Các phương diện của mật điển |

Các phương diện của mật điển

Tham khảo

Mối Liên Hệ Giữa Mật Điển Phật Giáo và Ấn Giáo 

Dù một số học giả cho rằng Mật điển của Phật giáo phát xuất từ Ấn giáo (Hinduism), điều này không đúng. Lý thuyết này thịnh hành trong số những người theo học thuyết  Tiểu thừa, dựa trên sự tương đồng bề ngoài của các yếu tố trong hai hệ thống, chẳng hạn như sắc tướng của các Hộ Phật, pháp thiền quán về kinh mạch và khí, nghi lễ lửa, v.v… Tuy một số hành trì như trì tụng mật chú đều phổ biến trong cả hai truyền thống Mật điển Ấn giáo và Phật giáo, sự diễn dịch của chúng, ý nghĩa nội tại, có một sự khác biệt lớn. Hơn nữa, Mật điển Phật giáo cao cấp hơn, bởi vì không như Ấn giáo, nó chứa đựng ba điểm tinh yếu của đường tu giác ngộ: tâm xả ly, bồ đề tâmchánh kiến về tánh Không.

Bởi vì ngay cả thú vật cũng muốn thoát khổ, có những hành giả ngoại đạo muốn thoát khỏi lạc thọ ô nhiễm, vì vậy, họ trưởng dưỡng trạng thái chuẩn bị của tầng thiền định thứ tư. Thậm chí còn có một số thiền giả ngoại đạo tạm thời xả ly lạc thọ ô nhiễmthành tựu các tầng thiền định cao hơn tứ thiền.1 Tuy nhiên, chỉ có Phật tử là xả ly tất cả những điều này, cũng như thọ vô ký và nỗi khổ thâm nhập khắp cùng (hành khổ). Tiếp theo, bằng cách thiền quán về nỗi khổ và nguyên nhân tạo khổ, đó là phiền não, chúng có thể được diệt trừ mãi mãi. Điều này giải thích lý do tại sao dù người ngoại đạo nhập định trong trạng thái của sắc giớivô sắc giới, đạt được sự hiện hữu thế tục tột đỉnh, nhưng không thể diệt trừ phiền não trong trạng thái này. Vì vậy, khi họ gặp đúng hoàn cảnh, tâm sân và các ảo tưởng khác sẽ biểu lộ, nghiệp sẽ được tạo tác và họ sẽ mắc kẹt trong luân hồi.

lý do này và những lý do tương tự, những hành trì như vậy không thích hợp nằm trong pháp tu Đại thừa. Chúng không giống các hành trì của đường tu phổ quát theo Kinh điển [Kinh thừa, hay Ba La Mật thừa] – gồm có tâm xả ly mong thoát khỏi toàn bộ kiếp luân hồi; trí tuệ thấu hiểu tánh Không một cách đúng đắn, tức chánh kiến, là pháp đối kháng với vô minh, nguồn gốc của luân hồi; và bồ đề tâm, tâm quyết đạt được giác ngộlợi lạc của tất cả chúng sanh – cũng không thuộc về hành trì riêng biệt của đường tu Mật điển Phật giáo của Đại thừa [Kim Cương thừa, Mật thừa, hay Mật Chú thừa].

Nguồn Gốc của Mật Điển

Chính Đức Phật đã giảng dạy Mật điển trong sắc tướng hiện thân tối thượng như một vị Tăng, như Đức Kim Cương Trì (Vajradhara) cao cả và trong các hiện thân khác nhau của vị Hộ Phật chủ trong các mạn đà la đặc thù. Nhờ sự khuyến khích của Đức Phật, các bậc thánh nhân cao cả như Đức Văn Thù Sư Lợi, Đức Phổ Hiền (Samantabhadra), Đức Kim Cương Thủ (Vajrapani) và các vị khác cũng đã thuyết giảng một số Mật điển.

Về bốn cấp độ Mật điển, Mật điển Kriya [Action] do Đức Phật thuyết giảng trong sắc tướng của một vị Tăng trong cõi trời Tam Thập Tam Thiên, trên đỉnh núi Tu Di và trong thế giới của con người, nơi mà Đức Văn Thù Sư Lợi và những vị khác là các đại hành giả Thanh văn. Các Mật điểnBồ tát Pungsang thỉnh cầu đã được thuyết ở cõi giới của Đức Kim Cương Thủ. Các Mật điển khác do chính Đức Phật thuyết giảng, hay do Đức Quán Thế Âm, Đức Văn Thù Sư Lợi và Đức Kim Cương Thủ thuyết, nhờ lực gia trì của Đức Phật. Cũng có một số Mật điển do chư Thiên thế tục thuyết giảng.

Mật điển Charya [Performance] do Đức Phật thuyết giảng trong sắc tướng hiện thân tối thượng ở các cõi trời và ở cõi gọi là Nền Tảng và Tinh Túy Hoa Nghiêm (Base and Essence Adorned with Flowers).

Mật điển Yoga do Đức Phật giảng dạy, khi Ngài xuất hiện trong sắc tướng Hộ Phật chủ của mỗi mạn đà la ở những nơi như đỉnh núi Tu Dicõi trời thứ năm của dục giới.

 Tối Thượng Du Già Mật Điển (Anuttara tantras) cũng do Đức Phật thuyết giảng. Ở lãnh thổ Ogyan, sau khi đã hóa hiện mạn đà la Guhyasamaja, Ngài đã dạy Mật điển này cho vua Indrabodhi. Đức Phật đã thuyết các Mật điển Yamantaka vào lúc hàng phục các lực lượng yêu quái, khi các giáo pháp này được vị phối ngẫu của Yamantaka hay vị phối ngẫu của Kalachakra thỉnh cầu. Ngài đã dạy Mật điển Hevajra khi xuất hiện trong sắc tướng Hevajra trong lãnh thổ của Madgadha, vào lúc hàng phục tứ ma; do sự thỉnh cầu của Đức Kim Cương Tạng (Vajragarbha) và vị phối ngẫu của Hevajra. Sau khi được Đức Vajrayogini thỉnh cầu, Đức Phật đã hóa hiện thành Heruka và giảng Mật điển gốc Heruka trên đỉnh núi Tu Di, và khi được Đức Kim Cương Thủ thỉnh cầu, Ngài đã dạy Mật điển giảng giải (explonatory tantra). Còn về Mật điển Thời Luân (Kalachakra), do Vua Suchadra thỉnh cầu, nhà vua chính là hiện thân của Đức Kim Cương Thủ, Đức Phật vĩ đại đã đi đến ngôi đền Dhanyakataka tráng lệ ở Nam Ấn Độ, Ngài biến hóa ra mạn đà la của ngôn ngữ Pháp giới (Dharmadhatu speech), bao phủ bằng mạn đà la Thời Luânthuyết giảng về nó tại đó.

Dù Ngài đã hóa hiện trong nhiều hiện thân khác nhau, các Mật điển đã thật sự do vị thầy giác ngộ, Đức Phật, thuyết giảng.

Điều Gì Sẽ Xảy Ra Trong Lễ Quán Đảnh

Có nhiều sự khác biệt, đôi khi ít, đôi khi nhiều, trong các lễ quán đảnh của mỗi cấp độ trong bốn cấp độ Mật điển. Vì vậy, một lễ quán đảnh sẽ không đầy đủ cho tất cả các mạn đà la. Khi thọ nhận một lễ quán đảnh từ một đạo sư hội đủ phẩm chất, những đệ tử nào may mắn và hội đủ phẩm chất sẽ phát triển trí tuệ của lễ quán đảnh trong dòng tâm thức của mình. Nếu không thì việc tham dự một lễ quán đảnh, trải nghiệm lễ quán đảnh bình, quán đảnh nước và các quán đảnh khác sẽ gieo dấu ấn của việc lắng nghe giáo pháp trong tâm bạn, nhưng không có điều gì khác xảy ra. Tuy nhiên, bạn cần một lễ quán đảnh, nếu muốn tu học Mật điển. Nếu bí mật của Mật điển được giải thích cho những ai chưa nhận quán đảnh, vị bổn sư (guru) sẽ phạm giới Mật điển gốc thứ bảy và việc giảng giải sẽ không có lợi ích gì cho đệ tử.

Mối Liên Hệ Giữa Kinh ĐiểnMật Điển

Đối với tâm xả ly và bồ đề tâm thì không có khác biệt gì giữa Kinh thừa và Mật thừa, nhưng về phương diện thực hành thì có sự khác biệt. Ba loại thực hành đã được giảng dạy: các đệ tử ngưỡng mộ và có niềm tin vào Tiểu thừa nên cách ly với tất cả các dục vọng; các đệ tử nào ngưỡng mộ Kinh thừa nên trải qua các giai đoạn tu tậphành trì các Ba la mật; những ai ngưỡng mộ giáo huấn thậm thâm của Mật thừa nên tu tập theo thực hành đường tu của dục vọng.

Từ quan điểm triết lý, không có khác biệt gì về tánh Không làm đối tượng của nhận thức, nhưng có một sự khác biệt về phương tiện thực chứng tánh Không. Trong truyền thống Kinh điển, tâm ý thức nhập định về tánh Không; trong Mật điển, trí tuệ bẩm sinh, tâm cực kỳ vi tế, sẽ hoạt động, vì vậy nên có sự khác biệt lớn. Hành trì chánh của Kinh thừa, dấn thân vào đường tu như một nguyên nhân để đạt được sắc thân và thân trí tuệ của một vị Phật, là việc tích tập trí tuệ và công đức trong ba vô lượng a tăng kỳ kiếpthành tựu cõi Phật (buddha fields) của riêng mình. Vì vậy, Kinh thừa được xem là nhân thừa.

Trong Mật điển, ngay khi còn là một hành giả sơ học, đương sự sẽ chú trọng và thiền quán về bốn sự thanh tịnh hoàn hảo tương tự với kết quả, đó là thân thanh tịnh hoàn hảo, cõi thanh tịnh hoàn hảo, tài nguyên thanh tịnh hoàn hảo và hạnh thanh tịnh hoàn hảo của một bậc giác ngộ. Vì thế, Mật điển được xem là quả thừa.

Bốn Truyền Thống

Đối với Kinh điển, giảng giải về Tiểu thừaĐại thừa đều giống nhau trong tất cả bốn truyền thống lớn của Phật giáo Tây Tạng. Hơn nữa, về mặt hành trì sơ khởi, không có sự khác biệt nào ngoại trừ tên gọi. Trong truyền thống Gelug, chúng được gọi là “các giai đoạn của đường tu trong ba phạm vi”; trong truyền thống Kagyu, chúng được xem là “ bốn pháp chuyển tâm”; trong Drigung Kagyu là “bốn Pháp của Dagpa và năm Pháp của Drigung”; và truyền thống Sakya nói về “thoát khỏi bốn sự bám chấp”. [Kyabje Rinpoche không có đề cập đến truyền thống Nyingma ở đây.]

Đối với Mật điển, cách mỗi vị thầy dẫn dắt đệ tử trên đường tu tùy thuộc vào kinh nghiệm riêng, dựa vào chỉ giáo của những bản văn gốc và luận giải của các đại hành giả. Dựa vào đó, cách giảng dạy về bước đầu tu tập có chút ít khác biệt. Tuy nhiên, tất cả đều giống nhau, vì chúng đều đưa đến thành tựu quả vị sau cùng của Đức Kim Cương Trì.

Đức Kyabje Trijang Rinpoche

Gavin Kilty chuyển Anh ngữ; Michael Hellbach hiệu đính và xuất bản

Lozang Ngodrub chuyển Việt ngữ; Võ Thư Ngân hiệu đính

Kyabje Trijang Rinpoche (1901-81), cố trợ giáo của Đức Đạt Lai Lạt Ma, cũng là bổn sư gốc của Lama Yeshe, Lama Zopa Rinpoche, Geshe Rabten, Geshe Dhargyey và nhiều đạo sư vĩ đại khác của truyền thống Gelug, trong thế kỷ 20. Ngài là đại đệ tử của Pabongka Rinpoche, và là người hiệu đính tác phẩm Liberation in the Palm of Your Hand (Giải Thoát Trong Lòng Bàn Tay).

Bài giảng sau đây là trích đoạn trong một bài pháp Kyabje Trijang Rinpoche đã thuyết giảng cho các đệ tử Tây phương tại Dharamsala, Gavin Kilty chuyển Anh ngữ, Michael Lewis chuẩn bị, đã được in trong From Tushita, Michael Hellbach hiệu đính và xuất bản, Tushita Editions, 1977. Hiện nay, bài đã được đăng trong 2005 LYWA publication Teachings From Tibet.

Comments are closed.

MẠNH MẼ ĐỂ GIÁC NGỘ - BE POWERFUL TO ENLIGHTEN
Thông tin liên quan đến dòng Truyền Thừa Ripa Vinh Quang đã được Đức Pháp Vương - Đại Khai Mật Tạng Terchen Namkha Drimed Rabjam Rinpoche ban phước. Cầu mong kho tàng giáo lý Terma thâm diệu của dòng Truyền thừa Ripa Vinh Quang sẽ làm an dịu mọi nổi thống khổ của chúng sinh mẹ tại đất nước Việt nam thân yêu.

Om Ah Hung Maha Sengha Mani Radzaa Sarwa Siddhi Phala Hung