ tát của chúng taChúng ta bây giờ hoàn toàn ở dưới sự xoay chuyển của dính mắc và hà tiện, điều này có nghĩa chúng ta không dấn thân nữa trong việc vượt thắng chúng hay nhận ra những tiềm lực của chúng ta vì thế chúng ta có thể làm lợi ích cho người khác. Trong việc rời bỏ giai đoạn liên hệ của Bồ tátchúng ta đánh mất những giới nguyện Bồ tát của chúng ta, là điều cấu thành mức độ ấy.

Làm Mạnh Mẽ Những Giới Nguyện Yếu Kém

Bước đầu tiên để sửa chữa những giới nguyện Bồ tát của chúng ta, nếu chúng ta đã làm yếu kém hay đánh mất chúng, là thú nhận rằng sự sai phạm của chúng ta là một lỗi lầmChúng ta có thể làm điều này với một nghi thức sám hối. Một nghi thức như vậy không chi tiết sự tỏ bày những lỗi lầm của chúng ta đến một người nào khác hay tìm sự tha thứ từ những Đức PhậtChúng ta cần trung thực với chính chúng ta và với sự vi phạm của chúng ta. Nếu chúng ta đã cảm thấy đấy là một sự sai sót khi chúng ta thật sự làm hỏng một giới nguyện đặc thù nào đó, thì tái xác nhận lỗi lầm của chúng ta. Sau đó chúng ta phát ra bốn nhân tố hoạt động như những năng lực đối kháng. Bốn nhân tố ấy là:

  1. Cảm thấy hối hận về hành vi của chúng taHối hận, cho dù vào lúc vi phạm một giới nguyện hay sau đó, không giống như một tội lỗiHối hận là nguyện ước rằng chúng ta đã không vi phạm với hành động mà chúng ta đang làm hay một hành động chúng ta đã làm. Đó là sự đối lập với việc vui sướng hay sau này hoan hỉ trong hành vi của chúng taTội lỗitrái lại, là một cảm giác mạnh mẽ rằng hành vị của chúng ta là xấu xa hay đã thật sự là xấu xa và rằng vì thế chúng ta thật sự là con người xấu xa thật sự. Xem những tính chất này như cố hữu và mãi mãichúng ta sống một cách chán chường và không buông bỏTuy nhiêntội lỗi không bao giờ là một sự đáp ứng thích đáng hay hữu ích với những sai sót của chúng taThí dụ, nếu chúng ta ăn một thực  phẩm nào đó mà nó làm chúng ta bệnh, chúng ta hối hạn với hành động của chúng ta – đó là một sai sót. Tuy thếsự kiện rằng chúng ta đã ăn thực phẩm đó, không làm chúng ta thành bản chất xấu xaChúng ta chịu trách nhiệm cho những hành vi của chúng ta và những hậu quả của chúng, nhưng không như có tội về chúng trong một cảm giác kết tội lấy đi bất cứ cảm giác về tự ái hay tự trọng của chúng ta.
  2. Hứa nguyện để cố gắng tột bậc không lập lại lỗi lầm ấy. Ngay cả nếu chúng ta có một xu hướng như vậy khi vi phạm giới nguyện, thì chúng ta tái xác nhận một cách ý thức quyết định của chúng ta.
  3. Trở lại căn bản của chúng ta. Điều này có nghĩa là tái khẳng định phương hướng an toàn của chúng ta trong đời sống và dâng hiến trái tim của chúng ta trong việc đạt đến Giác Ngộ vì lợi ích của tất cả – nói cách khác, tiếp sức mạnh và làm tinh thần phấn chấn sự quy y và trình độ nguyện vọng của tâm giác ngộ hay tâm bồ đề hay bodhicitta.
  4. Quyết tâm thực hiện những biện pháp để cân bằng sự vi phạm của chúng ta. Những biện pháp kể cả việc thiền quán về từ ái, và bố thísám hối về những thái độ không tử tế của chúng ta, và dấn thân trong những hành vi tích cực khác. Vì việc làm một cách tàn phá đòi hỏi một cảm giác tự tôn nghiêm đạo đức và quan tâm đến vấn đề những hành vi của chúng ta phản ánh trên những người chúng ta tôn trọng như thế nào, nó đối lập đến việc thiếu vắng những điều này có thể đồng hành với hành vi tiêu cực của chúng ta. Ngay cả nếu chúng ta cảm thấy xấu hổ và thẹn thùng vào lúc vi phạm, những bước tích cực này làm mạnh sự tự trọng và quan tâm đến vấn đề người khác sẽ nghĩ như thế nào đến những vị thầy của chúng ta.

Kết Luận

Chúng ta có thể thấy rằng những giới nguyện Bồ tát trong thực tế thật khó khăn để bị mất hoàn toànCho đến khi nào chúng ta chân thành tôn trọng và cố gắng để giữ gìn các giới nguyện như sự hướng đạo, thì chúng ta không bao giờ thật sự đánh mất chúng. Đây là bởi vì bốn nhân tố ràng buộc là không bao giờ hoàn toàn ngay cả nếu những cảm xúc phiền não của chúng ta làm chúng ta vi phạm một giới nguyện. Và ngay cả trong trường hợp chấp thủ một thái độ bóp méo đối kháng  hay từ bỏ tâm giác ngộ hay tâm bồ đề, nếu chúng ta thừa nhận lỗi lầm của chúng ta, tập trung những năng lực đối trị của sám hối và v.v…, và tái thọ nhận giới nguyện lại, thì chúng ta có thể hồi phục và tiếp tục con đường tâm linh của chúng ta.

Do thế, khi chúng ta cố gắng quyết định có nên thọ giới Bồ tát hay không, thật hợp lý hơn để căn cứ sự quyết định trên việc lượng định những năng lực của chúng ta để duy trì nổ lực trong việc cố giữ gìn chúng như sự hướng đạo, hơn là năng lực để chúng một cách toàn hảo. Tuy nhiên, tốt nhất, không bao giờ làm suy yếu hay đánh mất những giới nguyện của chúng ta. Mặc dù chúng ta có thể đi lại được sau khi bị gãy một chân, nhưng chúng ta có thể phải đi  khập khiểng.

Alexander Berzin

Việt dịch: Tuệ Uyển

Nguồn: Căn bản Giới Bồ Tát của Phật Giáo Tây Tạng

Comments are closed.

MẠNH MẼ ĐỂ GIÁC NGỘ - BE POWERFUL TO ENLIGHTEN
Thông tin liên quan đến dòng Truyền Thừa Ripa Vinh Quang đã được Đức Pháp Vương - Đại Khai Mật Tạng Terchen Namkha Drimed Rabjam Rinpoche ban phước. Cầu mong kho tàng giáo lý Terma thâm diệu của dòng Truyền thừa Ripa Vinh Quang sẽ làm an dịu mọi nổi thống khổ của chúng sinh mẹ tại đất nước Việt nam thân yêu.

Om Ah Hung Maha Sengha Mani Radzaa Sarwa Siddhi Phala Hung