Bình giảng ngắn gọn về những chỉ dẫn dành cho bản thân của Patrul Rinpoche_Phần 1 |

Bình giảng ngắn gọn về những chỉ dẫn dành cho bản thân của Patrul Rinpoche_Phần 1

Home

1. Về tựa đề của bản văn

Tựa đề, Những Chỉ Dẫn Dành Cho Bản Thân, được hiểu theo nghĩa đen và thông báo cho người đọc rằng bản văn này là một bộ các chỉ dẫn mà Patrul Rinpoche vạch ra nhằm dẫn dắt thực hành tâm linh của chính ngài. Nhìn chung, những người thế tục thường xem xét và cải thiện bản thân nhờ sự tự-phê bình và tự-kiểm tra; những hành giả tâm linh cũng cần phải như vậy. Các hành giả cũng cần nương theo những phương pháp này, nhưng họ thậm chí còn cần thiết tha làm vậy hơn những người mà mục đích của cuộc đời chỉ giới hạn trong thế gian này. Với một số người nhất địnhPhật Pháp có vẻ đang được dùng để chỉ trích người khác, điều này không hề đúng. Làm sao chúng ta có thể dẫn dắt người khác nếu tâm thức của chính mình vẫn chưa được điều phục? Vì thế, chúng ta cần thường xuyên quán sát và kiểm tra thân, khẩu và ý bằng cách nương theo những chỉ dẫn của Patrul Rinpoche.

2. Về tác giả của bản văn

Patrul Rinpoche, tác giả cuốn Lời Vàng Của Thầy Tôi, là hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm và Tôn giả Tịch ThiênTiểu sử của ngài cho thấy một hành trình tâm linh nhiều sắc màu. Sau đây là một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất trong cuộc đời ngài:

Lần nọ, Patrul Rinpoche đến Tu viện Dhomang ở hạt Drakgo thuộc Tây Tạng trong hình tướng một người ăn xin. Gặp gỡ nhiều bậc khổ tu sống ở đó khiến ngài rất hoan hỷ, vì thế ngài bày tỏ niềm vui bằng cách nói rằng, “Thật thú vị khi thấy rằng giáo lý kinh văn chân chính và giáo lý chứng ngộ vẫn tồn tại ở tu viện này!”. Đêm đến, Patrul Rinpoche gõ cửa phòng Lama Trultrim Dargye và yêu cầu được ngủ lại một đêm. Thông cảm với sự nghèo khổ, vị Lama cho phép ngài ở lại và tối đó, khi họ ngồi trò chuyện, đã hỏi rằng, “Ông có biết Patrul Rinpoche không?”.

“Tôi từng nghe nói về ngài,” Rinpoche đáp.

Vị Lama tiếp tục, “Tôi rất muốn gặp ngài. Niềm tin của tôi đã vững chắc hơn từ khi đọc những cuốn sách của ngài. Nhưng tôi chưa có duyên hạnh ngộ ngài, dù cho tôi đã viếng thăm tu viện của ngài ở Sershul hai lần. Ông đã đọc tác phẩm Lời Vàng Của Thầy Tôi chưa?”.

“Tôi từng nghe nói, nhưng chưa đọc”.

“Ông cần phải đọc nó! Một cuốn sách tuyệt vời. Ông sẽ thực hành tốt như Patrul Rinpoche chỉ dạy trong cuốn sách”.

“Thật hữu ích nếu ông có thể giải thích về cuốn sách cho tôi”.

“Được chứ. Tôi nghĩ tôi có thể giải thích đôi điều dựa trên sự hiểu của mình”.

Như thế, Trultrim Dargye giải thích một phần của cuốn sách. Sáng hôm sau, Patrul Rinpoche dậy hơi muộn một chút. Khi ngài bước vào thiền đường, Trultrim Dargye nghiêm nghị, “Là một tu sĩ, làm sao ông có thể dậy muộn như vậy? Ông đáng lẽ nên dậy sớm hơn chứ!”. Không lâu sau, vị Lama viếng thăm Patrul Rinpoche ở Dawu, biết rằng Rinpoche đang thuyết giảng ở đó. Khi Patrul Rinpoche thấy Trultrim Dargye ngồi trước mặtlập tức đã bước xuống từ Pháp tòa một cách kính cẩn và nói, “Thầy tôi đã đến! Đây là một Lama vĩ đại!”. Chỉ khi ấy Trultrim Dargye mới nhận ra người ăn xin ấy là ai và cảm thấy khá bối rối, ông ấy khóc to.

Patrul Rinpoche thường làm lợi lạc hữu tình chúng sinh và truyền bá Giáo Pháp trong hình tướng một người ăn xin và du hành khắp các vùng của Tây Tạng như Golog và Yushu. Bất kể là về cuộc đời thế tục hay Giáo Pháp xuất thế, những giáo huấn của ngài có sức thuyết phục to lớn. Gần như mọi người ở Kham đều có thể chia sẻ một vài trong số những câu chuyện đầy cảm hứng này.

3. Giải thích bản văn

3.1 Ba điều mà người ta cần chú ý

Có ba điều cần chú ý tới:

Chư đạo sư từ ái,

Đức Phật bi mẫn,

Chính niệm và tỉnh thức của bản thân.

Trong từng khoảnh khắc, chúng ta cần chú ý đến ba điểm sau đây. Đầu tiên là, “chú ý đến chư đạo sư từ ái”. Là hành giảchúng ta mang ơn bất cứ vị thầy nào ban cho chúng ta quán đỉnh, người phát lộ cho ta giáo lý của Kinh thừa và Mật thừa hoặc người giới thiệu cho chúng ta dù chỉ một đoạn kệ trong Phật PhápLời Vàng Của Thầy Tôi nói rằng “Lòng từ của vị thầy còn lớn lao hơn của Đức Phật”, bởi vì, nếu không có bậc thầy giải thích giáo lý của Đức Phậtchúng ta, những kẻ phàm phu, chẳng thể nào hiểu được trọn vẹn nghĩa đen của những lời dạy, chứ đừng nói đến ý nghĩa ẩn giấu và sâu xa.

Thứ hai là “hãy chú ý đến Đức Phật bi mẫn”. Đức Phật có lòng Từ và Bi vô biên dành cho mỗi một hữu tình chúng sinhKinh Thủ Lăng Nghiêm nói, “Trước vô số cõi Phật, con nay xin cúng dường tâm sâu xa này, để đền đáp lòng vị tha của Thế Tôn”. Giả sử Đức Phật không đến thế gian, làm sao chúng ta có cơ hội thoát khỏi biển khổ luân hồi? Tôi đề xuất rằng mỗi người cần thực hành Nghi Quỹ Thích Ca Mâu Ni Phật ít nhất mỗi ngày một lần, trì tụng Mật chú và hồng danh của Đức Phật. Nhờ làm vậy, niềm tin của chúng ta với ngài sẽ tăng trưởng đáng kể. Khi du hànhchúng ta cần luôn giữ bên mình một bức tượng Phật để đặt trên bàn thờ và dâng cúng. Điều quan trọng là chúng ta dâng cúng càng thường xuyên càng tốt. Công đức của việc cúng dường Đức Phật là không thể nghĩ bàn; ví dụ, Vua A Dục cúng dường cát lên Đức Phật khi còn là một cậu bé trong đời quá khứ và kết quả là cậu đã tái sinh làm một vị vua vĩ đại. Vì thế, là Phật tửchúng ta cần giữ Đức Phật trong tâm một cách liên tục.

Thứ ba, hãy chú ý đến chính niệm và tỉnh thức của bản thânDuy trì chính niệm và tỉnh thức một cách chuẩn xác là nguyên tắc chính yếu cho mọi Phật tử. “Chính niệm” đòi hỏi chúng ta phải luôn hồi nhớ và thực hành Thiện PhápChúng ta cần luôn tự nhắc nhở rằng chúng ta khác với những người thế tục, bởi thân thể của chúng ta cần được dùng để thực hành Phật Pháp, khẩu của chúng ta cần phải giảng dạy Phật Pháp và ý của chúng ta cần an trụ trong chính niệm và tỉnh thức, như thể chúng ta đang ngồi trên đỉnh núi, thay thế những ý nghĩ nhiễm ô trong tâm bằng tất cả những giáo lý Phật giáo Nguyên thủy [Theravada], Kinh thừa và Mật thừa của chư Phật ba đời. Sự tỉnh thức chuẩn xác đòi hỏi chúng ta phải thực sự biết về chính mình và kiểm tra xem liệu các hành động có đúng đắn, liệu khẩu có làm lợi lạc bản thân và tha nhân và các ý nghĩ có thiện lành hay không, hay tương tự. Không có chính niệm và tỉnh thức, không thể nào tích lũy công đức, giống như “nước trong chiếc bình thủng”, được miêu tả trong Nhập Bồ Tát Hạnh.

3.2 Ba điều cần ghi nhớ với lòng biết ơn

Có ba điều cần ghi nhớ với lòng biết ơn:

Chư đạo sư trao truyền giới luật,

Giáo Pháp chỉ ra con đường,

Giới luật và thệ nguyện.

Các giới luật được đề cập đến trong “ghi nhớ với lòng biết ơn chư đạo sư đã trao truyền giới luật” liên quan đến giới luật của quy yBiệt giải thoát giớiBồ Tát giới và Mật thừa giới. Đừng bao giờ quên bất cứ vị thầy nào trao cho chúng ta các giới luật. Để đạt Phật quảPrana (tuệ) cần được vun bồi, đó là nguyên nhân trực tiếp của giác ngộ. Mặt khác, trí tuệ đạt được nhờ Samadhi (định). Để có được định đúng đắngiữ gìn nghiêm túc Sila (giới) là điều kiện tiên quyết. Nói ngắn gọn, giới luật thiết lập nền tảng và chư đạo sư trao truyền giới luật trao cho chúng ta gốc rễ của Phật quả. Như Kinh Di Giáo ghi lại, trước khi Đức Phật nhập Niết bànTôn giả A-nan-đà, buồn bã thỉnh ngài: “Bạch Thế Tôn, ai sẽ là thầy của chúng con sau khi người nhập diệt?”. Đức Phật đáp rằng, “Hãy lấy giới luật làm thầy”. Bởi vậy, chúng ta cần giữ gìn giới luật và xem chúng là thầy (Đức Phật). Chư đạo sư, những vị trao cho chúng ta giới luật, đã dành cho ta lòng từ lớn đến mức chúng ta cần ghi nhớ ít nhất ba lần mỗi ngày.

“Ghi nhớ với lòng biết ơn Giáo Pháp chỉ ra con đường” nghĩa là chúng ta cần khắc ghi những giáo lý của Đức Phật hay Pháp, thứ dẫn dắt chúng ta trên con đường chân chính dẫn đến giác ngộĐức Phật thuyết giảng tám vạn bốn nghìn pháp môn để giải thoát chúng sinh. Không có cam lồ pháp nhũ này, hữu tình vô minh sẽ tiếp tục lang thang trong luân hồiKinh điển và các bình giảng giống như vị đạo sư nhân từ, chẳng bao giờ nổi giận mà dẫn dắt chúng ta đến bến bờ giác ngộ một cách không mệt mỏi. Từng từ của Đức Phật đều vô giá và ý nghĩa của Pháp thì vô cùng sâu xa và chẳng thể nghĩ bàn. Đức Phật nói rằng ngài sẽ giải thoát chúng sinh dưới hình tướng của các bản văn trong thời đại suy đồi. Vì thế, Giáo Pháp, thứ chứa đựng công đức của sự tiêu trừ vô minhcảm xúc phiền não và khổ đau, cần luôn luôn được gìn giữ trong tâm. Chúng ta cần sử dụng sức mạnh siêu việt của Đức Phật nhờ khắc ghi Giáo Pháp cho tới khi đạt được giải thoát và an bình rốt ráo.

Luôn luôn “ghi nhớ với lòng biết ơn giới luật và thệ nguyện”. “Giới luật và thệ nguyện” ở đây nghĩa là những quy tắc và giới luậtbao gồm mọi giới luật trong giáo lý Nguyên thủyKinh thừa và Mật thừa. Chúng là điều kiện tiên quyết để đạt được Phật quả, điều mà Bồ Tát Long Thọ ủng hộHành giả Phật giáo có thể nương tựa vào các giới luật để kiểm soát thân thể và tâm trí, nhờ đó tạo ra thuận duyên cho việc hành trì. Từ quan điểm của việc làm lợi lạc tha nhân, những người không thể giữ gìn giới luật sẽ chẳng có sức mạnh để khiến người khác tin tưởng Tam Bảo; những người không tránh nói lời không thích hợp sẽ không có sức mạnh thuyết phục người khác tin tưởng Giáo Pháp và những người không thể bảo vệ tâm thức khỏi những ý niệm không thích hợp có thiên hướng làm phiền người khác. Vì thế, luôn luôn quán sát các giới luật là thực hành tự lợi và lợi tha.

3.3 Ba điều cần đặt vào

Có ba điều cần đặt vào:

Tâm đặt vào trong thân,

Thân đặt vào chỗ ngồi,

Và sự thư thái đặt vào trong tâm.

Đây là ba chỉ dẫn trọng yếu vô cùng quan trọng. Tâm thức của chúng ta cần đặt trong thân thể, trong khi thân thể cần đặt ở chỗ ngồi. “Tâm đặt vào trong thân” là lời nhắc nhở cần tập trung vào hành trì, thay vì để tâm trí lang thang.

“Thân đặt vào chỗ ngồi” nghĩa là chúng ta ở trong nhà, thay vì đi đây đó. Vài Lama trong Học viện của chúng ta luôn ở trong lều, nghiên cứu và thiền định nếu không tham dự các buổi giảng, và thậm chí vài vị còn chưa từng đặt chân ra khỏi thung lũng nơi Học viện của chúng ta tọa lạc. Tôi chắc chắn rằng những vị này ắt hẳn phải là hành giả tốt.

“Sự thư thái đặt trong tâm” đòi hỏi chúng ta thư thái và tiến hành việc tu tập một cách quân bình, thay vì đi về những thái cựcThư thái là một trạng tháithoát khỏi bất cứ kiểu ý nghĩ quan niệm và bám chấp nào. Với tâm thư thái, người ta có thể mong chờ được thành công trong thực hành Phápnếu không, thật khó để thành công trong hành trình xuất thế gian.

3.4 Ba điều cần liên tục lãng quên

Có ba điều cần liên tục lãng quên:

Bạn bè, những người khơi dậy ao ước và ham muốn,

Kẻ thù, những kẻ khởi dậy sân hận và thù ghét,

Hôn trầm, thứ che lấp tâm thức.

Điều mà chúng ta cần liên tục lãng quên phát lộ một cách khéo léo cách thức tham, sân và si ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày. Nói về “bạn bè, những người khơi dậy ao ước và ham muốn”, chúng ta phải thừa nhận rằng, mong mỏi những mối quan hệ (yêu đương), chúng sinh bình phàm, chìm trong Dục giới, tốn vô số thời gian theo đuổi của cải vật chấtdanh tiếng và nhiều thứ khác để đáp ứng mong ước của những người thân thương. Vì thế, chúng ta cần quên những người bạn như vậy càng nhanh càng tốt. Bất cứ bám víu thế gian nào cũng đều cho thấy một ý muốn giải thoát yếu kémBa Mươi Bảy Pháp Hành Bồ Tát Đạo nói rằng: “Thực hành của tất cả chư Bồ Tát là buông bỏ bám víu. Khi gặp phải những thứ mà người ta cho là dễ chịu hay hấp dẫn, họ cần thấy chúng như cầu vồng trên bầu trời mùa hạhình tướng đẹp đẽ nhưng thực sự không tồn tại”. Đời người cũng vô thường: nếu chúng ta bám víu vào người khác, điều đó phá hỏng hạnh xả ly trong tâm, tạo ra chướng ngại cho sự vun bồi trí tuệ. Sau đấy, giải thoát có thể chẳng bao giờ đạt được. Vài hành giả vĩ đại trong quá khứ từng gặp phải cùng một chướng ngại, nhưng các vị đều vượt qua nó. Một nhận thức chân chính về xả ly chắc chắn sẽ được tạo ra nếu chúng ta quán chiếu nhiều lần về khổ đau của luân hồisự quán chiếu như vậy cũng là phương pháp đối trị cho bám víu. Khi hoan hỷ an trú trong Giáo Phápchúng ta sẽ tự nhiên vượt qua được lòng tham và sự bám víu. Bởi vậy, chúng ta, những hành giả, cần lựa chọn cách tiếp cận phù hợp nhất với căn cơ của bản thân và tránh xa bất cứ người bạn nào khơi dậy lòng tham, để chúng ta tận dụng tối đa đời người quý giá, thay vì chìm trong những ý niệm mê mờ.

“Kẻ thù, những kẻ khởi dậy sân hận và thù ghét” cần được lãng quên càng nhanh càng tốt. Kinh Hoa Nghiêm nói rằng “Một ý niệm sân hận cũng đem lại hàng triệu chướng ngại”. Tương tựBồ Tát Tịch Thiên dạy trong Nhập Bồ Tát Hạnh, “Tại sao trước đây con đã phạm những hành động này, thứ khiến người khác bây giờ làm hại con? Bởi mọi thứ đều liên quan đến hành động của con, tại sao con lại ác ý với bất kỳ ai trong những kẻ thù này?”. Thậm chí về mặt thế gianchúng ta thường nghe rằng, “Một người lịch thiệp không tức giận với người khác”. Điều này nhấn mạnh thêm giáo lý rằng mọi thứ đều vì sự sinh khởi của nghiệp, thứ nói rằng thật vô nghĩa khi hận thù người khác. Từ quan điểm khác, hận thù có thể phá hủy mọi công đức được tích tập nhờ các thiện hạnh, và thậm chí ở một mức độ thế tục hơn, sân hận có thể làm chúng ta hổ thẹn. Vì thế, là hành giảchúng ta cần thực hành hạnh nhẫn nhục và quên đi tất cả kẻ thù.

Về “hôn trầm, thứ che lấp tâm thức”, chư đạo sư, chẳng hạn Đức Longchenpa, đã chỉ dẫn chúng ta rằng ngủ quá nhiều tạo ra nhiều kết quả bất lợi, ví dụ khiến vô minh tăng trưởng, nó cũng là nguyên nhân của nhiều bệnh tật, trí tuệ suy giảm và khiến đời người quý giá bị lãng phí. Một thành ngữ cổ nói rằng, “càng ngủ nhiều, càng lười”. Thực sự, giấc ngủ cần được kiểm soát. Nhờ duy trì một lịch trình đều đặnchúng ta có thể tạo ra sự cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi. Thí dụ, các hành giả thường tham gia những buổi giảng Pháp ở Học viện của chúng tôi, buộc họ phải giảm giấc ngủ. Họ cũng tăng trưởng công đức nhờ nghiên cứuquán chiếu và thực hành PhápVì vậy, đây là phương tiện thiện xảo để tiêu trừ giấc ngủ vô minh. Giống như Bồ Tát Tịch Thiên từng dạy, “Nương tựa con thuyền thân người để giải phóng bản thân khỏi dòng sông đau khổ! Bởi thật khó để tìm lại được con thuyền này, này kẻ ngu dốt, chẳng có thời gian để ngủ đâu!”. Tựu chung lại, cần phải nhấn mạnh rằng tham, sân và si là ba kẻ thù chính yếu của hành giả Phật giáo và là gốc rễ của luân hồi, bởi thế, chúng ta cần thoát khỏi chúng càng nhanh càng tốt. Đẩy lùi được những phiền não này là tiêu chuẩn thường được dùng để kiểm tra mức độ tu tập của bản thân. Nếu chúng ta muốn biết việc hành trì đang diễn tiến thế nào, chẳng cần phải hỏi người khác. Hãy kiểm tra xem chúng ta đã thoát khỏi ba điều này chưa và chúng ta sẽ có được câu trả lời.

3.5 Ba điều cần phải cẩn trọng

Có ba điều cần phải cẩn trọng:

Nói năng trước đám đông,

Hành xử nơi cô tịch,

Quán sát tâm thức.

Ba điều cần phải cẩn trọng dạy rằng các hành động và ý định của thân, khẩu và ý đều phải hòa hợp với Pháp để tạo ra những thuận duyên cho việc hành trìCẩn trọng trong việc “nói năng trước đám đông” nghĩa là chúng ta phải cẩn thận trong lời nói trước đông người và từ bỏ việc nói năng vô nghĩaNếu khôngchúng ta có thể tạo ra rắc rối cho bản thân. Trước khi nói năng giữa chốn đông người, hãy kiểm tra xem điều chúng ta sắp nói có lợi lạc cho hữu tình chúng sinh và liệu những từ ngữ có đem lại lợi lạc tạm thời hay lâu dài không. Bất cứ lời vô nghĩa hay những cuộc nói chuyện vô bổ không đem lại lợi lạc cho tha nhân đều cần phải tránh. Nếu không, điều mà chúng ta làm lại là điều không nên được làm và chúng ta không thể rút lại điều đã nói. Trong Kho Tàng Bảo Châu Cách Ngôn[1], Tổ Sakya Pandita nói, “Kẻ ngu dốt đang làm hài lòng [người khác] khi anh ta chẳng nói gì”. Bởi chưa giác ngộ, khi chúng ta sân hận, bất cứ từ ngữ nào chúng ta nói ra cũng có thể làm tổn thương người khác. Mặt khác, những lời hứa khi chúng ta đang vui vẻ có thể bị phá vỡ. Ở đây, mọi lúc, chúng ta cần cẩn trọng trước khi nói.

Hãy cẩn trọng trong hành vi khi ở nơi cô tịch. Ở một mìnhchúng ta không nên làm gì khác ngoài việc quán sát các hành vi của bản thân để không phạm phải bất cứ giới nguyện gốc và nhánh nào. Lần nọ, có một Lama chuẩn bị lấy trộm chút trà trong nhà của một thí chủ khi không có ai xung quanh. Ngay khi ông ấy sắp lấy trà, bất ngờ ông ấy biết rằng, là một tu sĩ, đây là điều không nên làm. Ông ta bắt đầu la toáng lên, “Nhanh đến bắt tên trộm này trước khi hắn trốn mất!”. Khi vị thí chủ chạy đến, Lama nói, “Nhìn tay tôi này, chúng sắp lấy trà của ông!”. Mặc dù gần như phạm phải hành động ô nhục này, ông ấy là người đáng để học hỏi bởi đã nhận ra và sau đó là sửa chữa hành động sai lầm ngay lập tứcTương tựchúng ta cần luôn luôn theo dõi và kiểm tra các hành vi.

Hãy cẩn trọng trong việc “quán sát tâm thức”. Một trong những điểm khác biệt giữa chư Bồ Tát và những chúng sinh bình phàm là Bồ Tát luôn quán sát các ý niệm trong khi chúng sinh thì không. Một hành giả cần phải quán sát tâm thức. “Điều phục tâm thức, đó là lời khai thị chân thành của Ta”, Đức Longchenpa đã nói vậy trong Ba Mươi Lời Khai Thị Chân ThànhChúng ta cần kiểm tra các ý nghĩthoát khỏi những ý niệm gây hại trong khi khuyến khích những ý niệm tốt lànhChỉ dẫn này quan trọng đến mức chúng ta cần ghi nhớ nó như phương châm của mình và sử dụng nó để điều chỉnh bản thân.

3.6 Ba điều cần che giấu

Có ba điều cần che giấu:

Công đức của bản thân,

Lỗi lầm của người khác,

Kế hoạch cho tương lai.

Hãy che giấu “công đức của bản thân”. Theo các giới luật của Phật giáoPhật tử không nên khoe khoang về công đức của họ, chẳng hạn đã nghiêm trì giới luật, đạt được trí tuệthiền định hay tương tự, dù cho những công đức này có đáng được bao nhiêu lời tán thán. Nói về công đức của mình phần lớn đều vì kiêu mạn, một trong năm độc và có thể khiến người khác phát triển sự hiểu lầm thay vì niềm tinCông đức chân chính sẽ suy giảm, bởi nói nó với người khác, trước khi chúng ta đạt đến cấp độ Bồ Tát bất thối chuyểnVì vậy, người khôn không bao giờ nói về công đức của họ. Tuy nhiên, trong thời đại suy đồi hiện nay, người ta thường khoe khoang rằng họ đã giác ngộ viên mãn, có được các năng lực siêu phàm hay họ là những Tulku tái sinh, để thỏa mãn những ham muốn của bản thân. Đức Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche nói rằng, có vài hành giả vĩ đại, người thỉnh thoảng đề cập đến công đức của chư vị, chẳng hạn mức độ chứng ngộ, để chấp nhận đệ tử hay phá hủy các tà kiến của một học trò. Dù vậy, người thông minh luôn quán sát các lỗi lầm của họ. Kho Tàng Bảo Châu Cách Ngôn của Tổ Sakya Pandita nói, “một người xuất sắc quán chiếu về những lỗi lầm của anh ta; kẻ xấu xa chỉ tìm kiếm lỗi lầm của người khác; con công xem xét thân thể của nó, con dơi gieo rắc điềm xấu cho người khác”.

Hãy che giấu “lỗi lầm của người khác”. Là người phàm, chúng ta có nhiều ý niệm ô nhiễm trong tâm thức. Phần lớn thời gianchúng ta không nhận ra lỗi lầm của mình nhưng lại dễ dàng tìm thấy lỗi lầm của người khác. Người Tây Tạng thường nói, “Người ta thấy một con rận bé xíu trên người khác, nhưng chẳng thấy cả con Yak trên mình”. Đó là một chỉ dẫn về thực hành không tốt. Nhiều vị thầy nói rằng, chư Phật nhìn chúng sinh là Phật và chư Bồ Tát nhìn chúng sinh là Bồ Táttương tự, kẻ phàm phu nhìn chúng sinh đều là phàm phu. Học viện chúng ta có một vị Khenpo, bất cứ khi nào thấy ai khác làm gì không đúng, ngài luôn nói, “Đừng phán xét, đừng phán xét. Có vài ý nghĩa ẩn giấu mà chúng ta không biết đằng sau những hành động này. Việc của chúng ta không phải là thấy lỗi lầm của người khác”. Thực sự, đôi khi chúng ta không biết rõ về nhau, chúng ta cũng không hiểu đầy đủ về mọi thứ mà họ làm. Hơn thế nữa, thảo luận về lỗi lầm của người khác đặc biệt bị cấm trong giới Tỳ kheo và Bồ Tát giới, như Ba Mươi Bảy Pháp Hành Bồ Tát Đạo giải thích, “Bởi ảnh hưởng của những cảm xúc phiền não, nếu con chỉ ra lỗi lầm của một vị Bồ Tát khác, con đang bị suy giảm, vì thế, đừng nhắc đến những lỗi lầm của các hành giả đã bước vào Đại thừa. Đây là thực hành của chư Bồ Tát”.

Chúng ta không nên hành xử như những người trên thế gian này, nhiệt tình tán dương bản thân nhưng lại xem thường người khác. Trái lại, nhiều đạo sư vĩ đại làm những công việc thấp kém nhất và hành trì với địa vị rất thấp, trước khi bắt đầu nhận học trò. Những chúng sinh bình phàm thường gặp khó khăn trong việc nói xem liệu người khác đã đạt được chứng ngộ hay công đức từ dáng vẻ bên ngoài. Tuy nhiên, khoe khoang về công đức của bản thân sẽ chẳng khiến người khác kính trọng bạn. Cần phải nói rằng, có thể người mà bạn đang đánh giá là hóa hiện của một vị Phật hay Bồ Tát, bởi nhiều vị đang giúp đỡ chúng sinh bằng cách hóa hiện thành những người phụ nữ thấp kém, gái điếm hay thợ săn. Vì thế, chúng ta cần phát triển và duy trì nhận thức thanh tịnh không tạp nhiễm (ý nghĩ không thiên kiến). Thành ngữ nói rằng: “Tìm kiếm lỗi lầm của người khác là một lỗi lầm”. Tóm lại, vì bản thân và tha nhânchúng ta chắc chắn cần che giấu lỗi lầm của người khác.

Hãy che giấu những “kế hoạch cho tương lai”. Chúng ta cần giữ bí mật những kế hoạch. Thậm chí các ý tưởng tình cờ, như xây dựng tu viện, nhận học trò hay giảng Pháp, cũng cần được giữ kín trước khi chúng trở thành hiện thực. Người Hoa thường nói, “Thiên cơ bất khả lộ”. Nói chung, phát lộ một kế hoạch trước có thể tạo ra những chướng ngại không mong đợi. Là một hành giả, lên kế hoạch cho việc hành trì là chấp nhận được; tuy nhiên, thật vô nghĩa khi lên kế hoạch chi tiết cho tương lai bởi chẳng gì có thể theo kịp sự vô thường. Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche chưa bao giờ tiết lộ những ý định trước khi ngài chắc chắn về kết quả. Về điểm này, chúng ta cần học theo chư đạo sư vĩ đại và che giấu các kế hoạch cho tương lai.

3.7 Ba điều không nên ủng hộ

Có ba điều không nên ủng hộ:

Ý niệm xả ly thoáng qua,

Hành vi không trung thực và chân thành,

Những thiện hạnh của bản thân.

Đoạn này giải thích ba thứ không nên được lan truyền. Đầu tiên là ý niệm xả ly, thứ chợt đến trong dòng tâm thức. Không có sự quyết tâm xả ly chân chính dựa trên tri kiến đúng đắn, tâm xả ly chẳng là gì khác ngoài một ý nghĩ thoáng qua của những chúng sinh bình phàm. Đặc biệtnhận thức về sự xả ly tạo ra từ việc gặp phải những chướng ngại và khó khăn chỉ là một trạng thái đầy dao động của tâm. Vài người có thể trải qua một phản ứng cảm xúc bất ngờ và không thể kiểm soát khi gặp một vị đạo sư lần đầu, nước mắt và mong muốn từ bỏ cuộc đời thế tụcTuy nhiên, sau vài ngày, họ cảm thấy hơi hối tiếc. Đó là cách mà tâm quan niệm vận hànhThành tựu giả vĩ đại, Gendun Chophel, từng kiểm tra xem liệu ngài đã phát triển tâm xả ly hay chưa bằng cách cầu nguyện đến các vị thần Hindu. Ngài ngạc nhiên khi thấy chỉ sau vài khoảnh khắc, nước mắt bắt đầu chảy. Dựa trên kinh nghiệm này, Đức Gendun Chophel kết luận rằng tâm thức của kẻ phàm phu rất dễ bị ảnh hưởng. Một đạo sư Tây Tạng từng nói rằng tâm xả ly thoáng qua giống như giọt sương sớm.

Có hai cách để giải thích về việc không nên ủng hộ “hành vi không trung thực và chân thành”. Đầu tiên, chúng ta cần thành thật với mọi người và không giống những người sống bằng cách lừa dối người khác và người có thể khoe khoang và tự hào về những hành vi lừa dối như vậy. Thứ hai, giả sử rằng dù chúng ta thực sự chân thànhchúng ta sám hối những sai sót vô tình với người khác. Điều này có thể gây ra sự rối loạn và để lại ấn tượng sai lầm rằng sự chính trực của chúng ta cần được xem xétChúng ta nên làm tốt hơn để tránh những hoàn cảnh như vậy.

Người ta không nên tuyên bố về những thiện hạnh của bản thânCông đức có được nhờ tụng Kinh và trì chúthực hành tại nơi cô tịch, không nên được chú ý. Nếu khôngcông đức có thể bị phá hủy. Tựu chung lại, có bốn hành vi phá hủy công đức: đầu tiên là khoe khoang, thứ hai là hồi hướng với những ý muốn xấu, thứ ba là không hồi hướng và thứ tư là hối tiếc về điều đã làm. Tuy nhiêncần phải nói rằng vài đạo sư có thể nói về công đức của ngài để khuyến khích đệ tử thực hành tinh tấn hơn, đó là một trong những phương tiện thiện xảo mà vài Bồ Tát làm để dẫn dắt chúng sinh.

3.8 Ba nơi không nên đến

Có ba nơi không nên đến:

Nơi mà xung đột và tranh đấu xảy ra,

Nơi mà đám đông tụ tập,

Những nơi giải trí.

Hành giả Phật giáo cần ở trong môi trường thích hợp, thay vì những nơi ngăn cản thực hành của họ hay nơi phá hỏng công đức. Nói ngắn gọn, có ba nơi cần tránh: những nơi mà xung đột và tranh đấu xảy ra, nơi mà đám đông tụ tập và những nơi giải trí.

“Đừng đến những nơi mà xung đột và tranh đấu xảy ra”. Là một hành giả sơ cơchúng ta chưa có đủ công đức để làm lợi lạc tha nhânChúng ta không những không đủ khả năng giải quyết các xung đột mà còn có thể bị ảnh hưởng hay bị kích động bởi chúng. Chẳng có lợi lạc gì từ điều này. Vì thế, chúng ta cần tránh xa những nơi như vậy và cầu nguyện Tam Bảo gia hộ cho những người liên quan để có thể giải quyết các vấn đề. Bên cạnh đó, chúng ta cần tránh những người có hiểu lầm hay tà kiến với chúng ta để tránh những rắc rối không cần thiết.

“Đừng đến những nơi mà đám đông tụ tập”. Đám đông ở đây liên quan đến những người thế tục, họ chẳng có tri kiến đúng đắn và nơi được nhắc đến ở đây thường là các thành phố lớn, không phải nơi mà các bạn hữu đồng tu cùng thực hành. Một hành giả cần phát triển tri kiến đúng đắn nhờ thực hành Pháp trong môi trường thích hợp và củng cố thêm sự hiểu đó tại những nơi hẻo lánh, nơi họ có thể thực hành cho phù hợp. Những thuận lợi của nơi cô tịch được miêu tả trong nhiều Kinh điển, chẳng hạn Kinh Nguyệt Đăng và Từ Thị Sở Vấn Kinh. Có sáu lỗi lầm mà Bồ Tát Long Thọ đã miêu tả trong Thư Gửi Bạn. Trong đó, những địa điểm mà người ta tụ tập là nơi ồn ào hay nơi mọi người đánh bạc. Vì thế, chúng ta không nên đến bất cứ nơi nào phát triển nhiều về vật chất, ví dụ, các thành phố có thể khơi dậy sự tham, sân hay si trong tâm thức. Bởi lẽ đó, ngoại trừ mục đích làm lợi lạc hữu tình chúng sinh và hoằng dương Giáo Phápchúng ta nên tránh đến những địa điểm mà nhiều người tụ tập.

“Đừng đến những nơi giải trí”. Một địa điểm giải trí là nơi mà những hoạt động nhiễm ô được cung cấp và người ta tụ tập chơi mạt chược hay chơi cờ, xem phim hay nhảy múa và các trò chơi hay hoạt động giải trí khác. Những nơi đó không những có thể làm tham, sân và si phát triển và còn có thể làm trí tuệ suy giảm. Vì lý do này, những kẻ khôn ngoan tránh mọi nơi như vậy. Rất lâu trước kia, khi Đức Milarepa đang mang theo những tài sản của mình, một bình gốm và một túi tầm ma, dọc đường chiếc bình bị vỡ. Vài cô gái đang trên đường đến Pháp hội thấy ngài và thì thầm với nhau: “Trong Pháp hộichúng ta cần phát nguyện rằng, trong tất cả các đời tương lai, chúng ta không bao giờ đau khổ như người nghèo khó này”. Cùng lúc, Đức Milarepa cũng phát nguyện rằng, “Nguyện cầu con không bao giờ trở nên ngu dốt như những cô gái này, kẻ không có tri kiến đúng đắn và sự hiểu chuẩn xác”. Hữu tình chúng sinh ngu dốt, không có tri kiến đúng đắn hay sự hiểu thích hợphài lòng trong những trò giải trí đầy vô nghĩa. Thay vào đó, hành giả cần quán sát thiên hướng của bản thân một cách cẩn thận và từ bỏ những thói quen cố hữu được phát triển qua nhiều đời nhiều kiếp. Những chỉ dẫn này dường như dễ dàng để làm theo, nhưng thực sự nói thì dễ hơn làm, vì thế chúng ta cần thực hành tinh tấn.

3.9 Ba kiểu hành vi cần tránh

Có ba kiểu hành vi cần tránh:

Giảng Pháp cho những bình chứa không thích hợp,

Nói về kinh nghiệm của bản thân khi không được hỏi,

Thốt ra những từ trái ngược với chân lý.

Trong Chương Về Khẩu trong Chỉ Dẫn Về Những Chuẩn Mực Của Người Đứng Đầu, Đấng Toàn Tri Mipham Rinpoche giải thích rằng khẩu của chúng ta cần thay đổi tùy theo thời điểm, hoàn cảnh và đối phương; nếu không, thật vô nghĩa khi nói thứ gì đó không nên nói, hay giữ im lặng khi cần phải nói. Mọi thứ không xảy đến như được mong chờThông điệp ở đây giải thích rõ ràng rằng hành giả cần giữ lời nói một cách thích hợp. Trong đoạn này, Patrul Rinpoche nói rằng chúng ta không nên nói ba điều:

“Tránh giảng Pháp cho những bình chứa không thích hợp”. Điều này nghĩa là chúng ta không nên thuyết Pháp cho những người không có niềm tin. Với niềm tin, bất cứ từ ngữ hay câu nói nào của chư đạo sư cũng có thể được thấu triệt bởi tâm thức của kẻ thọ nhận, như muối tan vào nước. Giáo lý như phương thuốc chữa lành mọi phiền não và ban tặng công đức thông thường và siêu việt. Hơn thế, nếu một học trò có niềm tin mạnh mẽ với bậc thầy và Giáo Pháp, thậm chí dù thực hành Pháp khá đơn giản, người học trò sẽ chứng ngộ được ý nghĩa sâu xa.

“Niềm tin là nền tảng của con đường và là mẹ của mọi thiện hạnh”. Với niềm tin, người ta có thể đạt được phước báu của hạnh nhẫn nhụctinh tấn cũng như lắng nghe và quán chiếu Giáo PhápNiềm tin là cội nguồn của mọi thành tựu trong Năm Con Đường và Mười Giai Đoạn; tất cả được miêu tả rõ ràng trong Tịnh Độ Ngũ Kinh và Giáo Huấn Về Tịnh ĐộTrái lại, sẽ có những kết quả tiêu cực nếu giảng dạy Giáo Pháp Đại thừa và Kim Cương thừa cho một người không có niềm tin với Đại thừa hay Kim Cương thừa, bởi điều này có thể khiến người đó phát triển tri kiến sai lầm. Những ví dụ có thể được tìm thấy trong Kinh Hoa Nghiêm và các học trò liên quan đến điều này được đề cập rõ ràng trong Bồ Tát giớiĐại Trí Độ Luận (Maha-prajnaparamita-sastranhấn mạnh rằng, “chính nhờ niềm tin người ta mới có thể bước vào đại dương Giáo Pháp của Đức Phật”. Kinh Bạch Liên Hoa nói, “Kẻ không có niềm tin giống như hạt giống bị thiêu cháy”. Dù vị thầy tốt thế nào hay Giáo Pháp mà Ngài giảng dạy cao cấp ra sao, nếu một đệ tử không có tín tâm giống như người bệnh từ chối dùng thuốc – thứ có thể chữa khỏi bệnh, chẳng ích gì khi giúp đỡ họ. Nguyên tắc này được quán chiếu trong Bách Nghiệp, rằng trước khi giảng Pháp cho hữu tình chúng sinhĐức Phật và chư A La Hán luôn quán sát xem liệu mọi điều kiện có hội đủ và rằng những chúng sinh sẽ thọ nhận giáo lý này có niềm tin hay không.

“Tránh nói về kinh nghiệm của bản thân khi không được hỏi”. Đừng giới thiệu bản thân trừ khi được hỏi. Điều này là để tránh việc khoe khoang về mình. Là hành giả Kim Cương thừachúng ta đặc biệt không nên khoe về việc bao nhiêu quán đỉnh mà chúng ta đã thọ nhận, tri kiến chúng ta nắm giữ sâu xa đến nhường nào hay bao nhiêu vị đạo sư mà chúng ta đã gặp. Làm vậy rõ ràng vi phạm các giới luật Mật thừa.

“Tránh thốt ra những từ trái ngược với chân lý”. Chúng ta cần luôn luôn nói sự thật, không cường điệu hay giảm bớtChúng ta cần tự hỏi bản thân những câu hỏi này trước khi nói: “Liệu câu nói này có lừa dối bậc thầy hay hữu tình chúng sinh? Nó có phù hợp với chân lý?”. Một khi chúng ta đã nói dối, bất cứ ai thông minh cũng sẽ mất niềm tin; thậm chí tệ hơn, dù chúng ta có khả năng giảng giải tinh túy của Tam Tạng và mười hai phần của Kinh điển, sẽ thật khó để có lại được niềm tin, chứ đừng nói là giải thoát mọi hữu tình chúng sinh.

Nói chung, chúng ta cần học cách sử dụng lời nói một cách khéo léo để giới thiệu Phật Pháp cho những người mới. Bên cạnh việc nói với đúng người, nói về những điều đúng vào đúng thời điểm và nói chân lýchúng ta cần biết cách “thích ứng và làm lợi lạc mọi chúng sinh,” điều được giảng giải chi tiết trong Kinh Hoa Nghiêm. Ví dụ, chúng ta có thể bắt đầu buổi giảng bằng cách nói về sở thích của một người, sau đó dẫn dắt anh ta đến việc nhận ra được khổ đau của luân hồi và chân lý của nhân quả, bằng cách sử dụng các ví dụ từ những việc mà anh ta quen thuộc. Như thế, người này có thể dễ dàng phát khởi tín tâm với Phật Pháp.

Ba giáo lý này của Patrul Rinpoche là những chỉ dẫn trọng yếu sâu xa. Nếu chúng ta có thể ghi nhớ và thực hành theo, chúng sẽ đem lại lợi lạc lớn lao cho cả bản thân và người khác.

Khenpo Sodargye

Việt dịch: Pema Jyana 

Nguồn: Bình giảng ngắn gọn về những chỉ dẫn dành cho bản thân của Patrul Rinpoche

Comments are closed.

MẠNH MẼ ĐỂ GIÁC NGỘ - BE POWERFUL TO ENLIGHTEN
Thông tin liên quan đến dòng Truyền Thừa Ripa Vinh Quang đã được Đức Pháp Vương - Đại Khai Mật Tạng Terchen Namkha Drimed Rabjam Rinpoche ban phước. Cầu mong kho tàng giáo lý Terma thâm diệu của dòng Truyền thừa Ripa Vinh Quang sẽ làm an dịu mọi nổi thống khổ của chúng sinh mẹ tại đất nước Việt nam thân yêu.

Om Ah Hung Maha Sengha Mani Radzaa Sarwa Siddhi Phala Hung